Đến nay có rất ít những nghiên cứu ảnh hưởng của hormone kích thích sinh sảnlên chất lượng trứng vàấu trùng cá. Hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung làm rõ sự ảnh hưởng của hormone lên sức sinh sản, thời gian hiệu ứng thuốc của cá bố mẹ mà chưa có những đánh giá cụ thể lên các chỉ tiêu khác như thời gian tái phát dục,
chất lượng trứng, ấu trùng.
Nghiên cứu trên loài cá hồng Lutjanus guttatus cho thấy, cá bố mẹ tiêm bằng
dịch chiết não thùy cá chép với liều 0; 1,25; 2,5; 3,75 và 4,0 mg/kg, cá không đẻ ở
liều 0 và 1,25 mg/kg. Các nghiệm thức còn lại cá đẻ, sức sinh sản, kích thước trứng,
0, 250, 500, 750, 900 IU/kg, cáở nghiệm thức đối chúng và tiêm 250 IU/kg không
đẻ, các nghiệm thức còn lại cá đẻ và thời gian hiệu ứng thuốc từ 32 – 34h, sức sinh
sản, kích thước trứng, tỷ lệ thụ tinh cao nhất ở liều tiêm 900 IU/kg. Cũng trên loài
cá này khi tăng liều tiêm từ 1.000 IU đến 1.600 IU/kg cá cho thấy, cá ở tất cả các
nghiệm thức sinh sản tốt, thời gian hiệu ứng thuốc từ 10 – 14h và giảm khi tăng lượng HCG. Sức sinh sản, kích thước trứng và tỷ lệ thục tinh tăng khi tăng lượng
hormone tiêm (Boza-Abarca và CTV, 2011).
Emata (2003) nghiên cứu trên cá hồng bạc (Lutjanus argentimaculatus) bố
mẹ cho thấy, cá không đẻ khi tiêm bằng nước muối sinh lý, LHRHa 50 µg/kg và HCG 500 IU/kg cá. Các nghiệm thức tiêm bằng LHRHa 100 µg/kg, HCG 1.000 và
1.500 IU/kg cá đều đẻ trứng, thời gian hiệu ứng thuốc 38 giờ, không có sự khác biệt
về tỷ lệ trứng nổi, tỷ lệ sống của ấu trùng cá giữa các nghiệm thức tiêm LHRHa 100 µg/kg, HCG 1000 và 1500 IU/kg, tuy nhiên, tỷ lệ nở, ấu trùng khỏe ở nghiệm thức
tiêm HCG 1000 IU lại cao hơn 2 nghiệm thức còn lại. Kết quả nghiên cứu Nguyễn Địch Thanh (2012) cho thấy, cá hồng bạc bố mẹ tiêm bằng HCG liều từ 800 – 1.200 IU/kg hoặc kết hợp HCG 1.200 IU hoặc 1.500 IU với 20 µg/kg cá đều cho kết quả
sinh sản tốt, thời gian hiệu ứng thuốc từ 31 đến 42 giờ.
Cá Salmo trutta bố mẹ không đẻ khi tiêm bằng nước muối sinh lý, các
nghiệm thức tiêm ovaprim 0,5 ml/kg, hoặc LRH-a2 nồng độ 2 và 5 µg/kg, cá sinh sản tốt, không có sự khác biệt về tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tỷ lệ sống và dị hình của cá
bột giữa 3 nghiệm thức tiêm hormone, tuy nhiên ở 2 nghiệm thức tiêm LRH -a2 có sức sinh sản cao, kích thước trứng lớn hơn so với nghiêm thức tiêm ovap rim (Farahi Amin và CTV, 2011). Trong khi đó, cá đối mục (Mugil cephalus) bố mẹ tiêm 2 lần
với liều sơ bộ bằng não thùy cá chép (CP) 20 mg/kg, HCG 1.000 IU/kg, CP 20 mg + HCG 1.000 IU/kg và não thùy cá rô phi 20 mg/kg, sau 24h tiêm liều quyết định
LHRHa 200 µg/kg cá; kết quả cho thấy, cá tiêm liều sơ bộ bằng CP và CP + HCGở
liều sơ bộ cho sức sinh sản, tỷ lệ trúng thụ tinh cao hơn, trong khi cá tiêm liều sơ bộ
bằng não thùy cá rô phi và HCG trứng lại không nở (Yousif và CTV, 2010).
Kal Knickerbocker (2004) sử dụng HCG 1.500 IU và ovaplant 150 µg/kg
tiêm cho cá chim Trachinotus carolinus bố mẹ cho thấy, sức sinh sản, tỷ lệ thụ tinh
của trứng khi tiêm bằng HCG cao hơn so với ovaplant. Trong khi đó tiêm GnRH 75
cái, tỷ lệ thụ tinh 71,3 – 99,3% (Weirich & Riley, 2007). Ho và CTV (2005) nghiên cứu trên loài cá chim Trachinotus ovatus cho thấy, khi tiêm bằng HCG nồng độ
1.000 – 1.600 IU kết hợp với ovaprim 0,3 – 0,5 mL/kg thì sức sinh sản và tỷ lệ thụ tinh tăng khi tăng liều hormone tiêm cho cá.
Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) không đẻ tự nhiện trong điều kiện
nuôi nhốt, do vậy cần sử dụng kích dục tố để kích thích cá sinh sản (Juniyanto và CTV, 2008). Theo Juniyanto và CTV (2008), sử dụng HCG 250 IU kết hợp với
fibrogen IU/kg cá tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 24 giờ có thể kích thích cá đẻ
trứng. Trong khi Gopakumar và CTV (2012) lại chỉ sử dụng HCG với liều 350 IU/kg cá đã có thể kích thích cá đẻ trứng sau 30 – 36 giờ. Theo Lại Văn Hùng và CTV (2011), cá chim vây vàng bố mẹ khi thành thụcsử dụng liều tiêm 20 µg LRHa
+ 2 mg DOM/kg không đẻ trứng, liều lượng đủ để kích thích cá đẻ trứng là 50 µg LRHa + 5 mg DOM/kg cá. Nhóm tác giả cũng thử nghiệm tiêm HCG 1.000 IU/kg cá, sau 4 lần tiêm cá đẻ 2 lần, trong khi sử dụng HCG liều 1.200 IU/kg thì cáđẻ
trứng trong cả 11 lần tiêm thử nghiệm, hoặc sử dụng HCG 1.000 IU + 20 µg LRHa
cá cũng sinh sản tốt. Việc sử dụng kết hợp HCG với LRHa cũng được thực hiện bởi
Ngô Vĩnh Hạnh (2007), tác giả cho biết tất cả các lần thử nghiệm tiêm hormone cá
đều đẻ sau khi sử dụng liều tiêm 2.000 IU kết hợp 20 µg LRHa/kg cá cái.
Như vậy,tùy thuộc vào loài cá, loại hormone sử dụng và vùng nuôi cá bố mẹ khác nhau mà cá đáp ứng kích thích khác nhau trong sinh sản. Việc nghiên cứu cơ
chế thành thục và đẻ trứng của cá ngoài tự nhiên của từng loài là cơ sở đưa ra các
biện pháp nuôi vỗ cá bố mẹ và cho sinh sản nhân tạo thành công. Mặc dù trước đây
cho sinh sản tự nhiên được ưu chuộng trong sản xuất giống các loài cá nuôi do tính
ổn định về tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, tuy nhiên việc kích thích sinh sản nhân tạo nhờ
các loại hormone ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn do phương pháp này giúp
chủ động về mùa vụ và số lượng con giống theo nhu cầu thực tế sản xuất.