Ới khẩu phần thức ăn khác nhau

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật lên chất lượng trứng, ấu trùng và hiệu quả ương giống cá chim Vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại tỉnh Khánh Hòa (Trang 74 - 77)

- Ảnh hưởng của thời gian chiếu

v ới khẩu phần thức ăn khác nhau

3.1.2.3Kích thước, tỷ lệ dị hình và tỷ lệ sống của ấu trùng cá

Kích thước ấu trùng cá chim vây vàng khi cá bố mẹ cho ăn với khẩu phần

thức ăn khác nhau được trình bàyở bảng 3.3, tỷ lệ dị hình và tỷ lệ sống của ấu trùng 3 ngày tuổi được trình bàyở hình 3.5.

Việc cho cá bốmẹ ăn với khẩu phần thức ăn tươi từ 5 – 11% BW khôngảnh hưởng tới các chỉ tiêu chất lượng ấu trùng như kích thước, tỷ lệ dị hình và tỷ lệ sống

của ấu trùng (P > 0,05). Kích thước ấu trùng cá từ 2,50 đến 2,60 mm (bảng 3.3), tỷ

lệ dị hình của ấu trùng từ 3, 16 đến 5,94% và tỷ lệ sống của ấu trùng 3 ngày tuổi dao động từ 41,74 đến 57,12% (hình 3.5) 0 10 20 30 40 50 60 70 Ấu trùng dị hình Tỷ lệ sống T ỷ l ệ (% ) Khẩu phần 5%BW Khẩu phần 7%BW Khẩu phần 9%BW Khẩu phần 11%BW

Hình 3.5: Tỷ lệ ấu trùng dị hình và tỷ lệ sống của ấu trùng cá 3 ngày tuổi khi

cá bố mẹ cho ăn với khẩu phần thức ăn khác nhau

Ngoài tự nhiên, tính sẵn có của th ức ăn có liên quan tới khả năng sinh sản

của cá, những vùng có nguồn thức ăn phong phú thì sức sinh sản của cá cao hơn so

với các vùng nghèo dinh dưỡng (Kraus, 2002). Đối với các loài cá nuôi, sức sinh

sản và các thông số chất lượng trứng cũng bị ảnh hưởng bởi khẩu phần ăn. Tỷ lệ cho ăn thiếu gây ức chế quá trình thành thục ở một số loài cá như cá chẽm châu Âu

(Dicentrarchus labrax) (Cerdá & CTV, 1994), và cá hồi Đại Tây Dương(Berglund, 1995). Cá chẽm châu Âu bố mẹ cho ăn bằng ½ khẩu phần ăn bình thường, sau 6 tháng nuôi cho thấy, sinh trưởng của cá bố mẹ giảm, thời gian sinh sản muộn hơn, kích thước trứng vàấu trùng mới nở nhỏ hơn so với cá bố mẹ được cho ăn với khẩu

phần đầy đủ (Cerdá & CTV, 1994). Việc cho ăn không đầy đủ còn làm giảm nồng độ estradiol trong huyết tương, đồng thời cũng làm giảm sức sinh sản của một số loài cá như: cá bơn vỉ Pleuronectes platessa (Horwood & CTV, 1989), cá măng

Chanos chanos (Emata & CTV, 1996). Nghiên cứu trên cá tuyết cũng cho thấy có

mối tương quan tích cực giữa lượng thức ăn cá ăn vào với sức sinh sản (Kjesbu & CTV, 1998). Ngược lại, nghiên cứu của Bromley & CTV (2000) trên loài cá bơn

khổng lồ cho thấy, không có sự khác biệt về khả năng sinh sản của cá bố mẹ khi cho

ăn khẩu phần thức ăn khác nhau. Yoneda & Wright (2005) nuôi cá tuyết bố mẹ ở điều kiện nhiệt độ và cho ăn với khẩu phần khác nhau thấy rằng, khả năng sinh sản có tương quan với kích thước cơ thể cá bố mẹ, tuy nhiên khẩu phần ăn và nhiệt độ nước không ảnh hưởng lên mối quan hệ này. Trong khi loài cá Gasterosteus aculeatus cho ăn với khẩu phần thức ăn cao không chỉ tăng sức sinh sản mà kích

thước trứng cũng như khối lượng của cá bố mẹ cũng tăng (Fletcher & Wootton, 1995). Hơn nữa, việc cho ăn với khẩu phần ăn lớn hơn bình thường cũng có thể làm thời gian tái phát dục của cá ngắn lại. (Ali & Wootton, 1999).

Trong thí nghiệm này, cá chim vây vàng bố mẹ cho ăn với khẩu phần từ 5 đến 11% khối lượng thân (BW) không giúp cải thiện các chỉ tiêu như tỷ lệ thụ tinh,

nở, tỷ lệ sống và dị hình của ấu trùng cá. Tuy nhiên, tốc độ sinh trưởng và kích

thước trứng của cá bố mẹ tăng khi tăng khẩu phần cho ăn, và khẩu phần ăn quá cao

hoặc thấp đều làm giảm tỷ lệ thành thục, sức sinh sản của cá bố mẹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, cá chim vây vàng bố mẹ cho ăn với khẩu phần ăn 9%BW không những cải thiện khả năng thành thục, sức sinh sản, chất lượng trứng mà còn cải

thiện tốc độ sinh trưởng của cá bố mẹ.

3.1.3Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin E bổ sung cho cá bố mẹ lên khả năng

sinh sản và chất lượng trứng, ấu trùng

3.1.3.1 Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin E bổ sung trong thức ăn lên tỷ lệ thành thục và sức sinh sản của cá bố mẹ

Tỷ lệ thành thục và sức sinh sản của cá bố mẹ khi cho ăn thức ăn có bổ sung

vitamin E với hàm lượng khác nhau được trình bày trong bảng 3.4. Tỷ lệ thành thục

và sức sinh sản của cá chim vây vàng ảnh hưởng bởi hàm lượng vitamin E bổ sung

nghiệm thức không bổ sung vitamin E (41,94 - 48,89%), so với cá cái thì mức độ ảnh hưởng của hàm lượng vitamin E trong thức ăn lên tỷ lệ thành thục của cá đực

cao hơn. Tỷ lệ thành thục của cá đực thấp nhất khi không bổ sung vitamin E là 48,89%, cao nhất ở nghiệm thức bổ sung 750 mg/kg thức ăn (đạt 90,47%) và không có sự khác biệt ở các nghiệm thức cho ăn bổ sung với hàm lượng 250, 500, 1000

mg/kg thức ăn(từ 70,83 – 76,19%) (bảng 3.4).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật lên chất lượng trứng, ấu trùng và hiệu quả ương giống cá chim Vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại tỉnh Khánh Hòa (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)