Ảng 3.14: Sinh trưởng về chiều d ài, kh ối lượng, hệ số phân đ àn c ủa cá chim

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật lên chất lượng trứng, ấu trùng và hiệu quả ương giống cá chim Vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại tỉnh Khánh Hòa (Trang 97 - 100)

M ật độ ương (con/L)

B ảng 3.14: Sinh trưởng về chiều d ài, kh ối lượng, hệ số phân đ àn c ủa cá chim

vây vàngở thời điểm tập chuyển đổi thức ăn khác nhau

Thời điểm tập chuyển đổi thức ăn (ngày tuổi thứ)

Chỉ tiêu

13 15 17 19 21 23 25

Giai đoạn ương từ 13 đến 23 ngày tuổi

SL (mm) 7,8±0,6a 8,7±0,6b 9,9±0,2c 11,7±0,1cd 11,5±0,2d 12,4±0,1e 12,2±0,2cd CV (%) 35,6±2,7b 32,2±2,6b 20,7±3,4b 16,4±1,3ab 17,8±4,1ab 12,0±0,7a 18,0±0,7ab BW (mg) 72 ± 5a 83 ± 5ab 102 ± 2b 133 ± 10cd 126 ± 2c 140 ± 7cd 149 ± 9d SGR(%/ngày) 33,9±0,6a 35,4±0,6a 37,5±0,2b 40,1±0,8c 39,6±0,2c 40,6±0,5c 41,3±0,6c

Giai đoạn ương từ 23 đến 33 ngày tuổi

SL (mm) 18,8±0,3a 20,7±0,4b 23,2±0,9c 23,7±0,7c 23,5±0,3c 24,4±0,2c 24,2±0,3c CV (%) 13,9±0,6 16,7±4,7 11,4±1,0 10,8±1,5 14,7±2,8 9,5±2,6 13,9±3,6 BW (mg) 186 ± 4a 246 ± 7a 353 ± 9b 366 ± 35b 399 ± 32b 380 ± 21b 372 ± 19b SGR(%/ngày) 9,5±0,6a 10,8±0,4a 12,5±0,4b 10,1±1,4ab 11,5±0,8ab 10,0±0,7ab 9,1±1,0ab

Trong cùng một hàng các chữ cái đi kèm giá trị trung bình khác nhau thể hiện sự sai khác có ý

nghĩa thống kê ( P<0,05). SL: chiều dài; BW: khối lượng; CV: hệ số phân đàn; SGR: tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng.

Nguyên nhân của sự khác biệt về sinh trưởng ở giai đoạn 13 đến 23 ngày tuổi có thể là doở giai đoạn đầu của quá trình nuôi choăn ấu trùng Artemia, đây là

loại thức ăn thích hợp cho sự phát triển c ủa cá con do Artemia đáp ứng được nhu

cầu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa, và kích cỡ mồi phù hợp với cỡ miệng của cá. Theo Lavens & Sorgeloos (1996), ấu trùng cá biển giai đoạn nhỏ các cơ quan như thị

giác, hệ tiêu hóa, vận động chưa phát triển hoàn thiện nên rất khó để có thể tiêu hóa

được các loại thức ăn tổng hợp, trong khi đó ấu trùng Artemia lại đáp ứng được các

yêu cầu trên. Ngoài ra, thức ăn sống còn cung cấp, bổ sung thêm một số loại

enzyme tiêu hóa giúp cáở giai đoạn này tiêu hóa thức ăn tốt hơn, do vậy cáở các

nghiệm thức tập chuyển đổi muộn ở giai đoạn này sinh trưởng tốt hơn. Tuy nhiên,

đến giai đoạn 23 – 33 ngày tuổi, khi các tổ chức cơ quan của cơ thể đã phát triển tương đối đầy đủ, đặc biệt là tuyến tiêu hóa thì nhu cầu dinh dưỡng của cá tăng lên, kích thước miệng cá lớn hơn nên ấu trùng Artemia không còn là loại thức ăn phù hợp cho sự phát triển của cá nữa do không cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cho sự sinh trưởng, cũng như kích thước của thức ăn quá nhỏ so với cỡ miệng của cá, và việc bắt đủ số lượng mồi đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của chúng cũng tiêu tốn

nhiều năng lượng hơn, do vậy ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá.

Hệ số CV ở giai đoạn 13 đến 23 ngày tuổi ảnh hưởng bởi thời điểm tập

chuyển đổi thức ăn (P < 0,05).Hệ số CV giảm khi thời điểm tập chuyển đổi từ thức ăn sống sang thức ăn công nghiệp diễn ra chậm hơn. Thời điểm tập chuyển đổi ở

ngày thứ 13 và 15 (32,2 – 35,6%%) hệ số phân đàn thấp nhất ở nghiệm thức tập

chuyển đổi vào ngày thứ 23 (12,0%) (bảng 3.14). Điều này có thể do thời điểm tập

chuyển đổi thức ăn sớm thì lượng ấu trùng Artemia cung cấp cho cá ít, trong khi chỉ

có một số cá thể vượt đàn là có thể sử sụng được thức ăn công nghiệp nên sinh

trưởng nhanh hơn dẫn đến sự phân đàn cao. Tuy nhiên, đến giai đoạn từ 23 đến 33

ngày tuổi thì hầu hết các cá thể trong đàn đều có thể sử dụng thức ăn công nghiệp, nên sự chênh lệch về sinh trưởng giữa các cá thể trong đàn không lớn nên hệ s ố CV giảm, hệ số CV ở ngày thứ 33 của các nghiệm thức từ 9,5 – 16,7% và không có sự

khác biệt có ý nghĩa thống kê (P > 0,05).

