Phá phách, nổi loạn

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: ĐỒNG TÍNH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (Trang 54 - 59)

Tiểu kết chương

2.2.3.Phá phách, nổi loạn

“Phá phách, nổi loạn” là một hiện tượng nổi bật trong cách ứng xử của nhân vật đồng tính. Những người này thường lao vào sex, sa ăn chơi sa đọa, nghiện hút...

Trong thế giới đồng tính, nhiều người tìm đến sex và coi trọng sex quá mức nên không kiểm soát được bản thân. Họ để cho khoái cảm trở thành những ham muốn bệnh hoạn. Thám tử Khảo trong tiểu thuyết Phương pháp

tha hóa, biến chất dưới tác động của nền kinh tế thị trường và sự chi phối của đồng tiền. Anh luôn tìm cách tham ô, nhận hối lộ để có tiền ăn chơi. Chính vì vậy mà anh ta bị sa thải. Sau khi li dị vợ, anh ta càng lao vào ăn chơi sa đọa. Khi biết về mối tình giữa giám đốc Trần Anh và kĩ sư Trung thì anh ta vừa tống tiền Trần Anh, vừa tống tình Trung. Ban đầu, ông ta chỉ muốn thỏa mãn sự tò mò trong tình dục mà thôi. Anh ta nói với Trung: “Tao không phải là pêđê, tao có quá nhiều đàn bà rồi, nay tao muốn thử biết cái trò của mấy thằng chúng mày vẫn thường làm với nhau xem như thế nào” [5; 359]. Nhưng rồi sau đó, cảm giác tình dục biến hắn thành con mãnh thú tàn bạo. Hắn ta “giày vò Trung hằng ngày, hằng tuần mà hắn không bao giờ thỏa mãn” [5; 314]. Kẻ xấu xa đó đã khiến Trung luôn phải sống trong sự đau đớn về tinh thần và sự dã dời về thể xác. Như “con giun xéo lắm cũng quằn”, cuối cùng Trung đã giết kẻ đã lừa tình mình.

Trong tiểu thuyết Một thế giới không có đàn bà cũng xuất hiện nhiều những kẻ bệnh hoạn trong tình dục. Lê Viễn, một giáo viên đồng tính mắc chứng khổ dâm chỉ muốn được hành hạ đau đớn khi quan hệ tình dục. Có như vậy, thầy giáo này mới thực sự cảm thấy thỏa mãn. Từ khi còn nhỏ, Lê Viễn đã “bí mật lấy cây bàn chà nhựa đem lên phòng ngủ riêng của mình, nín thở làm những việc như cô Sáu đã làm hồi trưa. Một cảm giác rạo rực, xen lẫn đê mê đau đớn làm nó sung sướng khoan khoái khôn tả. Nó chợt nhớ đến tiếng rít sợi dây da năm nào, sự gợi nhớ đau đớn càng làm cho nó điên cuồng xà sát mạnh bàn chà lên thân hình trần truồng của mình và run rẩy toàn thân trong những lớp sóng gợn trào lăn tăn trên làn da, làm cho nó phải rên lên vì sung sướng” [3; 337]. Sau này lớn lên, Lê Viễn lấy vợ với hi vọng sẽ thay đổi được bản thân. Nhưng điều đó là không thể. Chỉ khi được hành hạ trong đau đớn thì ông ta mới sung sướng: “Cái khoải cảm đồng giới của tôi ngày càng gia tăng và chỉ đạt đến đỉnh cao khi tôi thấy kết hợp việc thân xác của mình bị hành hạ

đau đớn với một người đàn ông khác để đạt đến đỉnh sung sướng của tình dục” [3; 359]. Thú vui khổ dâm của Lê Viễn chỉ thực sự được thỏa mãn khi gặp Quang B và Hy: “Từ ngày trong tôi xuất hiện thú vui ghê tởm, hành xác mình để tìm tình dục thì đây là lần đầu tiên tôi được hưởng trọn vẹn thú vui này qua hai thằng Quang B và Hy. Có vẻ như tôi rất có kỹ thuật, và đương nhiên cả đôi bên chúng tôi đều đạt được sở thích tình dục của mình” [3; 340].

