Quá trình hình thành, phát triển của Công ty Cho thuê tài chính – BIDV ảnh hưởng đến đầu tư

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 69)

- Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam

6. Kết cấu của luận văn

3.1.3 Quá trình hình thành, phát triển của Công ty Cho thuê tài chính – BIDV ảnh hưởng đến đầu tư

BIDV ảnh hưởng đến đầu tư nâng cao NLCT

BLC trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, mỗi giai đoạn BLC có tên gọi, định hướng phát triển khác nhau do đó việc đầu tư nâng cao NLCT ở mỗi giai đoạn cũng khác nhau.

Vào những năm đầu mới thành lập (1999 và 2000), BLC chủ yếu tập trung cho thuê đối với khách hàng là các DN nhà nước do những DN này có độ an toàn cao hơn. Các chính sách khách hàng của BLC cũng dành nhiều ưu đãi cho đối tượng khách hàng này như các biện pháp bảo đảm như ký quỹ, tham gia trả trước được nới lỏng, cho nợ lại các thủ tục giấy tờ, cho hưởng các mức lãi suất thấp,... Các khách hàng là các DN ngoài quốc doanh thường ít hơn do không đáp ứng đủ các điều kiện thuê hoặc không được hưởng ưu đãi. Đến cuối năm 2001, xác định được nhóm khách hàng chủ yếu của hoạt động CTTC sẽ là các DN vừa và nhỏ, BLC đã chuyển hướng tăng cường thực hiện cho thuê đối với các DN vừa và nhỏ ngoài quốc doanh. Vì vậy, cơ cấu khách hàng của BLC đã có thay đổi căn bản. Dư nợ tín dụng của BLC phân theo hình thức doanh nghiệp quốc doanh và doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã có nhiều thay đổi trong giai đoạn 2006-6T/2011. Do đặc thù của BLC là cho thuê tài chính đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (đặc thù là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh) nên thời gian qua Công ty mở rộng thị phần

đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đã đạt được mục tiêu cần hướng tới (dư nợ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt trên 80% tổng dư nợ). Mặt khác, trên thực tế các doanh nghiệp quốc doanh lớn làm ăn hiệu quả thường không tìm đến với loại hình CTTC vì được các Ngân hàng hết sức săn đón và dành ưu đãi về thủ tục vay cũng như về lãi suất vay, dẫn đến Công ty CTTC không có được khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng trong việc thu hút khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh. Theo số liệu từ Ngân hàng NN thì cho đến hết năm 2010, dư nợ của các Công ty tài chính và CTTC trên thị trường vốn mới chỉ chiếm 3,5% tổng dư nợ toàn thị trường, Quỹ tín dụng nhân dân là 1,3% tổng dư nợ toàn thị trường, phần còn lại là của các Ngân hàng thương mại. Kể từ khi xuất hiện tại Việt Nam cho đến nay, loại hình CTTC chưa thực sự được biết đến nhiều, văn bản pháp luật hướng dẫn cũng chưa thực sự tạo điều kiện cho loại hình CTTC phát triển và các Công ty CTTC đang thực sự phải loay hoay tìm lối đi cho riêng mình.

Cơ cấu tài sản thuê của BLC khá đa dạng nhưng có sự khác biệt khá lớn trong hai giai đoạn, giai đoạn 1: từ khi thành lập đến năm 2006, giai đoạn 2: 2006- 6T/2011. Có thể thấy sự khác biệt lớn này thể hiện ở chỗ giai đoạn 1, tài sản cho thuê chủ yếu của BLC là ô tô, máy xây dựng và máy khai khoáng thì giai đoạn 2 tài sản cho thuê chủ yếu của BLC là thiết bị vận tải thủy. Việc gia tăng tỷ trọng thiết bị vận tải thủy trong cơ cấu tài sản thuê một cách đột biến gây ra mất cân đối và gia tăng nhiều rủi ro trong cơ cấu tài sản thuê của BLC. Hậu quả của việc gia tăng tỷ trọng của nhóm tài sản vận tải biển là kết quả kinh doanh của BLC khi nền kinh tế gặp khó khăn, kéo theo sự khủng hoảng của các doanh nghiệp vận tải biển dẫn tới hiệu quả kinh doanh của BLC sụt giảm nghiêm trọng từ năm 2009 đến nay. BLC đang định hướng cân đối lại tỷ trọng tài sản thuê trong danh mục cho thuê của mình trong tương lai sao cho có sự cân đối và phân tán rủi ro trong danh mục cho thuê.