Thời điểm chuyển đổi thức ăn ngoài ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng còn

ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá chim vây vàng (P<0,05). Tỷ lệ sống thấp nhất ở

nghiệm thức tập chuyển đổi từ ngày thứ 13 là 39,89%, kế đến là nghiệm thức tập

chuyển đổi từ ngày thứ 15 (52,53%) và 25 (68,29%) và cao nhất ở các nghiệm thức

có thời điểm tập chuyển đổi thức ăn từ ngày 17 – 21 (74,32 – 77,93%) (hình 3.14).

Ở nghiệm thức tập chuyển đổi thức ăn sớm (từ ngày 13 và 15 ), do nhiều cá thể

không sử dụng được thức ăn tổng hợp trong khi lượng ấu trùng Artemia cung cấp

vào thiếu nên tỷ lệ chết tăng, đặc biệt là từ ngày thứ 19 đến 25 (hình 3.15). Trong

khi đó tỷ lệ sống lại có xu hướng giảm dần ở các nghiệm thức kéo dài thời gian sử

dụng ấu trùng Artemia và tập cho ăn thức ăn tổng hợp muộn, đặc biệt là nghiệm

thức có thời điểm tập chuyển đổi thức ăn ở ngày thứ 25. Nguyên nhân có thể do giai đoạn này (25 ngày tuổi trở đi) kích thước ấu trùng Artemia quá nhỏ so với cỡ miệng

của cá, và không cung cấp đủ nhu cầu năng lượng cho cá c hoạt động bình thường

d d d c cd b a 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 13 15 17 19 21 23 25

Thời điểm tập chuyển đổi thức ăn (ngày tuổi thứ)

T ỷ l ệ s ống (% )

Hình 3.14: Tỷ lệ sống của cá chim vây vàng khi tập chuyển đổi thức ăn ở thời điểm khác nhau(Chữ cái đi kèm giá trị trung bình trên mỗi cột khác nhau thể

hiện sự sai khác có ý nghĩa thống kê, P<0,05))

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 Thời gian nuôi (ngày)

T ỷ l ệ c hế t (% )

Chuyển đổi thức ăn ngày 13 Chuyển đổi thức ăn ngày 15

Chuyển đổi thức ăn ngày 17 Chuyển đổi thức ăn ngày 19

Chuyển đổi thức ăn ngày 21 Chuyển đổi thức ăn ngày 23

Chuyển đổi thức ăn ngày 25

Hình 3.15: Tỷ lệ chết của ấu trùng cá chim vây vàng khi tập chuyển đổi thức ăn ở thời điểm khác nhau theo thời gian nuôi

Theo Tucker (2000),ở giai đoạn sớm của ấu trùng hệ thống tiêu hóa chưa

hoàn chỉnh nênấu trùng cá cần những loại thức ăn có kích thước nhỏ, dễ tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng cao. Việc cung cấp thức ăn sống (luân trùng, ấu trùng Artemia)

trong thời gian đầu có tác dụng nâng cao tỷ lệ sống và sinh trưởng của ấu trùng cá. Các enzyme tiêu hóa bắt đầu hình thành từ ngày thứ 9 – 11 và hệ thống tiêu hóa

tương đối hoàn thiện sau ngày thứ 17 - 20 kể từ khi nở và có sự khác nhau giữa các

loài cá. Quan sát trên cá chẽm thấy rằng, thời điểm bắt đầu chuyển đổi thức ăn thường từ ngày 16 – 20 sau khi nở (Lục Minh Diệp, 2010), cá chim vây vàng trong quá trình sản xuất thường bắt đầu tập chuyển đổi thức ăn ở ngày thứ 23 sau khi nở.

Kết quả ở thí nghiệm này cho thấy, ấu trùng cá chim vây vàng có thể tập chuyển đổi

từ thức ăn sống sang thức ăn công nghiệp ở ngày tuổi thứ 17. Điều này cho phép rút ngắn thời gian cho ăn ấu trùng Artemia góp phần giảm giá thành sản xuất.

3.3.3.2Ảnh hưởng của khẩu phần cho ăn lên cá giống

Cá chim vây vàng giống cho ăn với các khẩu phần cho ăn 3, 6, 9, 12 và 15% khối lượng thân (BW) ảnh hưởng lên sinh trưởng, phân đàn và hệ số FCR (P <

0,05). Các chỉ tiêu về sinh trưởng (chiều dài, khối lượng, SGR) thấp nhất ở nghiệm

thức cho ăn 3%BW (lần lượt là 32,5 mm; 0,85g, 3,85%/ngày) sau đó đến 6%BW và cao nhất ở nghiệm thức cho ăn 9 – 15%BW (lần lượt là 42,2 – 44,0 mm; 1,86 –

1,99g; 4,37– 4,44%/ngày). Hệ số CV ở các nghiệm thức cho ăn 3%BW và 15%BW

(9,10; 9,48%) cao hơn so với các nghiệm thức còn lại (4,32 – 5,68%) (bảng 3.15).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật lên chất lượng trứng, ấu trùng và hiệu quả ương giống cá chim Vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại tỉnh Khánh Hòa (Trang 97 - 100)