Khiấu trùng cá mở miệng, nguồn năng lượng dự trữ từ noãn hoàng và giọt
dầu cạn dần và cá bắt đầu ăn thức ăn ngoài, lúc này số lượng và chất lượng thức ăn đóng vai trò hết sức quan trọng. Do vậy, việc nắm bắt nhu cầu dinh dưỡng, cũng như đặc điểm phát triển của hệ thống tiêu hóaở giai đoạn sớm của ấu trùng cá và có chiến lược cho ăn hợp lý đóng vai trò hết sức quan trọng.
1.4.2.1 Protein và acid amin
Tronggiai đoạn ấu trùng , cá có nhu cầu protein lớn so với giai đoạn trưởng thành để hình thành và hoàn thiện các cơ quan của cơ thể và sinh trưởng ( Peres & CTV, 1996; Lại Văn Hùng, 2004). Đến nay, những nghiên cứu về nhu cầu protein
và acid aminở giai đoạn ấu trùng chưa có nhiều. Theo Peres & CTV (1996), thức ăn chứa 50 – 60% protein cho ấu trùng cá ăn sinh trưởng nhanh hơn so với mức
protein 30 – 40% và bột cá được coi như là nguồn protein cung cấp acid amin tốt
nhất cho ấu trùng cá. Tuy nhiên, cá chỉ có thể tiêu hóa được protein có nguồn gốc từ
bột cá từ ngày tuổi thứ 18 trở đi, khi enzyme trypsin có hoạt tính mạnh(Tonheim & CTV, 2005). Do vậy, giai đoạn nàyấu trùng cá sử dụng các loại động vật phù du cỡ
nhỏ, một loại thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu nhờ các enzyme nội sinh làm nguồn
cung cấp protein và acid amin (Lavens & Sorgeloos, 1996).
Nhu cầu acid amin thiết yếu ở ấu trùng cá biển thay đổi tùy theo loài và giai
đoạn phát triển (Aragão & CTV, 2004). Một số nghiên cứu cho thấy luân trùng,
Artemia là nguồn cung cấp một số acid amin thiết yếu cho ấu trùng cá, tuy nhiên nguồn
cung cấp này vẫn còn hạn chế cho sinh trưởng.Ở cá tráp trắng (Diplodus sargus), sự
thiếu hụt histidine xảy ra ở ngày thứ 2 sau khi nở và threonine vào ngày thứ 12,sau đó
sống với acid amin rất khó thức hiện, do vậy cần phối hợp sử dụng các loại thức ăn hợp lý để đảm bảo cân bằng các acid amin (Dabrowski & CTV, 2005).
1.4.2.2 Lipid và acid béo
Lipid là nguồn năng lượng quan trọng trong quá trình phát triển phôi và giai
đoạn ấu trùng cá (Rønnestad & CTV, 1992). Các nghiên cứu trên loài cá khác nhau cho thấy, nhu cầu lipid trong giai đoạn ấu trùng là rất lớn, như cá tráp là 18%
(Zambonino - Infante & Cahu, 2010), cá bơn Paralichthys olivaceus (Furuita &
CTV, 2003), cá chẽm châu Âu là 25 - 30% (Zambonino - Infante & Cahu, 1999).
Ấu trùng cá có nhu cầu chất béo cao, song phụ thuộc rất lớn vào bản chất của các chất béo.Ấu trùng cá chẽm châu Âu cho ăn thức ăn chứa 14% chất béo trung tính và 12% phospholipid sinh trưởng nhanh và tỷ lệ sống cao hơn so với cho ăn thức ăn
chứa 26% chất béo trung tính (Cahu & CTV, 2003).
