Ảng 3.4: Tỷ lệ th ành th ục, sức sinh sản của cá chim vây v àng b ố mẹ cho ăn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật lên chất lượng trứng, ấu trùng và hiệu quả ương giống cá chim Vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại tỉnh Khánh Hòa (Trang 77 - 81)

- Ảnh hưởng của thời gian chiếu

B ảng 3.4: Tỷ lệ th ành th ục, sức sinh sản của cá chim vây v àng b ố mẹ cho ăn

thức ăn có bổ sung vitamin E với hàm lượng khác nhau

Hàm lượng vitamin E bổ sung trong thức ăn (mg/kg)

Chỉ tiêu 0 250 500 750 1.000 TLTT♂ (%) 48,89± 2,22a 70,83±4,17b 73,21±6,76b 90,47±4,76c 76,19±4,76bc TLTT♀ (%) 41,94±1,86a 75,04±14,54b 82,42±2,77b 89,66±2,34b 87,33±2,19b Sức sinh sản (trứng/kg) 45.002 ± 4.709a 64.341 ± 9.866ab 81.478 ± 11.115b 91.125 ± 7.669b 94.833 ± 13.256b KT trứng (mm) 0,99 ± 0,01 0,99 ± 0,01 0,99 ± 0,00 1,02 ± 0,04 1,01 ± 0,02 KT giọt dầu của trứng (mm) 0,26 ± 0,01 0,27 ± 0,01 0,28 ± 0,00 0,27 ± 0,02 0,27 ± 0,00 KTấu trùng (mm) 2,48 ± 0,02a 2,61 ± 0,02c 2,56 ± 0,01b 2,62 ± 0,01c 2,60 ± 0,01bc KT noãn hoàng (mm) 0,92 ± 0,06 0,99 ± 0,07 1,08 ± 0,02 0,98 ± 0,12 1,12 ± 0,05 KT giọt dầucủa ấu

trùng cá (mm)

0,24 ± 0,01 0,26 ± 0,01 0,23 ± 0,01 0,26 ± 0,01 0,25 ± 0,02

Ghi chú: Trong cùng một hàng giá trị trung bìnhđi kèm với chữ cái khác nhau thể hiện sự khác

biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). TLTT♂, TLTT♀: tỷ lệ thành thục của cá đực và cái.

Trong khi đó đối với cá cái, tỷ lệ thành thục và sức sinh sản của cá khi không

bổ sung vitamin E thấp hơn so với có bổ sung vit amin E hàm lượng từ 250 – 1.000 mg/kg thức ăn. Tuy nhiên , không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P>0,05) về tỷ

lệ thành thục của cá cái và sức sinh sản khi bổ sung hàm lượng vitamin E từ 250 –

1.000 mg/kg thức ăn. Tỷ lệ thành thục của cá cái ở nghiệm thức không bổ sung

vitamin E là 41,49%, sức sinh sản là 45.002 trứng/kg cá cái, ở các nghiệm thức bổ

sung từ 250 – 1.000 mg/kg lần lượt là 75,04 – 89,66% và 64.341– 94.833 trứng/kg

cá cái. Tỷ lệ thành thục và sức sinh sản của cá cái có xu hướng tăng khi tăng hàm

lượng vitamin E bổ sung trong thức ăn từ 250 lên 750 mg/kg thức ăn, tuy nhiên tỷ lệ

thành thục bắt đầu có xu hướng giảm khi tăng hàm lượng vitamin E lên đến 1.000 mg/kg thức ăn của cá bố mẹ (bảng 3.4).

3.1.3.2 Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin E bổ sung trong thức ăn lên các chỉ tiêu chất lượng trứng của cá chim vây vàng

Hàm lượng vitamin E bổ sung trong thức ăn của cá bố mẹ từ 0 – 1.000 mg/kg thức ăn không ảnh hưởng tới kích thước trứng, giọt dầu và tỷ lệ nổi của

trứng cá chim vây vàng (P > 0,05). Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin E lại góp phần

nâng cao tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của trứng (P < 0,05). Kích thước trứng, giọt dầu

và tỷ lệ trứng nổi lần lượt là 0,99 – 1,02 mm; 0,26– 0,28 mm, 64,29 – 80,45% và

có xu hướng tăng khi tăng hàm lượng vitamin E từ 0 lên 750 mg/kg thức ăn (bảng

3.4 và hình 3.6).

