Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường l ên ho ạt động sinh sản ở cá

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật lên chất lượng trứng, ấu trùng và hiệu quả ương giống cá chim Vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại tỉnh Khánh Hòa (Trang 28 - 30)

Mục đích của việc sinh sản làđể duy trì nòi giống nên phải đảm bảo sự sống

sót cao nhất cho thế hệ sau, trong đó tính sẵn có của thức ăn và điều kiện môi trường đóng vai trò quyết định (Yoneda, 2005). Do vậy, để thích nghi với những

biến đổi của môi trường cá thường sinh sản vào mùa có nguồn thức ăn phong phú, điều kiện môi trường thuận lợi cho sự phát triển của thế hệ con, đặc biệt là giai đo ạn

ấu trùng và cá giống (Sumpter, 1990; Mañanós & CTV, 2009).

Trong các thông số môi trường thì ánh sángảnh hưởng rất lớn tới sự thành thục ở cá như: cá hồi, cá chẽm châu Âu (Carrillo & CTV, 1995), cá tráp đầu vàng (Zohar & CTV, 1995),cá đù đỏ (Thomas & CTV, 1995), cá tuyết (Davie & CTV, 2007),… Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của ánh sáng lên khả năng thành thục của

cá còn phụ thuộc vào chu kỳ chiếu sáng của các mùa trong năm, sự tương tác với

các yếu tố khác, cũng như đặc điểm của từng loài.

Nhiệt độ cũng đóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động sinh sản ở cá, đặc biệt là các loài phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mỗi loài cá đều có

một ngưỡng nhiệt độ thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục và nếu vượt quá hoặc thấp hơn ngưỡng này thì khả năng thành thục sẽ giảm . Ví dụ,

loài cá bơnLimanda limanda thành thục sinh dục trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau khi nhiệt độ nước thay đổi và đẻ trứng vào tháng 2 và tháng 4, trùng với khi nhiệt độ nước bắt đầu tăng (Mañanós & CTV, 2009).

Các thông số môi trường khác có liên quan tới sự phát triển tuyến sinh dục và đẻ trứng bao gồm thức ăn, chu kỳ trăng, thủy triều,lượng mưa, dòng chảy và áp

lực nước. Các thông tin này có được đến nay dựa trên các quan sát trong thực tiễn

sản xuất cũng như nghiên cứu. Ví dụ, thời gian sinh sản của các loài cá nổi thường

trùng với sự phát triển của sinh vật phù du, hoặc cá tráp sinh sản theo chu kỳ trăng,… Những thông tin này là cơ sở quan trọng đối với những người hoạt động

trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản (Mañanós & CTV, 2009).

Cá bố mẹ trong điều kiện nuôi nhốt, cũng có thể áp dụng các biện pháp điều

chỉnh môi trường cho phù hợp với đặc điểm của từng loài ngoài tự nhiên để kích

thích cá thành thục tốt hơn, hoặc kích thích cá đẻ tự nhiên trong mùa sinh sản. Tuy

nhiên,ở một số loài khi nuôi nhốt, các yếu tố môi trường không thỏa mãnđược điều

kiện để thành thục và đẻ trứng, trong trường hợp này thì việc sử dụng hormone để

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật lên chất lượng trứng, ấu trùng và hiệu quả ương giống cá chim Vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại tỉnh Khánh Hòa (Trang 28 - 30)