CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN :

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 26)

- Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam

6. Kết cấu của luận văn

1.2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN :

- “Chiến lược cạnh tranh” - Tác giả Micheal E.Porter, Dịch giả Nguyễn Ngọc Toàn, NXB Trẻ, Ngày XB: 05/2010 và cuốn “Lợi thế cạnh tranh – tạo lập và duy trì thành tích vượt trội trong kinh doanh” - Tác giả Micheal E.Porter, Dịch giả Nguyễn Phúc Hoàng, NXB Trẻ, Ngày XB: 11/2008

Trong hai cuốn sách này, Micheal E.Porter đưa ra những lý luận cơ bản về chiến lược cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh trên cả tầm vi mô và vĩ mô, đưa ra ý

thức phải có về việc xây dựng chiến lược và về tầm quan trọng của lợi thế cạnh tranh. Porter phân tích sự phức tạp và cạnh tranh của các ngành công nghiệp. Porter đưa ra mô hình năm lực lượng cạnh tranh và giới thiệu một trong các công cụ cạnh tranh mạnh nhất chưa phát triển gồm ba chiến lược chung là: chi phí thấp nhất, sự khác biệt, và tập trung, nó mang lại một cơ cấu để làm nhiệm vụ của vị trí chiến lược. Ông đã cho thấy lợi thế cạnh tranh như thế nào có thể được xác định trong điều khoản chi phí tương đối và giá cả tương đối, do đó kết nối trực tiếp đến lợi nhuận, và trình bày một cái nhìn hoàn toàn mới về cách thức tạo ra lợi nhuận và phân chia. Trong gần hai thập kỷ kể từ khi xuất bản, Porter đưa ra cơ cấu để dự đoán hành vi của đối thủ cạnh tranh đã chuyển đổi cách thức mà các công ty nhìn vào đối thủ của họ và đã được tăng lên đến kỷ luật mới về đánh giá đối thủ cạnh tranh. Hơn một triệu người quản lý những công ty ở cả hai lớn và nhỏ, các nhà phân tích đầu tư, tư vấn, học sinh, và các học giả trên khắp thế giới đã tiếp thu ý tưởng của Porter và áp dụng chúng để đánh giá các ngành công nghiệp, hiểu đối thủ cạnh tranh, và chọn vị trí cạnh tranh. Những ý tưởng trong sổ địa chỉ các vấn đề cơ bản tiềm ẩn của đối thủ cạnh tranh một cách độc lập mà là các chi tiết cụ thể của các công ty cố gắng cạnh tranh. Chiến lược cạnh tranh đã làm đầy một khoảng trống trong tư duy quản lý. Nó cung cấp một nền tảng bền bỉ và điểm nền tảng mà trên đó tất cả các công việc tiếp theo có thể được xây dựng. Bằng cách đưa một cấu trúc để xử lý kỷ luật như thế nào câu hỏi của các công ty đạt được lợi nhuận cao, những khuôn khổ phong phú và hiểu biết sâu bao gồm một cái nhìn tinh vi của các đối thủ cạnh tranh vượt trội trong quý cuối thế kỷ.

- “Tối đa hóa năng lực nhân viên” – Tác giả William J.Rothwel, NXB: Lao động xã hội, Ngày XB: 10/2011 đề cập đến cách làm chủ và thực hành việc quản lý người tài mỗi ngày. Giúp độc giả khám phá ra cách thức những niềm tin về công việc và bản chất con người, cùng những hành vi hàng ngày của nhân viên ở nơi làm việc ảnh hưởng như thế nào đến khả năng và động lực để làm việc của nhân viên.

- Luận văn thạc sỹ: Đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cho thuê tài chính – Ngân hàng ĐT&PT VN”, Tác giả: Hoàng Thu Thủy.

Luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Thu Thủy đưa ra cái nhìn tổng quát và những lý thuyết cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, những yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh. Tác giả đưa ra những bài học kinh nghiệm về phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại EU, Nhật Bản, Mỹ. Tác giả nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty CTTC – Ngân hàng ĐT&PT VN từ đó đưa ra những thành tựu đạt được và những hạn chế cần khắc phục trong quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh và đưa ra những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh gồm: giải pháp nâng cao năng lực tài chính, giải pháp nâng cao năng lực hoạt động, giải pháp nâng cao năng lực quản trị điều hành và giải pháp nâng cao năng lực công nghệ thông tin.

- Luận văn thạc sỹ: Đề tài “Hoạt động tài trợ vốn thông qua hình thức cho thuê tài chính tại Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, thực trạng và giải pháp”, Tác giả: Lê Văn Hải. Luận văn thạc sỹ của tác giả Lê Văn Hải đề cập đến khía cạnh tài trợ vốn thông qua hình thức thuê tài chính tại Công ty CTTC – Ngân hàng ĐT&PT VN và những giải pháp thúc đẩy hoạt động tài trợ vốn tại đây. Tác giả phân tích tính cấp thiết trong nhu cầu về vốn, nhất là vốn trung dài hạn đầu tư tài sản của các doanh nghiệp nhưng rất nhiều doanh nghiệp cần vốn lại chưa biết đến hình thức CTTC còn khá mới ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh những kết quả đạt được bước đầu trong hoạt động tài trợ vốn tại BLC, tác giả còn phản ánh lên một số thực trạng còn tồn tại trong hoạt động cho thuê tài chính của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Trên cơ cở đó đề ra một số biện pháp nhằm phát triển hoạt động Cho thuê tài chính ngày càng hiệu quả hơn.

Đề tài “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CTTC – Ngân hàng ĐT&PT VN’’ là một đề tài hoàn toàn mới và chưa được công bố trong bất cứ công trình tương tự nào. Đề tài đưa ra lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong đó đề cập đến sự cần thiết phải đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Đề tài đưa ra thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty CTTC – Ngân hàng ĐT&PT

VN giai đoạn 2006 – 6T/2011, những kết quả đạt được và hạn chế. Tôi xin đề xuất một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty: Tăng cường huy động vốn và quản lý sử dụng vốn hiệu quả cho hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh; giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực, lấy nguồn nhân lực là trung tâm của quá trình phát triển; giả pháp nghiên cứu thị trường, marketing, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới (mang tính độc đáo, tiện lợi) và đầu tư hơn nữa cho hoạt động quảng bá hình ảnh, giải pháp đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin mang tính đột phá, là thay đổi căn bản cần phải tiến hành…Nội dung của đề tài cũng chính là những vấn đề bức thiết đặt ra với BLC trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nói chung và của Công ty nói riêng, thời điểm BLC cần có sự chuyển mình mạnh mẽ trong môi trường cạnh tranh và đào thải khốc liệt để tự khẳng định mình.

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH

2.1 Năng lực cạnh tranh của Công ty Cho thuê tài chính

2.1.1 Tổng quan về công ty cho thuê tài chính

2.1.1.1 Lịch sử ra đời của hoạt động cho thuê tài chính

Giao dịch cho thuê tài sản đầu tiên ra đời từ rất sớm, những hoạt động thuê đã có từ cách đây rất lâu, có thể tới 5000 năm trước. Những người Hy Lạp cổ là những người đầu tiên phát triển hình thức cho thuê lại các khu mỏ và cho thuê nhà băng. Hợp đồng cho thuê nhà băng đầu tiên được kí vào năm 370 trước CN cho các tài sản bao gồm tên của nhà băng, các khoản cầm cố, các văn phòng và nhân viên. Một trong những điều luật đầu tiên nhắc tới thuê ở Liên hợp Anh là Đạo luật xứ Wales được soạn thảo vào năm 1284. Đạo luật đã sử dụng những điều luật về đất đai sẵn có làm khung pháp lý cho việc thuê các tài sản như các thiết bị nông nghiệp.