Tỷ lệ thụ tinh của nghiệm thức cho ăn bổ sung vitamin E 500 mg/kg thức ăn (82,06%) cao hơn so với nghiệm thức không bổ sung (65,10%) (P<0,05), các nghiệm

thức còn lại dao động từ 76,78 – 80,28% và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống

kê (P > 0,05). Tỷ lệ nở cao nhất ở nghiệm thức bổ sung 750 mg/kg thức ăn là 89,11%, thấp nhất ở nghiệm thức không bổ sung (66,97%), các nghiệm thức bổ sung

vitamin E từ 250, 500, 1.000 mg/kg thức ăn không có sự khác biệt có ý nghĩa thống

kê (hình 3.6). a a ab ab b ab b abab ab 0 15 30 45 60 75 90 105 120 Trứng thụ tinh Trứng nổi Tỷ lệ nở T ỷ l ệ (% )

Vitamin E 0 mg Vitamin E 250 mg Vitamin E 500 mg Vitamin E 750 mg Vitamin E 1000 mg

Hình 3.6: Tỷ lệ thụ tinh, trứng nổi, và tỷ lệ nở của cá chim vây vàng bố mẹ cho ăn thức ăn có bổ sung hàm lượng vitamin E khác nhau (Các chữ cái khác nhau

đi kèm mỗi cột của đồ thị thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05))

3.1.3.3 Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin E bổ sung trong thức ăn lên các chỉ tiêu chất lượng ấu trùng cá chim vây vàng

Hàm lượng vitamin E trong thức ăn cá bố mẹ cũng ảnh hưởng tích cực lên

mm)ở nghiệm thức cho ăn vitamin E hàm lượng 250 và 750 mg/kg thức ăn và thấp

nhất ở nghiệm thức không bổ sung (2,48 mm). Tuy nhiên hàm lượng vitamin E lại

khôngảnh hưởng lên kích thước noãn hoàng và giọt dầu của ấu trùng cá mới nở, kích thước noãn hoàng và giọt dầu lần lượt là 0,92 – 1,12 mm và 0,23 – 0,26 mm (bảng 3.4).

Việc có bổ sung hay không bổ sung vitamin E trong thức ăn cá bố mẹ cũng

khôngảnh hưởng lên tỷ lệ dị hình của ấu trùng cá mới nở và tỷ lệ sống cá 3 ngày tuổi (P > 0,05), các tỷ lệ này lần lượt là 4,84 – 9,11% và 44,62 – 55,23%. Tuy nhiên, các nghiệm thức bổ sung vitamin E ấu trùng lại có xu hướng giảm tỷ lệ dị

hình và tăng tỷ lệ sống (hình 3.7). 0 10 20 30 40 50 60 70 0 250 500 750 1000

Hàm lượng vitamin E bổ sung (mg/kg thức ăn)

T

ỷ l

(%

)

Tỷ lệ dị hình của ấu trùng (%) Tỷ lệ sống của ấu trùng 3 ngày tuổi (%)

Hình 3.7: Tỷ lệ dị hìnhấu trùng và tỷ lệ sống của ấu trùng cá 3 ngày tuổi khi

cá chim vây vàng bố mẹ cho ăn thức ăn có bổ sung hàm lượng vitamin E khác

nhau

Theo Watanabe & CTV (1984) cho rằng, vitamin E trong thức ăn là một

trong những nhân tố dinh dưỡng quan trọng ảnh hưởng lên chất lượng sinh sản của

cá bố mẹ. Hàm lượng vitamin E thấp (dưới 62 mg/kg thức ăn) sẽ làm giảm sức sinh

sản do ảnh hưởng của sự mất cân bằng về dinh dưỡng dẫn đến rối loạn cơ chế nội

tiết sinh sản làm cá không thể tổng hợp đủ chất cho sự phát triển bình thường của

tuyến sinh dục (Izquierdo & CTV, 2001). Đồng thời, Utomo & CTV (2008) nghiên cứu trên loài cá Brachydanio rerio cũng cho rằng hàm lượng vitamin E bổ sung

trong thức ăn với hàm lượng 187 mg vitamin E/kg thức ăn cho sức sinh sản, tỷ lệ

thụ tinh, tỷ lệ nở cao hơn so với bổ sung hàm lượng vitamin E thấp. Mặt khác, hàm