Cũng giống như Lê Viễn mắc chứng khổ dâm, người kĩ sư hóa học trong

Song song của Vũ Đình Giang cũng tìm niềm lạc khoái trong những lần được

hành hạ đau đớn. Đó là khi được người tình của mình dùng chiếc roi da đánh thật mạnh vào người mà phải là đánh “dồn dập. Tới tấp” [2; 245]. Khi được hành hạ như thế, cơ mặt ông ta biến dạng “theo những cơn nhăn nhó, miệng há to, lưỡi tứa đầy bọt, không ngừng rên la, và chẳng mấy chốc đạt đến đỉnh cực cảm” [2; 245]. Theo người kĩ sư này, nguyên nhân dẫn đến khoái cảm “có thể là cơn hưng cảm vô thức, bộc lộ không kiểm soát khi ông rơi vào trạng thái được âu yếm trong trận giày xéo mạnh mẽ” [2; 246].

Đọc Song song độc giả bắt gặp những kiểu quan hệ tình dục thật khác

thường, khác người, dị biệt, lệch lạc. Mà tình dục trong những trang văn của Vũ Đình Giang rất đời, rất trần trụi. Nhà văn thỏa sức với ngòi bút của mình trong những khuynh hướng tình dục đồng tính. Đặc biệt nhà văn miêu tả quan hệ tình dục đồng tính giữa G.g với người cha nuôi – người tình trong phòng kín, trên giường đinh khiến người đọc không khỏi rợn người: “Trên trần nhà dòng xuống một bóng điện hình lưỡi lê tỏa quầng sáng xanh lam le lói, dưới sàn uốn éo một bầy rắn khoang đen trắng đang lắc lư theo tiếng nhạc với những chiếc lưỡi nhọn thè ra hai nhánh đỏ hồng, cạnh đó là chiếc giường đơn bọc nệm đỏ rắc lởm chởm đinh nhọn” [2; 284]. Ở đây, người đọc không những bắt gặp hai người đàn ông làm tình với nhau mà còn bắt gặp: người (G.g) làm tình với thực vật – cây rắn lục, người đàn ông trên núi cao làm tình với động vật – con ngựa, khổ dâm và bạo dâm (cha ruột G.g)...

Chúng ta thấy người đồng tính tìm đến sex không chỉ thỏa mãn nhu cầu bản năng tự nhiên của một con người. Đó còn là một cách, một kênh để giao cảm với kẻ khác (dù chỉ bằng thân xác) để lấp đầy nỗi cô đơn.

Nếu những người đồng tính trong sáng tác Vũ Đình Giang là những con người có quan hệ quái dị, bản năng, và đem lại sự thăng hoa trong sáng tạo cho họ thì ở Nguyễn Đình Tú sex giữa hai kẻ Galacloai và Damocoi trong Nháp là để khám phá mình và khỏa lấp nỗi cô đơn. Hay trong Vân Vy của Thuận, cô Trinh là một giám đốc điều hành một xí nghiệp lớn ở Pháp. Nhưng vì đồng tính nên cô đã quan hệ với cô bạn gái của mình. Khi họ sang Việt Nam xin con nuôi, Trinh đã bị bản năng xui khiến nên đã quan hệ với trẻ em vị thành niên – Lotita. Vì thế, Trinh đã gặp và phải trả giá vô vàn rắc rối mà bản thân mình đã gây ra. Về Pháp cô phải sống trong cảnh không dám đối mặt với gia đình của mình.

