Sơ lược về năng lực cạnh tranh của Công ty CTTC – Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và các đối thủ

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 72)

- Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam

6. Kết cấu của luận văn

3.2 Sơ lược về năng lực cạnh tranh của Công ty CTTC – Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam và các đối thủ

ĐT&PT Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh

Tính đến thời điểm tháng 6/2011 theo số liệu từ NHNN thì trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam có 5 ngân hàng thương mại nhà nước (trong đó có ngân hàng Ngoại thương và Công thương chuyển sang mô hình cổ phần), 1 ngân hàng chính sách xã hội, 5 ngân hàng liên doanh, 5 ngân hàng 100% vốn đầu tư nước ngoài, 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 48 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 17 công ty tài chính, 13 công ty cho thuê tài chính và 915 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

Hầu hết các Công ty CTTC tại Việt Nam hiện nay đều hạn chế so với các NHTM về năng lực tài chính (Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu thấp hơn rất nhiều so với các NHTM, trong khi các NHTM có vốn điều lệ hàng nghìn tỷ đồng thì các Công ty CTTC chỉ dừng lại ở mức vốn điều lệ vài trăm tỷ đồng, vốn huy động bị hạn chế so với các NHTM về kỳ hạn do chỉ được huy động nguồn có kỳ hạn trung và dài hạn, chênh lệch lãi suất đầu vào đầu ra thấp hơn so với các NHTM do không huy động được nguồn vốn giá rẻ, mạng lưới giao dịch thưa thớt…). Đội ngũ cán bộ của Công ty CTTC – BIDV nói riêng và của các Công ty CTTC nói chung chưa thực sự được đầu tư bài bản và có hiểu biết sâu rộng về các tài sản cho thuê. Hệ thống công nghệ thông tin của BLC và của các Công ty CTTC tại Việt Nam chưa được đầu tư đồng bộ, vẫn còn sử dụng những phần mềm cho thuê tài chính đã cũ và lạc hậu, chưa tạo được thuận tiện trong giao dịch như đối với các NHTM. Khách hàng tại Việt Nam từ trước đến nay vẫn quen thuộc với các sản phẩm dịch vụ của các NHTM và chưa biết nhiều đến hoạt động CTTC (tỷ trọng tín dụng của các Công ty tài chính, cho thuê tài chính chỉ chiếm 3,5% tổng dư nợ của HTTD Việt Nam năm 2010), dịch vụ CTTC chưa được quảng bá rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng làm giảm tính cạnh tranh của loại hình tín dụng đầy tiềm năng này.

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành viên Hiệp hội CTTC Việt Nam 2010

Đv: Tỷ đồng STT Nội dung CTTC NN I CTTC NN II CTTC ĐT I CTTC ĐT II CTTC CT CTTC NT CTTC Sacom CTTC Vinashin 1 Tổng TN 427 685 176 184 209 166 93 146 2 Tổng chi 1019 3940 154 164 147 140 40 145 Trong đó trích DPRR 595 1933 21 20 5.7 19.5 4.7 26.6 3 Số dư DPRR 708 3351 56 108.7 17.7 74.1 8.6 32 4 LNTT -592 -3255 21.8 20 82 32 52.5 0.7 LNTT không trích DPRR 3 -1322 42.8 40 87.7 51.5 57.2 27.3 5 LNST 16.35 15 61.5 24 39.4 0.53 6 VCSH -455 -4469 282 168 503 324 311 315 7 ROA (%) 0.64 0.42 1.66 1.72 4 0.99 8 ROE (%) 4.515 3.77 4.7 6.19 5.11 5.18 9 TDN 2233 9979 1573 1766 1392 1190 828 331

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2010 của Hiệp hội CTTC Việt Nam)

So với mặt bằng chung của các Công ty CTTC, BLC vẫn duy trì được các chỉ tiêu hiệu quả ở mức trung bình. Năm 2011 trừ 02 công ty CTTC của Ngân hàng NN hoạt động kinh doanh thua lỗ thì các công ty CTTC còn lại của hiệp hội CTTCVN đều hoạt động có lãi.

Thị phần hoạt động của BLC tại thị trường Việt Nam đạt cao nhất vào năm 2002 đạt 20.7% và 21% , đến năm 2006 đạt 11% và năm 2010 thị phần dư nợ của BLC còn 8%. Chính vì vậy việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của BLC nhằm gia tăng thị phần so với các Công ty Cho thuê tài chính khác là điều cần thiết. Tuy nhiên con số trên cũng chưa thực sự phản ánh hết được năng lực cạnh tranh của

BLC do khi CTTC xuất hiện tại Việt Nam trong thời gian đầu chỉ có vài ba Công ty CTTC nên BLC chiếm thị phần lớn, hiện nay trên thị trường có đến 13 Công ty CTTC nên việc giảm sút thị phần gần như là một điều tất yếu, hai công ty CTTC của Ngân hàng NN&PT Nông thôn mặc dù thị phần lớn nhất thị trường nhưng lại bị thua lỗ lớn. Điều này cho thấy việc gia tăng thị phần nhưng không đúng hướng, gia tăng dư nợ một cách ồ ạt làm phát sinh nợ xấu cao dẫn đến thua lỗ là bài học lớn cho BLC. Nhiệm vụ đặt ra đối với BLC lúc này là duy trì và từng bước gia tăng thị phần trở lại nhưng cũng phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng thẩm định dự án và có chiến lược kinh doanh bài bản, đảm bảo việc gia tăng thị phần nhưng không phát triển quá nóng.