Giai đoạn 2006-6T/2011 không chỉ BLC có sự thay đổi về cơ cấu tài sản thuê mà các thành viên của HH CTTC cũng xảy ra tình trạng tương tự như vậy, điển hình là Công ty CTTC I và II của Ngân hàng NN&PT NT VN và Công ty Cho thuê tài chính II – Ngân hàng ĐT&PT VN đều có sự gia tăng đột biến về dư nợ thiết bị

vận tải thủy, dẫn đến việc các Công ty có hiệu quả kinh doanh kém khi nền kinh tế nói chung và ngành vận tải biển nói riêng gặp khó khăn. Đây cũng là bài học khá lớn dành cho các Công ty CTTC tăng trưởng tín dụng theo phong trào.

Chất lượng tín dụng: Xuất phát từ đặc thù của CTTC là tài trợ vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp mới thành lập chưa có điều kiện tiếp xúc với các nguồn vốn vay khác, đặc trưng này tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển, tranh thủ được nguồn vốn để vươn lên trong quá trình xây dựng, cạnh tranh và phát triển trong nền kinh tế. Tuy nhiên, mặt trái của đặc thù này là việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ (khách hàng mục tiêu của Công ty CTTC) lại có tiềm lực tài chính yếu, khả năng tồn tại và thích ứng trước những biến đổi của môi trường xung quanh là yếu do hạn chế về năng lực và kinh nghiệm, bên cạnh đó tài trợ vốn CTTC lại là tài trợ vốn vay trung và dài hạn. Điều này vô hình chung tạo nên rủi ro cho Công ty CTTC, khi có những biến động lớn trong nền kinh tế, các khách hàng của BLC gặp khó khăn và dẫn tới hoạt động kinh doanh của BLC cũng lâm vào tình trạng kém hiệu quả, chất lượng tín dụng thấp, tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu tăng cao. Chất lượng tín dụng của Công ty giảm mạnh do bị ảnh hưởng khó khăn của khủng hoảng kinh tế, đặc biệt là nhóm vận tải biển, mặt khác công ty không có tài khoản tiền gửi của khách hàng và chỉ cung cấp được một sản phẩm duy nhất là cho thuê tài chính nên chưa tạo được sự gắn kết giữa khách hàng với Công ty, việc thu nợ khó hơn rất nhiều so với ngân hàng. Vì thế nợ nhóm 2, nợ xấu và lãi treo đều cao so với toàn ngành và chưa đạt kế hoạch giao.

Tuy nhiên, với quyết tâm xử lý và thu hồi nợ xấu, Công ty đã giảm được đáng kể về nợ xấu, lãi treo: lãi treo giảm được 19 tỷ đồng, nợ xấu giảm 191 tỷ đồng so với thời điểm cao nhất, số dư nợ này được chuyển về nhóm 2 nên nợ nhóm 2 tăng cao. Ngoài nhóm vận tải biển, các nhóm tài sản cho thuê khác như vận tải bộ (taxi) công ty vẫn tận thu gốc, lãi để quay vòng vốn.

Cùng với việc thị trường tài chính thời gian qua phát triển như vũ bão và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, thêm vào đó là cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới bắt đầu từ năm 2008 và đến nay vẫn chưa có hồi kết làm thị trường tài

chính và nền kinh tế lao đao, nếu BLC không thay đổi mình chắc chắn sẽ bị lạc lõng và tụt hậu trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này. Chính vì vậy, việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay của BLC là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 69)