Lạc giới của Thủy Anna cho người đọc thấy được những con người lạc

sự sống, lạc nhân cách. Tú và Sang là đôi bạn thân từ thuở tóc còn để chỏm, gắn bó nhau như chân với tay. Những con sóng cuộc đời xô họ vào những ngã rẽ khác nhau, và mỗi người cũng tạo cho mình những cách ứng xử khác nhau. Người ngụp lặn để ngoi lên, kẻ nương mình theo sóng, tự nguyện dấn thân vào một thế giới khác. Sang vốn là một chàng trai nhút nhát, hiền lành nhưng những biến động trong cuộc sống gia đình đã sớm nhen nhóm trong cậu những phẫn nộ chôn dấu. Lao vào cuộc tình theo kiểu “ăn bánh trả tiền” với một người phụ nữ đáng tuổi mẹ mình, Sang chấp nhận tất cả tủi nhục để gom góp tiền với hy vọng đổi đời. Hắn kinh doanh tiền trên thân xác của mình: “Thân xác hắn ban ngày cũng như đêm, dành cho việc ngủ với đàn bà, rút tiền trong ví đàn bà. Càng nhiều đàn bà, thằng Sang càng thỏa mãn, sự thỏa mãn đến tận cùng” [1; 102]. Khi đã có “vốn liếng” để chuẩn bị cho những dự định mới, Sang rời bỏ người đàn bà tên Sương. Từ đây, chàng sinh viên vừa rời

ghế nhà trường bắt tay vào xây dựng một thế giới mới của riêng mình. Cũng từ đó, cậu ta rơi vào lạc lối. Từ một cậu trai nhút nhát, hiền lành, Sang trở thành một... “tú ông” lõi đời, kinh doanh quán bar và công ty du lịch, nhưng thực chất là một “lò” đào tạo trai bao trá hình. Các trai bao được đào tạo cấp tốc tiếng Anh sáu tháng, một khóa hướng dẫn viên sáu tháng. Không dừng lại ở đó, cậu mở thêm một bar nữa cho dân gay, một trung tâm “huấn luyện” tình dục tồn tại giữa lòng thành phố nhờ sự nâng đỡ của những đồng tiền đút lót. Bên cạnh thằng Sang có lối sống lầm lạc thì còn rất nhiều những đàn em của hắn cũng có lối sống không khác gì ông chủ của nó. Có thằng điếm “đã ép cậu bé mười hai tuổi làm cái chuyện đồi bại ấy. Cậu bé bị cấm khẩu gần một tháng mới ú ớ nói ra ba câu: Trời ơi, trời” [1; 185]. Phải nói rằng những gã điếm trai, điếm đực này không còn bản tính của một con người khi hắn có thể làm chuyện đó với một cậu bé. Như vậy, Lạc giới không đơn thuần ám chỉ những lệch lạc giới tính, mà còn là bóng dáng của những lầm lạc ở trong đời. Đó là những con người lạc mất niềm tin, lạc mất nhân cách, và cuối cùng là lạc mất chính cuộc đời mình.

Giống như Tú kinh doanh thân xác con người để kiếm tiền, những callboy trong tự truyện Đời Callboy của Nguyễn Ngọc Thạch cũng kiếm tiền bằng thân xác của mình. Họ đã từng tâm sự: “Công việc của chúng tôi là mặc duy nhất một cái quần lót hay còn ngại (như tôi) thì mặc một quần jean ngắn” để “làm hài lòng khách”. Nếu như “làm khách không hài lòng thì bị lão Tư tát cho một cái nảy lửa, rồi lôi lên giường (...) dạy cách làm hài lòng khách”. Và “mỗi lần phục vụ khách thì được năm mươi ngàn”.

Như vậy, phá phách, nổi loạn là một phản ứng tiêu cực của những người đồng tính. Phải nói rằng không phải tất cả người đồng tính đều “nổi loạn” và cũng không phải những người “nổi loạn” đều mang bản chất là những kẻ xấu xa. Trong số họ có những người đã từng sống một cuộc đời

lương thiện. Nhưng vì hoàn cảnh xô đẩy và không chiến thắng được bản thân trước những cám dỗ của tiền bạc nên họ đã trở nên tha hóa biến chất, ăn chơi trụy lạc, ham muốn sex một cách bệnh hoạn. Đây cũng là thực trạng chung đang diễn ra trong đời sống của những người đồng tính. Thực trạng đó đã góp phần khiến nhiều người càng ghét bỏ, kì thị, coi người đồng tính là những kẻ xấu xa, ghê tởm.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: ĐỒNG TÍNH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (Trang 54 - 59)