Ch ế độ chiếu sáng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật lên chất lượng trứng, ấu trùng và hiệu quả ương giống cá chim Vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại tỉnh Khánh Hòa (Trang 49 - 53)

Ánh sáng là yếu tố sinh thái quan trọng đối với cá. Qua các nghiên cứu cho thấy, cường độ và thời gian chiếu sáng cóảnh hưởng đáng kể lên sinh trưởng, hoạt động bắt mồi của cá (Peña & CTV, 2004, Puvanendran & Brown, 2002). Đa số ấu

trùng của các loài cá biển săn mồi nhờ vào thị giác để xác định vị trí của con mồi.

Do vậy, cường độ và thời gian chiếu sáng đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đầu

tiên khi cá bắt đầu ăn thức ăn ngoài (Peña & CTV, 2004). So với cường độ chiếu

chiếu sáng trong ngày có thể cải thiện sinh trưởng của cá, trong khi cường độ sáng

quá cao lại gây stress cho cá (Boeuf & Le Bail, 1999).

Nghiên cứu của Peña & CTV (2004) trênấu trùng giai đoạn sớm của loài cá

Paralabrax maculatofasciatus cho thấy, ở cường độ chiếu sáng 400 – 700 lux cá ăn

mồi mạnh hơn so với cường độ 100 lux và không có khác biệt đáng kể về hoạt động ăn mồi của cá giữa cường độ sáng 400 lux và 700 lux. Kết quả tương tự với cá tuyết

(Gadus morhua)ở giai đoạn cho ăn đầu tiên vàấu trùng cá phát triển tốt hơn ở điều

kiện chiếu sáng với cường độ cao hơn (Downing & Litvak, 1999). Barahona- Fernandes (1979) phát hiện ra rằng, ấu trùng cá Dicentrarchus labrax sinh trưởng

tốt hơn ở cường độ ánh sáng mạnh nhờ khả năng bắtmồi hiệu quả hơn. Về thời gian

chiếu sáng, Puvanendran & Brown (2002) cho rằng, ấu trùng cá tuyết nuôiở cường độ sáng 1.200 lux với chế độ chiếu sáng liên tục 24 giờ/ngày lớn nhanh hơn và tỷ lệ

sống cao hơn so với thời gian chiếu sáng 18 và 12 giờ. Tuy nhiên, giai đoạn hậu ấu

trùng, hệ thống thị giác phát triển đầy đủ thì không có sự khác biệt đáng kể giữa tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống giữa các chế độ chiếu sáng khác nhau.

Hầu hết ấu trùng các loài cá biển có hệ thống thị giác phát triển chưa đầy đủ ở giai đoạn sớm, do vậy ở cường độ ánh thấp đã làm giảm khả năngthị giác của chúng

và rất khó để phát hiện con mồi (Peña & CTV, 2004, Puvanendran & Brown 2002). Do vậy, ấu trùng giai đoạn sớm thường có yêu cầu cường độ ánh sángcao hơn so với giai đoạn cá giống khi mà hệ thống thị giác đã phát triển đầy đủ (Puvanendran & Brown 2002). Blaxter (1986) cho rằng, ngưỡng ánh sáng tối thiểu để cá nhìn thấy là 0,1 lux, vì vậy nếu cường độ ánh sáng thấp hơn mứcnày,ấu trùng không có khả năng xác định vị tríchính xác của con mồi. Ngoài ra, ánh sáng cũng ảnh hưởng tới sự phát

triển của mắt và thiếu ánh sáng trong giai đoạn ấu trùng làm cho mắt phát triển bất thường, ảnh hưởng xấu đến thị lực của cá (Rahmann & CTV, 1979; Zeutzius & Rahmann,1984). Điều này làmấu trùng không nhận biết được con mồi hoặctránh kẻ

thù do giảm thị lực dẫn đến tỷ lệ sống và sinh trưởng kém. Blaxter (1986) cho rằng,

thị lựcvà khoảng cách để phát hiện con mồicủa ấu trùng gia tăng liên quan đến kích

thước cơ thể tăng lên, tức là sự gia tăng chiều dài cơ thể cũng dẫn đến sự gia tăng