Hiện tại năng lực cạnh tranh của các Công ty CTTC khá đồng đều nhau, chính vì vậy để bứt phá trong cuộc cạnh tranh gay gắt giành thị phần, thu hút khách hàng, BLC đặt ra chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh riêng của mình với những công cụ chủ yếu: giảm lãi suất cho thuê, tạo ra sự độc đáo đối với các sản phẩm thuê của mình đồng thời tạo được sự thuận tiện trong giao dịch. Trong hoàn cảnh năng lực cạnh tranh khá đồng đều thì việc thu hút khách hàng khá hiệu quả khi sử dụng công cụ quảng cáo, quảng bá sản phẩm hình ảnh nhưng đáng tiếc là BLC vẫn chưa tận dụng triệt để công cụ này. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh được đặt ra như một nhiệm vụ hết sức cấp bách đó là: đầu tư mở rộng mạng lưới, đầu tư nghiên cứu thị trường, marketing, đầu tư phát triển nguồn nhân lực và đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin. Đầu tư vào những nội dung trên sẽ giúp BLC cải thiện được các công cụ này.

3.3 Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty CTTC - Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam giai đoạn 2006 – 6T/2011

3.3.1 Quy mô vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh và nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty giai đoạn 2006 - 6T/2011

Vốn đầu tư của Công ty được đầu tư vào các nội dung: đầu tư phát triển mạng lưới; đầu tư phát triển nguồn nhân lực; đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin; đầu tư nghiên cứu thị trường, marketing. Trong thời gian qua, BLC luôn

chú trọng đến việc đầu tư nâng cao NLCT, việc đầu tư nâng cao NLCT đã được ban lãnh đạo Công ty đưa vào mục tiêu, chiến lược phát triển của Công ty trong thời gian tới và đã chỉ đạo xây dựng đề án nâng cao NLCT. Vốn đầu tư nâng cao NLCT của Công ty tăng đều qua các năm , tuy nhiên khối lượng vốn đầu tư chưa thực sự tương xứng với quy mô hoạt động của Công ty. Nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của BLC hàng năm được trích từ lợi nhuận hàng năm, các quỹ khấu hao, sửa chữa tài sản, các quỹ khen thưởng phúc lợi, quỹ đầu tư phát triển… và từ nguồn tài trợ của BIDV.

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu Nguồn vốn huy động của BLC từ năm 2006-6T/2011

Có thể nói tỷ trọng các nguồn huy động vốn của BLC trong những năm qua không có gì thay đổi nhiều, vốn vay từ ngân hàng mẹ là BIDV vẫn chiếm tỷ trọng nhiều nhất. Thực tế huy động nguồn của công ty dùng để cho thuê chủ yếu vẫn dựa vào nguồn vốn vay được từ BIDV (nguồn vốn vay TW) do nguồn cung khá ổn định và lãi suất cạnh tranh. Công ty chỉ huy động thêm từ các tổ chức kinh tế, các doanh ngiệp khác nhằm mở rộng mối quan hệ và đa dạng hoá nguồn vốn huy động. Trong thời gian tới nếu nguồn vốn vay từ BIDV giảm về khối lượng hoặc chi phí tăng cao hơn thì công ty sẽ gặp khó khăn về nguồn vốn huy động do huy động trực tiếp từ thị trường là khá khó khăn. Vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cũng bị phụ thuộc vào nguồn vốn huy động nói trên.

Bảng 3.2: Tỷ trọng tín dụng, huy động vốn của toàn hệ thống TCTD theo nhóm TCTD năm 2010

Đơn vị: % STT Loại hình TCTD Tín dụng Huy động vốn Tổng số VNĐ Ngoại tệ Tổng số VNĐ Ngoại tệ Toàn hệ thống 100 100 100 100 100 100 1 TCTD Nhà nước 54.6 58.7 38.1 48.3 51.5 37.7

2 Ngân hàng thương mại cổ phần 31.2 32.4 26.1 42.6 41.9 44.9

3 NH liên doanh, Chi nhánh NH nước ngoài,

NH 100% vốn nước ngoài 9.4 3.8 32.6 7.1 4.3 16.6

4 Công ty tài chính, cho thuê tài chính 3.5 3.6 3.2 0.9 1.0 0.8

5 Quỹ Tín dụng nhân dân 1.3 1.6 - 1.1 1.4 0.0

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

Nhìn vào bảng có thể thấy tỷ trọng tín dụng và huy động vốn của BLC nói riêng và của các Công ty CTTC nói chung chiếm tỷ trọng rất nhỏ, tín dụng chiếm 3.5% và huy động vốn chiếm 0.9%. Đây cũng là một thực tế đáng buồn mà rất cần sự cải tiến trong hoạt động của các Công ty CTTC cũng như các cơ quan quản lý để hoạt động CTTC phát triển tốt hơn trong thời gian tới.

