Ảng 3.9: Sinh trưởng, tỷ lệ phân đ àn và t ỷ lệ sống của cá con cá chim vây v àng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật lên chất lượng trứng, ấu trùng và hiệu quả ương giống cá chim Vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại tỉnh Khánh Hòa (Trang 86 - 89)

M ật độ ương (con/L)

B ảng 3.9: Sinh trưởng, tỷ lệ phân đ àn và t ỷ lệ sống của cá con cá chim vây v àng

ương với mật độ khác nhau

Mật độ

(con/L)

Chiều dài (mm) Khối lượng (g) SGR (%/ngày) Hệ số CV (%) 1,0 53,00 ± 0,25e 3,24 ± 0,52c 8,08 ± 0,06b 8,25 ± 0,22a 1,5 54,35 ± 0,24f 3,36 ± 0,78d 8,82 ± 0,08d 7,94 ± 0,42a 2,0 51,87 ± 0,56d 3,43 ± 0,46cd 8,60 ± 0,01cd 10,07 ± 0,08ab 2,5 50,67 ± 0,32c 3,42 ± 0,46cd 8,44 ± 0,05c 7,93 ± 1,65a 3,0 49,57 ± 0,40b 2,98 ± 0,12b 7,86 ± 0,16b 9,79 ± 0,66ab 3,5 48,47 ± 0,34a 2,98 ± 0,96b 7,90 ± 0,13b 9,99 ± 1,76ab 4,0 48,90 ± 0,23ab 2,71 ± 0,64a 7,38 ± 0,09a 11,62 ± 0,67b 4,5 48,85 ± 0,23ab 2,72 ± 0,03a 7,42 ± 0,07a 9,24 ± 0,62ab

Trong cùng một cột, chữ cái khác nhau đi kèm giá trị trung bình thể hiện sự sai khác có ý nghĩa

thống kê (P<0,05). CV: hệ số phân đàn; SGR: tốc độ sinh trưởng đặc trưng.

Hệ số phân đàn (CV) đạt giá trị thấp nhất tại nghiệm thức mật độ 2,5 con/L và cao nhất tại nghiệm thức 4,0 con/L. Nghiên cứu trên các loài Dicentrarchus labrrax và Centropomus parallelus hệ số CV không ảnh hưởng bởi mật độ nuôi, hệ số này có

xu hướng tăng khi mật độ nuôi tăng (Hatziathanasius & CTV, 2002; Correa & Cerqueira, 2007).Ở những loài cá dữ, khi hệ số CV tăng đồng nghĩa với việc hiện tượng ăn thịt đồng loại tăng lên làm tỷ lệ sống thấp. Cá chim vây vàng là loài có kích thước miệng nhỏ nên không xảy ra hiện tượng này nhưng khi trong quần đàn có sự

chênh lệch lớn về kích thước dẫn đến cạnh tranh về thức ăn, không gian sống ảnh hưởng tới hiệu quả nuôi.

Mật độ ương ảnh hưởng lên tỷ lệ sống, hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) của cá

– 97,14% cao hơn so với nhóm nuôi ở mật độ từ 3 – 4,5 con/L (88,10 – 90,05%) (P<0,05). Nguyên nhân tỷ lệ sống ở nhóm mật độ cao thấp hơn là do ở giai đoạn cuối

của thí nghiệm kích thước (chiều dài, khối lượng) cá tăng lên nên tổng sinh khối của

nhóm nuôi mật độ cao lớn, điều này làm chất lượng nước giảm, dẫn đến nhiều cá thể

bị bệnh chết. Một số nghiên cứu cho thấy, mật độ nuôi không ảnh hưởng lên tỷ lệ

sống của cá, nhưng lại ảnh hưởng lên tỷ lệ chết tự nhiên. Theo Nguyễn Trọng Nho &

