Ảng 3.7: Ảnh hưởng của hormone l ên các ch ỉ ti êu ch ất lượng ấu tr ùng c ủa cá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật lên chất lượng trứng, ấu trùng và hiệu quả ương giống cá chim Vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại tỉnh Khánh Hòa (Trang 83 - 85)

- Ảnh hưởng của thời gian chiếu

B ảng 3.7: Ảnh hưởng của hormone l ên các ch ỉ ti êu ch ất lượng ấu tr ùng c ủa cá

chim vây vàng

Nghiệm thức

Chỉ tiêu

HCG LHRHa + DOM HCG + LHRHa

Kích thước ấu trùng mới nở (mm) 2,57 ± 0,01a

2,61 ± 0,01ab 2,69 ± 0,05b

Kích thước noãn hoàng (mm) 1,04 ± 0,04 1,09 ± 0,02 0,97 ± 0,06

Kích thước giọt dầu (mm) 0,25 ± 0,02 0,27 ± 0,01 0,29 ± 0,02 Tỷ lệ dị hìnhấu trùng (%) 5,73 ± 1,47 4,37 ± 0,67 4,76 ± 1,85 TLSấu trùng 3 ngày tuổi (%) 59,73 ± 1,73 61,16 ± 0,56 61,02 ± 3,60

Trong cùng một hàng giá trị trung bìnhđi kèm với chữ cái khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý

Loại hormone kích thích cá bố mẹ sinh sản không ảnh hưởng lên các chỉ tiêu

như kích thước noãn hoàng, giọt dầu của ấu trùng mới nở, cũ ng như tỷ lệ dị hình, tỷ

lệ sống của ấu trùng 3 ngày tuổi (P>0,05). Kích thước giọt dầu, tỷ lệ sống của ấu

trùng lần lượt là 0,25 – 0,29 mm và 59,73– 61,16% và có xu hướng tăng ở nhóm cá

tiêm có sự hiện diện của hormone LHRHa.

Tỷ lệ dị hình của ấu trùng cá mới nở từ 4,37 – 5,73% và có xu hướng tăng ở

nhóm cá tiêm bằng HCG. Kích thước ấu trùng mới nở có sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê giữa các nghiệm thức tiêm hormone khác nhau (P<0,05), kích thước nhỏ

nhất ở nghiệm thức tiêm bằng HCG (2,57 mm) và cao nhất ở nghiệm thức tiêm bằng HCG + LHRHa (2,69 mm). Qua kết quả của thí nghiệm này cho thấy, việc

tiêm kết hợp hai loại hormone HCG 500 IU với LHRHa 40 µg/kg cá bó mẹ được

xem là phù hợp để nâng cao chất lượng sinh sản của cá chim vây vàng.

3.3 Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả ương giống

cá chim vây vàng từ 1 ngày tuổi lên 50 ngày tuổi

3.3.1Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá con

3.3.1.1Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của ấu trùng

Kết quả cho thấy, giai đoạn từ 1 đến 13 ngày tuổi, mật độ ương từ 15 – 60 con/L khôngảnh hưởng lên sinh trưởng chiều dài và hệ số CV của cá (P> 0,05), chiều

dài của cá từ 4,06 – 4,26 mm và có xu hướng giảm khi tăng mật độ nuôi, trong khi đó

hệ số phân đàn (từ 13,22 – 17,70%) lại xu hướng giảm khi tăng mật độ ương (Bảng

3.8). Tuy nhiên, sinh trưởng về khối lượng ở nghiệm thức nuôi với mật độ 15 con/L lại tương đương với nghiệm thức 45 con/L và cao hơn so với các mật độ còn lại (P <

0,05).

Đến ngày thứ 23 thì mật độ nuôi lại không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá

chim vây vàng (P > 0,05). Chiều dài của cá 23 ngày tuổi 10,23 – 11,16 mm, khối lượng từ 71,63 – 96,11 mg, tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng (SGR) từ

5,43 – 5,81%/ngày và có xu hướng giảm khi tăng mật độ ương từ 15 lên 60 con/L. Hệ số phân đàn dao động từ 17,50 – 23,23% và không có sự khác biệt có ý nghĩa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật lên chất lượng trứng, ấu trùng và hiệu quả ương giống cá chim Vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại tỉnh Khánh Hòa (Trang 83 - 85)