Nhằm đa dạng hoá nguồn vốn huy động của các công ty cho thuê, NHNN đã có thông tư số 06 ngày 23/10/2006 hướng dẫn bán các khoản phải thu từ hợp đồng CTTC cho phép các công ty CTTC bán khoản phải thu trong thời hạn còn lại của Hợp đồng.

Công ty cho thuê bán các khoản phải thu nhằm thu hồi nguồn vốn đã đầu tư nhằm tái đầu tư vào dự án khác, nhưng vẫn có nghĩa vụ tiếp tục thu hồi tiền thuê từ khách hàng rồi chuyển trả cho bên mua khoản phải thu. “Bên mua khoản phải thu” là các nhà đầu tư, bao gồm: các tổ chức hoạt động tại Việt Nam, cá nhân cư trú tại Việt Nam. “Giá bán khoản phải thu” là số tiền do các bên thoả thuận trong giao dịch bán khoản phải thu, được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm so với số tiền bên thuê còn phải trả theo Hợp đồng CTTC, nhưng không thấp hơn nợ gốc CTTC trừ đi số tiền bên cho thuê đã thu hồi được từ bên thuê.

Trong giao dịch bán khoản phải thu, Công ty CTTC đã quay vòng được nhanh hơn nguồn vốn huy động. Tuy nhiên thực tế cho thấy, việc bán các khoản

phải thu vẫn chủ yếu được giao dịch giữa Công ty CTTC và Ngân hàng mẹ, do việc bán các khoản phải thu này đối với các tổ chức khác là khó thực hiện.

Việc khống chế tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng trong tất cả công ty trực thuộc tối đa không quá 25% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của tổ chức tín dụng (13/2010/TT-NHNNN), quy định tỷ lệ tối đa là 30% nguồn vốn ngắn hạn để sử dụng cho vay trung và dài hạn đối với Công ty CTTC (15/2009/TT-NHNN) và quy định tỷ lệ cấp tín dụng không được vượt quá 85% từ nguồn vốn huy động (19/2010/TT-NHNN) làm cho nguồn vốn huy động của Công ty đang và sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Thực tế cho thấy BLC chưa tranh thủ được nhiều từ nguồn hỗ trợ từ BIDV mà chủ yếu là dùng vốn tự có của mình để đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh, chính vì vậy nguồn vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty còn chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty.

Bảng 3.3: Quy mô vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh BLC giai đoạn 2006 – 6T/2011

Đơn vị: Tỷ đồng,%

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 6T/2011

Số vốn Tỷ lệ (%) Số vốn Tỷ lệ (%) Số vốn Tỷ lệ (%) Số vốn Tỷ lệ (%) Số vốn Tỷ lệ (%) Số vốn Tỷ lệ (%) Tổng vốn đầu tư 17.08 100% 21.6 100% 30.24 100% 37.53 100% 37.64 100% 19.73 100%

Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ

tầng, mạng lưới 5.01 11.77% 6.9 31.94% 10.1 33.1% 13.59 36.21% 13.24 35.18% 7.75 34.1% Đầu tư nghiên cứu thị

trường, marketing 0.9 5.27% 1.51 6.99% 2.53 8.37% 2.86 7.62% 2.65 7.04% 1.54 6.78% Đầu tư phát triển nguồn

nhân lực 8.5 49.77% 9.65 44.68% 14.4 47.62% 16.5 43.96% 15.3 40.65% 6.1 30.92% Đầu tư phát triển hệ thống

công nghệ thông tin 2.67 15.63% 3.54 16.39% 3.21 10.62% 4.58 12.2% 6.45 17.14% 4.34 22%

Qua bảng trên có thể thấy nguồn vốn đầu tư nâng cao NLCT của BLC tăng đều qua các năm, năm 2009, 2010 là những năm hoạt động của Công ty gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên Công ty vẫn duy trì nguồn vốn ổn định cho đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, đây thực sự là một nỗ lực đáng ghi nhận của BLC.

Có thể thấy trong các nội dung đầu tư, hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất trong tổng vốn đầu tư so với các nội dung khác, vốn đầu tư cho nâng cấp cơ sở hạ tầng, mạng lưới và đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin cũng ngày được chú ý nâng cao. Vốn đầu tư nghiên cứu thị trường tuy chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các nội dung đầu tư nhưng cũng có xu hướng tăng qua các năm.

3.3.2 Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại BLC giai đoạn 2006-6T/2011

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 72)