Dinh dưỡng cá biển bố mẹ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật lên chất lượng trứng, ấu trùng và hiệu quả ương giống cá chim Vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại tỉnh Khánh Hòa (Trang 31 - 39)

Chế độ dinh dưỡng của cá bố mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao

chất lượng trứng, ấu trùng và là yếu tố quyết định đến kết quả trong sản xuất giống cá

biển (Bromage, 1995). Vì vậy, vấn đ ề dinh dưỡng cho cá bố mẹ thu hút được sự quan

thục, sức sinh sản, thành phần sinh hóa, kích thước trứng, tỷ lệ nổi của trứng, tỷ lệ thụ

tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống và dị hình của ấu trùng thường được các nhà nghiên cứu sử

dụng để đánh giá khả năng sinh sản của cá bố mẹ, chất lượng trứng và ấu trùng (Nortvedt, 2006; Fernández– Palacios & CTV, 2011; Lại Văn Hùng & CTV, 2011).

1.4.1.1Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên chất lư ợng sinh sản ở cá

Như phân tích ở trên, mỗi loài cá có đặc điểm sinh học sinh sản khác nhau

nên quá trình tích lũy vật chất và tổng hợp noãn hoàng không giống nhau. Do vậy,

chế độ cho ăn với các thành phần dinh dưỡng ở các thời điểm cũng phải thay đổi

cho phù hợp với đặc điểm phát triển tuyến sinh dục của từng loài, điều này ảnh hưởng tới thời gian thành thục, sức sinh sản của cá bố mẹ, cũng như chất lượng

trứng vàấu trùng mới nở (Lại Văn Hùng, 2004; De Silva & Anderson, 2006) .

Ở cá tráp đầu vàng (Sparus aurata) và cá tráp đỏ (Pagrus major), thành phần

sinh hóa của trứng bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn,ngay cả khi chỉ cho ăn trong vài tuần

(Fernández - Palacios & CTV, 1995). Những loài này thời gian tổng hợp noãn hoàng ngắn, do vậy có thể nâng cao chất lượng sinh sản bằng cách cải thiện chất lượng dinh dưỡng ngay cả trong mùa đẻ trứng (Tandler & CTV, 1995). Với cá chẽm châu Âu

(Dicentrarchus labrax), thời gian tổng hợp noãn hoàng kéo dàihơn so với cá tráp, do

vậy cần một khoảng thời gian nuôi vỗ dài hơn để tích lũy lượng thích hợp n-3 HUFA trong trứng (Navas & CTV, 1997). Loài cá hồng (Lutjanus campechanus) cần khoảng

thời gian nuôi vỗ ít nhất là 2 tháng trước khi cho đẻ để có thể tích lũy được lượng n-3 HUFA tốt nhất trong trứng (Papanikos, 2005).Ngược lại, với các loài cá đẻ một lần trong năm và thời gian tổng hợp noãn hoàng trên 6 tháng như cá hồi thì cần cho ăn

thức ăn có chất lượng tốt trong vài tháng trước khi vào mùa đẻ trứng (Corraze & CTV, 1993).

Nhiều loài cá có xu hướng giảm ăn vào mùa sinh sản, điều này có thể khi

thành thục kích thước buồng trứng lớn nên khoảng trống của khoang cơ thể nhỏ và

lượng thức ăn lấy vào cũng giảm đi. Mặt khác, sự thay đổi nội tiết trong quá trình thành thục và đẻ trứng cũng ảnh hưởng tới sự thèm ăn của cá (Thorsen & CTV, 2003). Nguồn năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển tuyến

sinh dục có thể được lấy từ nguồn dự trữ của cơ thể, ví dụ, cá hồi Đại Tây Dương, sử

lipid tích lũy ở gan (Tocher & Harvie 1988). Cá tráp đầu vàng, chất dinh dưỡngtích lũy trong buồng trứng lấy từ thức ăn và duy trì chế độ cho ăn tốt trong suốt thời gian

sinh sản cá có thể đẻ ra số lượng trứng tương đương khối lượng cơ thể chúng.

(Almansa & CTV, 1999). Thành phần sinh hóa của trứng cũng ảnh hưởng bởi chế độ

choăntronggiai đoạn đầuphát triểncủa tuyến sinh dục (Lie & CTV, 1993).

Ngoài tự nhiên, tính sẵn có của thức ăn có liên quan tới khả năng sinh sản

của cá trong mỗi thủy vực. Ở những vùng có nguồn thức ăn phong phú thì sức sinh

sản của cá cao hơn so với các vùng nghèo dinh dưỡng (Kraus, 2002).