Hoạt động CTTC với những hình thức như hiện thời bắt nguồn từ Mỹ. Công ty cho thuê đầu tiên của Mỹ được thành lập bởi Henry Shofeld vào năm 1952. Công ty được thành lập để phục vụ ngành vận tải đường sắt. Sau đó châu Âu cũng nhanh chóng xuất hiện những công ty cho thuê của mình vào cuối những năm 1950 và đầu 1960 sau đó hoạt động cho thuê tài chính lan rộng và phát triển mạnh mẽ ở khu vực châu Á và các khu vực khác vào đầu những năm 70 của thế kỷ 20. Cùng với sự phát triển của hệ thống đường sắt vào giữa thế kỷ 19, các doanh nghiệp nhỏ cũng đầu tư vốn vào các toa tàu chở than và sau đó cho các công ty mỏ thuê lại. Các hợp đồng thuê thường cho người thuê quyền được mua thiết bị sau khi hết thời hạn hợp đồng. Đầu thế kỷ 19, cùng với sự phát triển về khoa học kỹ thuật, thị trường tài chính cũng có những bước tiến đáng kể, cùng với nó hoạt động cho thuê tài chính cũng có sự thay đổi về tính chất giao dịch và hình thức cho thuê tài chính lần đầu tiên xuất hiện tại Mỹ và nhanh chóng lan rộng khắp thế giới. Tính đến nay, hoạt

động CTTC đã xuất hiện tại hơn 100 quốc gia trên toàn thế giới và là kênh huy động vốn khá hiệu quả của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Tài sản thuê tài chính cũng trở nên đa dạng hơn, đáp ứng hầu hết các yêu cầu đầu tư tài sản cố định của các doanh nghiệp trong nền kinh tế… Những thành tựu công nghệ khiến cho các doanh nghiệp có nhu cầu đổi mới tài sản thường xuyên hơn. Đi thuê giúp cho các doanh nghiệp có được tài sản với những điều khoản có lợi hơn là việc mua thiết bị.

Ở Việt Nam công ty cho thuê tài chính đầu tiên được thành lập vào năm 1996 và hoạt động cho thuê tài chính cũng đã manh nha ở các ngân hàng trước đó nhưng phải cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị định 16/2001/NĐ-CP ngày 02/05/2001 thì hoạt động cho thuê tài chính ở Việt nam mới thực sự hình thành và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đến nay có 13 công ty cho thuê tài chính đang hoạt động, bao gồm các công ty CTTC nhà nước, cổ phần, liên doanh và nước ngoài. Hiệp hội Cho thuê tài chính Việt Nam (một tổ chức phi chính phủ được các công ty CTTC tự nguyện tham gia) được thành lập năm 2007, đến nay có 9 thành viên. Hiệp hội CTTC Việt Nam đã và đang thực hiện tốt vai trò liên kết hoạt động giữa các Công ty Cho thuê tài chính, thảo luận, đề xuất, kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước những vấn đề để hoàn thiện các cơ chế, tạo điều kiện cho các công ty CTTC hoạt động tốt hơn.

2.1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và các loại hình Công ty Cho thuê tài chính

Có rất nhiều các khái niệm khác nhau về cho thuê tài chính, theo văn bản mới nhất là Nghị định số 65/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19 tháng 05 năm 2005, khái niệm này như sau: “Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên cho thuê với bên thuê. Bên cho thuê cam kết mua máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của bên thuê và nắm giữu quyền sở hữu đối với các tài sản cho thuê. Bên thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thỏa thuận.”

được gọi là giao dịch thuê tài chính: (1) Quyền sở hữu tài sản thuê được chuyển giao cho người thuê khi kết thúc hợp đồng; (2) Hợp đồng thuê có quy định quyền chọn mua tài sản thuê khi kết thúc hợp đồng với giá trị thấp hơn giá trị thuê tại thời điểm kết thúc hợp đồng; (3) Thời gian của hợp đồng thuê chiếm phần lớn thời gian sử dụng hữu ích của tài sản thuê ; (4) Giá trị hiện tại của toàn bộ tiền thuê tối thiểu do người thuê trả tiền lớn hơn hoặc bằng giá trị thị trường của tài sản thuê tại thời điểm ký hợp đồng

Bên cạnh các khái niệm về cho thuê tài chính, còn có một số khái niệm liên quan đến nghiệp vụ cho thuê tài chính. Hoạt động cho thuê tài chính cũng có những đặc điểm riêng, từ đó có cơ sở để so sánh cho thuê tài chính với các hình thức huy động, tài trợ vốn khác.

