NANG TRỨNG MPF TÚI MẦM NOÃN BÀO GnRH GRIF (Dopamin) Kích dục tố (GTH II) (Dopamin) C21 Steroid (17, 20P) Feedback - (Estrogen)
cá hồng bạc liều lượng là 100 μg/kg (Tucker, 2000), cá chim vây vàng tiêm kết hợp
50μg với 5 mg DOM (Lại Văn Hùng và CTV,2011).
1.5.1.2 Các loại kích dục tố (não thùy cá, HCG, PMS)
Các phương pháp truyền thống kích thích sinh sản nhân tạo thường sử dụng
chiết xuất của não thùy tiêm vào cơ lưng hay xoang bụng của cá. Não thùy tươi hay
não thùy qua xử lý của cá thành thục sinh dục được sử dụng tiêm cho cá một lần
hay nhiều lần. Tuy nhiên tiêm nhiều lần thường ít thành công và cá cái thường bị
thoái hóa buồng trứng do ảnh hưởng của stress. Đối với cá đực, liều tiêm có hàm
lượng bằng hay khoảng nửa liều của cá cái và thường được tiêm cùng thời điểm với
liều quyết định của cá cái. Liều tiêm được tính dựa vào tỷ lệ của lượng thuốc trên
khối lượng cá. Sử dụng não thùy có nhược điểm là chất lượng khôngổn định, các loài cá khác nhau về kích dục tố, nguồn cung cấp não thùy tinh khiết hay ở dạng
hợp chất không đủ và chi phí cao (Lin & Peter, 1996, Nguyễn Tường Anh, 1999).
Vấn đề về chi phí và chất lượng của hormone được giải quyết phần nào khi kích dục tố chiết xuất từ động vật có vú được sử dụng. Hai loại hormone ở dạng
tinh khiết được sử dụng là HCG và PMS. Liều lượng sử dụng thay đổi tùy theo loài và có thể liên hệ đến sự tương đồng HCG và PMS với kích dục tố trong mỗi loài cá.
HCG được sử dụng rộng rãi và có nhiều thuận lợi mặc dù chi phí tương đối cao.
Khả năng đáp ứng miễn dịch khi sử dụng HCG và não thùy liên tiếp trong nhiều năm cũng là một trong những hạn chế khi sử dụng (Lin & Peter, 1996; Phạm Quốc
Hùng, 2010). Liều lượng với cá chẽm châu Âu là 800 – 1.000 IU HCG/kg cá; cá chẽm 2- 3 mg não thùy kết hợp với 250 – 1.000 IU HCG/kg cá; cá mú 690 IU HCG với 46 IU MPS/kg, hoặc 2.500 IU HCG/kg, hoặc kết hợp 2-4 mg não thùy với 400 –
1.000 IU HCG/kg; cá tráp 500– 1.000 IU HCG/kg; cá đối tiêm 14.000 – 48.000 IU HCG/kg với 7 – 40 mg não thùy/kg; cá đù đỏ (Sciaenops ocellatus) tiêm 500– 600 IU HCG/kg ; cá hồng bạc 1.000 IU HCG/kg; cá dìa (Siganus spp) 2.000 IU
HCG/kg; cá măng biển 400 – 600 IU HCG/kg ; cá chim (Trachinotus blochii, T. falcatus, T. carolirus) tiêm từ 500 - 2.700 IU HCG/kg (Tucker, 2000; Ho & CTV, 2005; Ngô Vĩnh Hạnh, 2008).
Sự rụng trứng và sinh sản ở cá cũng như các loài động vật có xương sống
khác là chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động. Tác động môi trường chuyển
bằng tín hiệu đến não mà kết quả là phóng thích hormone kích thích sinh dục
(Gonadotropin Releasing Hormone - GnRH) hay ức chế sự phóng thích kích thích
tố sinh dục (Gonadotropin Release Inhibiting Factor - GnRIF), các hormone này sẽ
kích thích tuyến yên tiết hoặc không tiết ra kích dục tố (Gonadotropins - GtH). Khi
đạt đến một hàm lượng GtH nhất định, quá trình tổng hợp noàn hoàng kết thúc, quá
trình chin và rụng trứng xảy ra. Lúc này lớp tế bào vỏ và tế bào hạt của nang trứng
bị kích thích tiết ra hợp chất steroid kích thích thành thục sinh dục (Maturation
Inducing Steroid - MIS); và MIS kích thích sự đẻ trứng (Lin & Peter, 1996).
Nghiên cứu trên một số loài cá đã chứng minh hormone steroid (chủ yếu 17 - alpha, 20-beta progesterone - 17α, 20β P) có tác dụng tương tự như MIS và cùng với các hormone giới tính khác như pheromones đóng vai trò quan trọng trong quá
trình thành thục sinh dục và đẻ trứng của cá (Lin & Peter, 1996; Nguyễn Tường
Anh, 1999; Phạm Quốc Hùng, 2010). Đến nay, những nghiên cứu sử dụng hormone steroid để kích thích sinh sản phổ biến trên cá nước ngọt, còn trên cá biển rất hạn
chế. Liều lượng sử dụng các hormone steroid trên một số loài cá biển như cá măng
biển tiêm 2 lần bằng 200 μgGnRHa kết hợp 250 μg Methyltestosterone/kg; cá đối
tiêm 1 lần bằng 7 – 50 mg não thùy kết hợp 115 mg Deoxycorticosterone/kg
(Tucker, 2000; Phạm Quốc Hùng & Nguyễn Tường Anh, 2011).
1.5.2.Ảnh hưởng của các loại, liều lượng hormone lên khả năng sinh sản, chấtlượng trứng vàấu trùng cá