hiệu quả tìm kiếm thức ăn.Điều này có liên quan đếnnhững thay đổi nhưruột phát

Puvanendran & Brown (2002) cũng cũng cho rằng, ấu trùng cá tuyết nuôiở cường độ sáng 1.200 lux với chế độ chiếu sáng liên tục 24 giờ/ngày lớn nhanh hơn và

tỷ lệ sống cao hơn so với thời gian chiếu sáng 18 và 12 giờ. Tuy nhiên, giai đoạn hậu ấu trùng, hệ thống thị giác phát triển đầy đủ thì không có sự khác biệt đáng kể giữa

tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ sống giữa các chế độ chiếu sáng khác nhau. Tương tự, cá

dìa Siganus guttatusở giai đoạn ăn luân trùng tỷ lệ sống cũng tốt hơn trongđiều kiện

chiếu sáng liên tục (Duray & Kohno 1988). Tuy nhiên, nghiên cứu của Barahona - Fernades (1979) lại cho thấy, ấu trùng loài D. labrax có mức sinh trưởng cao nhất ở điều kiện chiếu sáng 18 giờ, điều này tương tự như thời gian chiếu sáng trong môi

trường sốngtự nhiên của chúng và việc chiếu sáng liên tục làm giảm sự phát triển của ấu trùng. Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong nghiên cứu trên loài Mylio macrocephalus, thời gian chiếu sáng 13 giờ có tỷ lệ sống cao hơn so với việc chiếu

sáng liên tục (Kiyono & Hirano, 1981).Điều này cho thấy, chiếu sáng liên tụccó thể

không cần thiết ở một số loài hoặc trong giai đoạn hậu ấu trùng và việc áp dụng kết

quả này sẽ tiết kiệm được năng lượng trong sản xuất giống. Bên cạnh đó, thời gian

chiếu sáng và nhiệt độ thường quan hệ với nhau và thời gian chiếu sáng không chỉ ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi, sinh trưởng, tỉ lệ sống mà còn làm nhiệt độ tăng ảnh hưởng lên trao đổi chất, nhờ đó ấu trùng cá chuyển hóa nhanh hơn,tiêu thụ con

mồi thường xuyên hơn, do đóphát triển tốt hơn(Boeuf & Le Bail, 1999).

Mặc dù kéo dài thời gian chiếu sáng có thể giúp cá sinh trưởng nhanh hơn,

song lại không phù hợp cho sự phát triển bình thường của cá (Deouf & Le Bail,

1999), thời gian chiếu sáng phù hợp ở giai đoạn ấu trùng từ 16 – 18 giờ/ngày (Trotter

và CTV, 2003, Barlow, 1995). Trong khi đó, giai đoạn cá giống thời gian chiếu sáng

phù hợp cho cá sinh trưởng là trên 12 giờ/ngày, tuy nhiên thời gian chiếu sáng lại

không ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá (Barlow, 1995; Trotter & CTV, 2003; Biswas, 2006,).Như vậy, việc điều chỉnh chế độ chiếu sáng phù hợp với từng loài,

giai đoạn phát triển của cá cho phép các trại giống rút ngăn thời gian ương, nâng

cao tỷ lệ sống và tiết kiệm chi phí và tăng hiệu quả sản xuất.

Như vậy, cá chim vây vàng là đối tượng có giá trị kinh tế cao và đãđược sản

xuất giống thành công tại Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ thành thục, sức sinh sản của cá

bố mẹ, chất lượng trứng, ấu trùng chưa ổn định; tỷ lệ sống của cá con thấp và dị hình vẫn còn cao ảnh hưởng tới chất lượng con giống. Trên cơ sở kế thừa các thành tựu

nghiên cứu trên các loài cá biển khác, từ đó phác thảo mô hình nghiên cứu các giải

pháp nhằm nâng cao sức sinh sản, chất lượng trứng, ấu trùng và hiệu quả ương giống

cá chim vây vàng góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất giống loài cá này là rất cần

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật lên chất lượng trứng, ấu trùng và hiệu quả ương giống cá chim Vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại tỉnh Khánh Hòa (Trang 49 - 53)