lượng vitamin E trong thức ăn cònảnh hưởng lên hàm lượng lipid có trong trứng cá, ở các nghiệm thức cho cá bố mẹ ăn thức ăn có bổ sung vitamin E cao thì tỷ lệ lipid

trong trứng cũng tăng và đây là nguồn năng lượng quan trọng cho quá trình phát triển phôi vàấu trùng cá giai đoạn sớm, do vậy hàm lượng vitamin E trong thức ăn

cá bố mẹ được xem tác dụng gián tiếp đảm bảo cho quá trình phát triển phôi được

diễn ra bình thường, điều này dẫn đến tỷ lệ nở tăng (Utomo & CTV, 2001).

Bên cạnh đó, vitamin E là một chất có tác dụng chống lại quá trính oxy hóa

màng tế bào, do vậy nó bảo vệ các acid béo HUFA không bị oxy hóa, mà các acid béo n-6 trong nhóm HUFA đãđược chứng minh là có tác dụng tăng sức sinh sản, tỷ

lệ nở của trứng và chất lượng ấu trùng (Lại Văn Hùng, 2004). Các acid béo HUFA cũng còn có tác dụng khác là tiền thân của Prostagladin (Leray & CTV, 1985), đây được coi là chất pheromone quan trọng của một số loài cá xương, chất này được tiết

ra bởi cá cái sẽ kích thích con đực thành thục tốt, do vậy đảm bảo cho quá trình thụ tinh được tốt hơn. Theo Watanabe & Vassallo-Agius (2003), cá bố mẹ cho ăn thức ăn có bổ sung hàm lượng vitamin E 2000 mg/kg thức ăn cho cá tráp (Sparus aurata)

bố mẹ không những tăng chất lượng trứng, tinh trùng m à còn giảm tỷ lệ dị hình phôi. Izquierdo & CTV (2001) cũng cho thấy, thức ăn cho cá bơn bố mẹ có hàm

lượng n-3 HUFA như nhau và bổ sung vitamin E hàm lượng từ 55 – 2.010 mg/kg thức ăn cho chất lượng trứng và tỷ lệ sống của ấu trùng 3 ngày tuổi cao hơn so v ới

mức dưới đó.

Nghiên cứu trên cá chim vây vàng cho thấy, bổ sung hàm lượng vitamin E từ 250 đến 1.000 mg/kg thức ăn góp phần cải thiện đáng kể tỷ lệ thành thục của cá, đặc biệt là cá đực và sức sinh sản của cá cái, các chỉ tiêu chất lượng trứng cũng tăn g khi bổ sung hàm lượng vitamin E ở mức cao hơn, và hàm lượng vitamin E được coi

là phù hợp cho nuôi vỗ cá chim vây vàng bố mẹ là 750 mg/kg thức ăn.

3.2 Ảnh hưởng của loại hormone kích thích sinh sản lên khả năng sinh sản vàchất lượng trứng, ấu trùng chất lượng trứng, ấu trùng

3.2.1Ảnh hưởng của loại hormone kích thích sinh sản lên tỷ lệ thành thục, thời

Kết quả nghiên cứu cho thấy, cá chim vây vàng bố mẹ tiêm kích thích sinh sản bằng các loại hormone khác nhau ảnh hưởng lên tỷ lệ thà nh thục, thời gian tái

phát dục và sức sinh sản của cá cái (P < 0,05). Cá bố mẹ không đẻ trứng khi tiêm bằng nước muối sinh lý với liều lượng 0,5 mL/kg cá và não thùy thể liều lượng 10

mg/kg cá cái. Các nghiệm thức còn lại khi tiêm bằng HCG, LHRHa + DOM hoặc

HCG + LHRHa cá sinh sản tốt. Tỷ lệ thành thục cao nhất ở nghiệm thức tiêm bằng

HCG (81,31%), thấp nhất ở nghiệm thức tiêm bằng nước muối sinh lý (57,48%),

các nghiệm thức tiêm bằng não thùy thể, LHRHa + DOM, HCG + LHRHa tỷ lệ

thành thục từ 67,33 – 76,40% và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 2

nghiệm thức trên (bảng 3.5).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật lên chất lượng trứng, ấu trùng và hiệu quả ương giống cá chim Vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại tỉnh Khánh Hòa (Trang 77 - 81)