Tạ Khắc Thường (2004), ương cá chẽm mõm nhọn mật độ từ 0,1 – 1,0 con/L tỷ lệ

sống giảm từ 95% xuống 68,5% khi tăng mật độ nuôi. Hatziathanasius & CTV

(2002) ương loàiDicentrarchus labrax với mật độ từ 5 – 20 con/L từ cỡ 17,1 lên 21,5 mm cho thấy, tỷ lệ sống ở mật độ 5 và 10 con/L (lần lượt là 63,7 và 60,2%) cao hơn

mật độ 15 và 20 con/L (lần lượt là 44,7 và 48,4%), nghiên cứu này cũng giống như

nghiên cứu về mật độ ương nuôi của cá chim vây vàng.

b b b b a a a a 80 85 90 95 100 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 Mật độ ương (con/L) T ỷ l ệ s ống (% ) d d c b b b b a 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 Mật độ ương (con/L) H ệ s ố F C R

Hình 3.9: Tỷ lệ sống và hệ số FCR của cá chim vây vàng giống ương với mật độ

khác nhau (Các chữ cái khác nhau đi kèm mỗi cột của đồ thị thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05))

Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) thấp nhất ở mật độ ương 2,5 con/L, cao nhất ở

mật độ 1 con/L. Hệ số FCR có xu hướng tăng dần ở các nhóm ương mật độ quá

thấp hoặc quá cao. Điều này ngược với nghiên cứu của Ngô Văn Mạnh (2008), khi ương cá chẽm (cỡ 20 mm ương lên 50 mm) trong mương nổi ở các mật độ 5, 10, 15, 20 con/L, cho ăn bằng thức ăn INVE – Thái Lan 6 lần ngày cho thấy: mật độ nuôi tăng thì hệ số FCR lại giảm. Trong khi đó, Rowland & CTV (2004) lại cho rằng loài

cá Bidyanus bidyanus (cỡ 2,3 g) thả với mật độ từ 50 – 200 con/m3 trong lồng nổi

và bể, cho ăn bằng thức ăn tổng hợp 35% protein thô cho thấy mật độ nuôi không ảnh hưởng lên hệ số FCR, tuy nhiên cá nuôi trong lồng lại cho FCR thấp hơn so với

nuôi trong bể. Trong một nghiên cứu khác của Rowland & CTV (2006) cũng thử

nghiệm trên loài cá này (cỡ 109 – 115 g) với mật độ từ 12 đến 200 con/m3, lại cho

thấy hệ số FCR giảm khi tăng mật độ nuôi. Qua các kết quả trên cho thấy, tùy thuộc

hệ thống, kích cỡ và loài cá nuôi mà mức độ ảnh hưởng của mật độ nuôi lên hệ số

FCR có sự khác nhau. Mật độ nuôi phù hợp không gây cạnh tranh lớn về thức ăn và không gian sống có thể góp phần cải thiện hệ số FCR.

Qua kết quả của thí nghiệm này cho thấy, không nên ương cá chim vây vàng giai đoạn giống từ cỡ 2 – 3 cm lên cỡ 4 – 5 cmở mật độ dưới 1,5 con/L hoặc trên

2,5 con/L. Điều này không những ảnh hưởng tới sinh trưởng, tỷ lệ sống và hệ số

FCR mà còn làm chi phí thức ăn tăng lên.

3.3.2 Ảnh hưởng của nồng độ DHA Protein Selco làm giàu thức ăn sống lên

sinh trưởng, phân đàn,tỷ lệ sống, dị hình và khả năng chịu sốc của ấu trùng cá chim vây vàng

3.3.2.1 Sinh trưởng, phân đàn

Kết quả cho thấy tất cả các nghiệm thức sử dụng thức ăn sống làm giàu với DHA Protein Selco (DPS) đều cho chiều dài của ấu trùng cá (15,24 – 15,83 mm) khi kết thúc thí nghiệm lớn hơn so với đối chứng (14,68 mm) (P < 0,05). Trong các

nồng độ làm giàu, chiều dài cá nhỏ nhất ở nồng độ 50 ppm (15,24 mm) và chiều dài lớn nhất đạt được ở nồng độ 200 ppm (15,83 mm), và khác biệt giữa hai nồng độ

này có ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về

chiều dài cá giữa các nồng độ còn lại (15,33 – 15,55 mm) so với hai nồng độ 50

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật lên chất lượng trứng, ấu trùng và hiệu quả ương giống cá chim Vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại tỉnh Khánh Hòa (Trang 86 - 89)