Tùy thuộc vào đặc điểm của từng loài cá, mức độ thành thục mà có phương
pháp kích tích sinh sản khác nhau, có thể kích thích cá sinh sản bằng cách điều
chỉnh các yếu tố sinh thái, hoặc sử dụng hormone. Hiện nay trên thị trường có một
số loại chế phẩm hormone sử dụng trong sinh sản cá như LHRHa, ovaprim (hỗn
hợp LHRHa và domperi don), não thùy thể cá, HCG, PMS,… và mỗi loại hormone đều có ưu, nhược điểm riêng, cũng như hiệu quả khác nhau khi sử dụng.
Hình 1.3 : Sơ đồ trục Não bộ - Tuyến yên- Nang trứng với những chất tự nhiên (bên trái) và những chất ngoại sinh có thể gây chín và đẻ trứng (Phạm Quốc
Hùng & Nguyễn Tường Anh, 2011).
1.5.1.1 Hormone GnRHa (LHRHa) và hỗn hợp GnRHa với domperidon
LHRHa được chứng minh có khả năng kích thích sự tiết kích dục tố ở một số
loài cá gây nên hiện tượng chín và rụng trứng. Các nghiên cứu gần đây đã chứng
minh sự hiện diện của chất ức chế sự phóng thích của kích dục tố (GRIF) trên cá là catecholamine dopamine. GRIF có thể bị bất hoạt bởi các cơ chất kháng dopamine như pimozide hay metoclopramide. Sự hiện diện của chất kháng dopamine làm tăng
khả năng kích thích sự tiết kích dục tố ở cá của LHRHa. Do vậy, việc sử dụng
LHRHa kết hợp với các chất kháng dopamine mang lại hiệu quả rất cao trong kích
thích sự chín của buồng trứng ở một số loài cá (Lin & Peter, 1996). Tùy thuộc đặc điểm của mỗi loài cá mà liều lượng và cách sử dụng loại hormone này cũng khác
nhau.Ví dụ, cá chẽm châu Âu tiêm 1 hoặc 2 lần với nồng độ 10 - 200 μg/kg cá; cá chẽm Lates calcarifer tiêm với lượng 10 - 200 μg/kg,; cá mú là 10 – 20 μg/kg; cá tráp là 100 μg/kg; cá đối (Mugil cephalus) tiêm kết hợp 10 – 20 μg GnRHa với 15
mg DOM/kg hoặc 20 – 40 mg não thùy cá chép với 300 μg GnRHa/kg; cá bơn vỉ, Các giác quan