Đối với các loài cá nuôi, sức sinh sản và chất lượng trứng cũng bị ảnh hưởng

bởi khẩu phần ăn. Việc cho ăn thiếu gây ức chế quá trình thành thục ở một số loài

cá như: cá chẽm châu Âu (Cerdá & CTV, 1994) và cá hồi Đại Tây Dương

(Berglund, 1995). Cá chẽm châu Âu bố mẹ cho ăn bằng ½ khẩu phần ăn bình

thường, sau 6 tháng nuôi cho thấy, sinh trưởng của cá bố mẹ giảm, thời gian sinh

sản muộn hơn, kích thước tr ứng vàấu trùng mới nở nhỏ hơn so với cá bố mẹ được cho ăn với khẩu phần đầy đủ (Cerdá & CTV, 1994). Cá hồng bạc khi nuôi vỗ cho ăn với khẩu phần 3 – 5% khối lượng thân là có thể thỏa mãn nhu cầu cho cá bố mẹ

(Nguyễn Địch Thanh, 2012). Đối với loài cá nổi, hoạt động nhiều như cá chim vây

vàng cho ăn cá tươi, tôm, mực, khẩu phần ăn phải đạt 8 -10% khối lượng thân và cần thời gian nuôi vỗ tối thiểu 20 ngày mới đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho cá bố

mẹ sinh sản (Ngô Vĩnh Hạnh, 2007). Trong khi đó, Juniyanto và CTV (2008) cho cá bố mẹ ăn kết hợp thức ăn tươi (cá, mực) với thức ăn công nghiệp khi nuôi vỗ với

khẩu phần từ 3 - 5%. Tuy nhiên, theo Lại Văn Hùng và CTV (2011) trong quá trình nuôi vỗ cá chim vây vàng bằng cá tươi chỉ cần duy trì 5 - 7% khối lượng thân, thời

gian nuôi vỗ 30 – 40 ngày là cá có thể đạt độ thành thục. Các loại thức ăn sử dụng

nuôi vỗ cá bố mẹ thì thức ăn tươi tốt hơn so với thức ăn công nghiệp, trong đó tôm

và mực được coi là nguồn bổ sung acid béo nhóm HUFA, phospholipids, astaxanthin nhằm nâng cao chất lượng trứng (Watanabe & Kiron, 1995; Emata và Borlongan, 2003, Nortvedt, 2006; Nguyen 2010).

Việc cho ăn không đầy đủ còn làm giảm nồng độ estradiol trong huyết tương, đồng thời cũng làm giảm sức sinh sản của một số loài cá như: cá bơn vỉ

Pleuronectes platessa (Horwood & CTV, 1989), cá măng biển Chanos chanos

tích cực giữa lượng thức ăn ăn vào với sức sinh sản (Kjesbu & CTV, 1998). Ngược

lại, nghiên cứu của Bromley & CTV (2000) trên loài cá bơn cho thấy, không có sự

khác biệt về khả năng sinh sản của cá bố mẹ khi cho ăn khẩu phần thức ăn khác

nhau. Trong khi loài cá Gasterosteus aculeatus cho ăn với thức ăn cao không chỉ tăng sức sinh sản mà kích thước trứng và khối lượng cá bố mẹ cũng tăng (Fletcher & Wootton, 1995). Hơn nữa, việc cho ăn với khẩu phần ăn lớn hơn bình thường

cũng có thể làm thời gian tái phát dục của cá ngắn lại (Ali & Wootton, 1999).

1.4.1.2Ảnh hưởng của chất lượng dinh dưỡng cá bố mẹ

Protein và acid amin:

Protein là thành phần dinh dưỡng chính trong trứng (Watanabe & Kiron 1994) và là nguồn năng lượng chủ yếu cho quá trình phát triển phôiở hầu hết các

loài cá (Sivaloganathan & CTV, 1998). Trứng các loài cá đẻ trứng nổi thì hàm

lượng các acid amin tự do cao hơn so với các loài khác (Rønnestad & CTV, 1992).

