Đồng tính –những người lớn lên trong bi kịch gia đình

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: ĐỒNG TÍNH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (Trang 73 - 75)

1981 cũng nỗ lực hết mình để được thừa nhận Sinh ra mang hình hài của một

2.4.2. Đồng tính –những người lớn lên trong bi kịch gia đình

Gia đình và xã hội có vai trò quan trọng đối với sự hình thành một cá thể trong đó có cả việc quyết định hình thành bản chất lựa chọn giới tính và xu hướng tình dục của con người. Một khi đã có trong mình cái mầm mống của đồng tính thì chỉ cần một tác động thôi cũng đủ làm cho nó bùng lên. Theo các nhà văn thì gia đình không hạnh phúc cũng là một yếu tố hình thành nên đồng tính.

Hoàng Long trong Phương pháp của A.C.Kinsey khám phá ra mình thuộc giới tính thứ ba khi bi kịch gia đình xảy ra. Hoàng Long vốn là một cậu ấm, con trai của một vị thứ trưởng, mẹ là tổng giám đốc một công ty lớn của nhà nước. Từ nhỏ, cậu được lớn lên trong nhung lụa, rất được cưng chiều. Cũng vì thế nên Long ham chơi hơn ham học. Khi người cha mất vì tai nạn, người mẹ bị bãi chức, kinh tế gia đình suy sụp, Long nhanh chóng làm trai

nhảy rồi trai bao: “Hoàng Long vốn không phải là dân đồng tính mà thi thoảng vi vu đổi gió nhằm tìm cảm giác lạ để phục vụ nhũng quý bà của mình” [5; 383] và cuối cùng dính vào buôn bán ma túy, phải trốn chạy tới động của Pho. “Cũng không ngờ trong thời gian làm quản lí tại động này, Long khám phá ra những cảm giác tình dục đồng tính mới lạ mà bao nhiêu năm nay quên không quan tâm đến” [5; 383]. Sẵn có trong mình niềm đam mê tình dục với người đồng giới, khi gặp Trung thì con người thứ hai, giới tính thực sự trong Long được đánh thức hoàn toàn dù Long chưa bao giờ tin mình là người đồng tính.

Không dữ dội như Hoàng Long phải trải qua bi kịch của gia đình, Bằng trong Phương pháp của A.C.Kinsey đã hình thành tâm thức đồng tính chính một phần do sự nuôi dạy sai lệch, trái tự nhiên của gia đình. Với niềm khát khao có được cô con gái nên ngay từ khi mang thai, mẹ Bằng đã ngày đêm cầu nguyện cho ước mơ đó thành hiện thực. Nhưng đứa trẻ chào đời là một cậu con trai đã khiến cha mẹ thất vọng. Thay vào đó, họ đã nuôi dạy Bằng như một cô con gái từ cách ăn mặc, dạy bảo đến việc nói về giới tính thật. Bằng đã tâm sự với Cường: “mình bắt đầu đi học thì má mới miễn cưỡng khai giới tính thật và cho mình mặc đồ con trai, thế nhưng mỗi khi về nhà thì mình vẫn là đứa con gái bé bỏng của má” [5; 70]. Vì cách nuôi dạy sai lệch nên Bằng có tính cách chẳng khác nào một cô con gái như “nhút nhát, rụt rè, e thẹn, thích nhảy dây, chơi búp bê” [5; 71]. Nhận thấy cha mẹ vô lí khi đánh tráo giới tính của em trai mình như thế, các anh trai Bằng cùng cha mẹ đã thực hiện một cuộc cách mạng nhằm đưa Bằng về đúng giới tính thật của một cậu con trai. Nhưng đã quá muộn, “mọi người đều không hiểu một sự thật rằng, tâm hồn mình đã bị tổn thương từ lâu mất rồi” [5; 71]. Như vậy, phải chăng sự nuôi dạy sai lệch của gia đình đã khiến Bằng đi đến nhanh hơn với đồng tính. Điều đó đã khiến Bằng suy nghĩ rất nhiều và cũng tự đặt câu hỏi

“có phải sự dạy dỗ như vậy của má đã biến mình thành một đứa trẻ đồng tính từ thủa nhỏ không?” [5; 71].

Như vậy, theo các nhà văn sự giáo dục của gia đình cũng đóng một vai trò quan trọng tác động lên sự hình thành đồng tính của con người. Gia đình không những là nền tảng hình thành nên nhân cách con người mà bi kịch gia đình cũng là một chất xúc tác giúp cho phản ứng với đồng tính xảy ra nhanh hơn. Đó là một nỗ lực của các nhà văn trong việc lí giải nguyên nhân hình thành đồng tính.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: ĐỒNG TÍNH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w