Nghiên cứu về nhu cầu phospholipid của ấu trùng cá biển đã được bắt đầu
bởi Kanazawa & CTV từ 1981 (Zambonino - Infante & Cahu, 2010). Phospholipid là thành phần cấu trúc màng tế bào, rất cần thiết cho sự phát triển của ấu trùng cá. Cá có khả năng tổng hợp phospholipid từ các tiền chất,nhưng với mức độ thấp so
với nhu cầu phát triển của ấu trùng , do vậy cá cần tiếp nhận thêm từ nguồn thức ăn
bên ngoài (Coutteau & CTV, 1997). Sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá có liên quan tới lượng phospholipid có trong thức ăn. So với cá cho ăn luân trùng và
Artemia thìấu trùng được cho ăn Copepoda hấp thu được lượng phospholipid lớn hơn(McEvoy & CTV, 1998). Bổ sungphospholipid đầy đủ sẽ giảm dị hình, tỷ lệdị
hình ở ấu trùng cá chẽm châu Âu là 35% khi cho ăn thức ăn với mức phospholipid 3% và chỉ có 2% dị hình khi choăn với mức 12% (Cahu & CTV, 2003).
Đến nay, cũng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, acid béo nhóm HUFA có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ấu trùng cá biển.Sargent & CTV (1999),
trên cơ sở xem xét thành phần HUFA trong trứng cá, đã đề nghị mức tối ưu của
HUFA trong thức ăn của ấu trùng cá biển là 3%, trong đó chủ yếu là acid béo DHA và EPA. Nghiên cứu trênấu trùng cá chẽm châu Âu cho thấy, hàm lượng EPA và DHA tối ưu là 2,5%, việc thiếu hụt các acid béo này làm giảm sinh trưởng và tăng
tỷlệ chết và dị hìnhở ấu trùng, trong đó tỷ lệdị hình có thểlên tới 35% chủyếu là vẹo thân, lệch hàm và mất xương nắp mang(Villeneuve & CTV, 2005). Bên cạnh đó, sự mất cân bằng về tỷ lệ giữa các acid béo trong nhóm HUFA cũng tác động
tiêu cực lên sự phát triển của ấu trùng, tỷ lệ DHA/EPA > 2/1 và EPA/ARA > 5/1
được coi là phù hợp với ấu trùng cá biển (Bell & CTV, 2003).
1.4.2.3 Vitamin
Vitamin đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ấu trùng cá, và đã có những nghiên cứu nhằm xác định nhu cầu vitamin ở giai đoạn ấu trùng làm cơ sở để
bổ sung các chất này vào thức ăn cho cá. Trong đó, vitamin C được nghiên cứu đầu
tiên trênấu trùng cá măng biển (Chanos chanos) bởiGaspasin & CTV (1998) và tác giả cho biết, việc bổ sung vitamin C có tác dụng tích cực trong việc hạn chế dị hình mất xương nắp mang của cá. Nồng độ vitamin C làm giàu thức ăn sống để đáp ứng
nhu cầucủa ấu trùng cá biển lên tới 500 mg/kg chất khô (Merchie & CTV, 1996).
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, cá giống dị hình trong các trại sản xuất có liên quan đến hàm lượng vitamin A có trong thức ăn (Suzuki & CTV, 1999). Nghiên cứu trên ấu trùng cá chẽm châu Âu cho thấy, hàm lượng vitamin A tối ưu
trong thức ăn là 30 mg/kg thức ăn, lượng vitamin A cao hơn hay thấp hơn đều ảnh hưởng tới sinh trưởng, tỷ lệ sống và dị hìnhở cá (Villeneuve & CTV, 2005). Bên cạnh đó, chế độ ăn thiếu hay thừa vitamin D3 cũng làm tỷ lệ dị hình tăng, gây rối
loạn chuyển hóa can xi và hình thành sắc tố ở cá bơn (Hasegawa & CTV, 1998)
Như vậy, vấn đề dinh dưỡng ở ấu trùng cá biển đãđược quan tâm nghiên cứu
rất nhiều nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng giống. Trong đó, việc đảm
bảo sự cân bằng các thành phần dinh dưỡng như acid amin, acid béo, vitamin để
duy trì sự phát triển bình thường của cá ở giai đoạn ấu trùng là rất quan trọng
1.5 Ảnh hưởng của hormone kích thích sinh sản lên khả năng sinh sản, chấtlượng trứng vàấu trùng cá