Chế độ cho ăn với đầy đủ hàm lượng protein và cân bằng các acid amin rất

quan trọng đối với việc tổng hợp noãn hoàng, chất lượng sinh sản, cũng như sự phát triển phôi cá(Tandler & CTV, 1995). Nghiên cứu trên cá tráp đỏ cho thấy, thức ăn

chứa hàm lượng protin khoảng 45% là phù hợp. Cá bố mẹ cho ăn dưới mức protein này chỉ sản xuất ra số lượng trứng ít hơn 30%. Trong khi đó, cá chẽm châu Âu cho ăn thức ăn chứa 51% protein cho sức sinh sản cao hơn 1,5 lần so với cá cho ăn thức ăn 34% protein (Cerdá & CTV, 1994). Thức ăn có hàm lượng protein cao cũng làm giảm tỷ lệ dị hình của ấu trùng. Mặt khác, cá được cho ăn thức ăn có hàm lượng

protein thấp cũng làm thay đổi nồng độ hormone GnRH (Kah & CTV, 1994) và LH (Navas & CTV, 1996), đây là loại hormone có vai trò quan trong quá trình chín và rụng trứng ở cá. Đối với cá bơn (Scophthalmus maximus), hàm lượng protein và lipid yêu cầu trong thức ăn của cá bố mẹ tối thiểu lần lượt là 45 % và 10%, trong đó

HUFA chiếm 2% để có được sức sinh sản cao nhất (Aijun & CTV, 2005).

Một sốloại acid amin như tryptophan và taurine cũng đóng một vai trò quan trọng đối với sinh sản của cá. Cá bố mẹ của loài Plecoglossus altivelis cho ăn thức ăn bổ sung0,1% tryptophanđã làmtăng nồng độ testosterone tốt cho khả năng sinh

tinhở cá đực và thúc đẩy sự thành thục ở cá cái (Akiyama & CTV, 1996). Taurine là một trong những acid amin tự do có hàm lượng lớn trong mô và tham gia vào quá

trình chống oxy hóa, tạo chất dẫn truyền thần kinh, duy trì lượng canxi trong các tế

bào, hình thành hormone và muối mật (Huxtable, 1992). Bổ sung ít nhất 1% taurine trong khẩu phần ăncho cá cam (Seriola quinqueradiata) bố mẹ có thể cải thiện sức

sinh sản, tỷ lệ nổi của trứng và tỷ lệ thụ tinh (Matsunari & CTV, 2006).

Lipid và acid béo:

Hàm lượng lipid và thành phần acid béo thiết yếu trong thức ăn của cá bố mẹ ảnh hưởng rất nhiều lên chất lượng sinh sản ở cá. Do vậy, hầu hết những nghiên cứu

về dinh dưỡng cho cá bố mẹ tập trung vào nghiên cứu ảnh hưởng c ủa nguồn, hàm

lượng lipid và tỷ lệ giữa các acid béo thiết yếu trong thức ăn lên chất lượng sinh sản

của cá (Fernández– Palacios & CTV, 2011). Chế độ cho ăn có hàm lượng lipid cao có thể tăng hệ số thành thục của cá tuyết (Gadus morhua) bố mẹ, cũng như sức sinh sản và kích thước trứng (Fernández – Palacios & CTV, 2011). Nghiên cứu trên cá

dìa (Signatus guttatus) cũng cho thấy, tăng lượng chất béo trong khẩu phần ăn của

cá bố mẹ nâng cao được sức sinh sản và tỷ lệ sống của ấu trùng cá (Hara & CTV, 1986), trong khiở cá tráp đầu vàng, lượng chất béo trong thức ăn của cá bố mẹ cao còn giúpấu trùng cá sinh trưởng tốt hơn (Fernández– Palacios & CTV, 2011).

Thành phần acid béo của trứng cá bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hàm lượng acid

béo trong thức ăn cho cá bố mẹ. Hàm lượng acid béo nhóm n - 3 HUFA trong trứng

của cá tráp đầu vàng và cá tuyết tăng khi tăng hàm lượng n - 3 HUFA trong thức ăn tăng (Lie & CTV, 1993; Fernández - Palacios & CTV, 1995). Tuy nhiên, thành phần acid béo trong trứng cá có thể khác nhau giữa các loài, thậm chí sự khác nhau

này cũng xảy ra ở những đợt sinh sản khác nhau trong cùng một loài (Pickova & CTV, 1997) và phụ thuộc vào điều kiện môi trường nuôi vỗ (Dantagnan & CTV, 2007).Đâylà nguồn năng lượng quan trọng trong quá trình phát triển phôi (Sargent, 1995), và đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng của màng tế bào (Takeuchi, 1997; Sargent & CTV, 1999; Benítez & CTV, 2007).