Đặc điểm của giao dịch cho thuê tài chính

Đối tượng cho thuê là những tài sản (thường có giá trị lớn) phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

Người thuê có quyền được lựa chọn tài sản từ nhà cung cấp để đề nghị bên cho thuê mua tài sản đó về cho mình thuê.

Người thuê sử dụng phần lớn thời gian hữu dụng của tài sản.

Người cho thuê giữ quyền sở hữu tài sản trong suốt thời gian cho thuê.

Khi kết thúc thời hạn thuê, người thuê có thể được chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người cho thuê.

Dựa trên những đặc điểm đó mà ta có thể nhận biết một giao dịch cho thuê tài chính thông thường trong vô vàn các quan hệ giao dịch kinh tế tài chính trong xã hội. Tuy nhiên, quan niệm về cho thuê tài chính hiện nay được nới rộng hơn bằng việc giảm bớt một hay một vài đặc điểm nêu trên đối với một giao dịch cho thuê tài chính cụ thể, nhờ đó mà hoạt động cho thuê tài chính có thể phát triển mạnh, linh hoạt và phù hợp với yêu cầu của hoạt động kinh doanh.

Trong cho thuê tài chính, khi kết thúc thời hạn thuê, người thuê có thể được chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người cho thuê. Đối với thuê tài sản, quyền sở hữu tài sản thuê không được chuyển giao cho bên thuê khi kết thúc hợp đồng thuê tài sản.

Trong cho thuê tài chính, thời hạn thuê tài chính chiếm phần lớn thời gian hữu dụng của tài sản. Đối với thuê tài sản, thông thường thời hạn thuê chỉ chiếm một phần trong thời gian hữu dụng của tài sản.

Trong cho thuê tài chính, tổng số tiền thuê một loại tài sản ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản. Đối với thuê tài sản, tổng giá trị tiền thuê chỉ chiếm một phần trong tổng giá trị tài sản.

Phân biệt giữa hoạt động cho thuê tài chính với hoạt động cho vay của ngân hàng

Trong cho vay thông thường, ngân hàng tài trợ vốn bằng tiền cho khách hàng để khách hàng dùng số tiền đó mua tài sản phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Còn trong cho thuê tài chính, bên cho thuê tài trợ cho khách hàng trực tiếp bằng các tài sản máy móc thiết bị mà khách hàng đang cần dùng. Như vậy, tài trợ bằng cho thuê tài chính đảm bảo sử dụng đúng mục đích vốn vay hơn so với hoạt động tín dụng thông thường.

Trong giao dịch cho vay thông thường của ngân hàng chỉ có sự tham gia của hai bên là người đi vay và ngân hàng. Còn trong cho thuê tài chính, bên cạnh sự tham gia của bên thuê và công ty cho thuê tài chính còn có sự tham gia rất quan trọng của chủ thể thứ ba là các nhà cung cấp tài sản.

Trong cho vay, người đi vay có quyền định đoạt đối với tài sản đầu tư bằng tiền vay (tài sản đó thuộc sở hữu của người vay), do đó khi cần thu nợ thường khó khăn vì xử lý tài sản thế chấp rất phức tạp. Đối với cho thuê tài chính, quyền sở hữu tài sản vẫn do bên cho thuê nắm giữ và bên thuê chỉ có quyền sử dụng tài sản trong thời gian thuê nên khi xảy ra tình huống phải xiết nợ thì điều đó dễ dàng cho công ty cho thuê tài chính để thu hồi tài sản về ngay.

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w