Các acid béo ARA và EPA là tiền chất eicosanoid để sản xuất prostgladin (Ganga & CTV, 2005), một chất tham gia nhiều trong hoạt động sinh sản ở cá như

sản xuất kích thích tố steroid, sự phát triển của tuyến sinh dục và rụng trứng, …

(Fernández– Palacios & CTV, 2011). Tỷ lệ DHA/EPA và ARA/EPA trong thức ăn

mất cân bằng ARA, EPA và DHA trong thức ăn có thể ảnh hưởng lớn tới sức sinh sản, chất lượng trứng, ấu trùng cá (Navas & CTV, 2001; Furuita & CTV, 2003). Tỷ

lệ ARA/EPA thích hợp trong thức ăn cho cá chẽm châu Âulà 1:1, và 10:1 hoặc cao hơn đối với cá bơn (Sargent & CTV, 1999).

Thành phần acid béo trong thức ăn cũng ảnh hưởng lên khả năng sản xuất và chất lượng tinh trùng của cá đực. Nghiên cứu khác trên loài cá bơn vỉ

(Hippoglossus hippoglossus) và cá tráp đầu vàng cho thấy, ARA chứ không phải

EPA hay DHA có tác dụng kích thích phóng thích testosterone và ARA trong thức ăn có thể làm tăng khả năng thành thục ở cá đực, kích thích cá tham gia đẻ đồng

loạt, cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ thụ tinh của trứng ( Fernández– Palacios & CTV, 2011).Tăng hàm lượng các acid béo hợp lý trong khẩu phần ăn của cá bố

mẹ có thể cải thiện khả năng sinh sản, chất lượng trứng, ấu trùng, giảm stress cho ấu

trùng và tăngkhả năng hình thành bóng hơi (Fernández - Palacios & CTV, 1995).

Cho ăn thiếu hoặc thừa n – 3 HUFA cũng gây ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng

trứng và ấu trùng. Ví dụ, cá vược Nhật (Lateolabrax japonicus), cá tráp đầu vàng

cho ăn thiếu n – 3 HUFA làm giảm độ nổi của trứng,tỷ lệ trứng thụ tinh, tỷ lệ nở và tỷ lệ sống của ấu trùng (Makino & CTV, 1999; Izquierdo & CTV, 2001). Ngược lại, hàm lượng n – 3 HUFA trong thức ăn quá cao cũng dẫn tới sức sinh sản, chất lượng

trứng của cá tráp đầu vàng, cá sói (Xiphophorus helleri) và cá bơn (Paralichthys olivaceus) giảm. Nhu cầu các acid béo nhóm n – 3 phù hợp trong thức ăn cho cá

tráp bố mẹ là từ 1,5 – 2,5% (Fernández – Palacios & CTV, 2011). Và để việc bổ

sung các acid béo thiết yếu trong thức ăn cho cá bố mẹ đạt hiệu quả cao thì cần đi

kèm các chất chống oxy hóa (Fernández–Palacios & CTV, 1998).

Vitamin và khoáng:

Hiện có 15 loại vitamin được thừa nhận là cần thiết cho cá, đặc biệt là trong khẩu phần ăn của cá bố mẹ. Tuy nhiên, sự thiếu hụt thường gặp nhất là những

vitamin không bền hoặc có nồng độ thấp trong thức ăn. Trong nghiên cứu dinh dưỡng cho cá bố mẹ thì các loại vitamin C, E, và B1là nhữngvitamin được các nhà nghiên cứu quan tâm nhất do chức năng sinh học và chống oxy hóa của chúng. Cá

bố mẹ cho ăn bằng cá tạp thường bị thiếu hụt các vitamin do sự phân hủy trong quá trình bảo quản thức ăn (Lại Văn Hùng, 2004).

Vitamin E là một chất chống oxy hóa tự nhiên mạnh, ngăn chặn quá trình oxy hóa lipid trong tế bào động vật (Lại Văn Hùng, 2004; Trần Thị Thanh Hiền &

Nguyễn Anh Tuấn, 2009). Cá tráp đỏ (Pagrus major) bố mẹ ăn thức ăn bổ sung

vitamin E với hàm lượng 2.000 mg/kg thức ăn sẽ cải thiện tỷ lệ nổi của trứng, tỷ lệ

nở, tỷ lệ dị hình và tỷ lệ sống của ấu trùng (Watanabe & CTV, 1990). Hàm lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật lên chất lượng trứng, ấu trùng và hiệu quả ương giống cá chim Vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại tỉnh Khánh Hòa (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)