Hoạt động của Công ty Cho thuê tài chính

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 34)

- Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam

6. Kết cấu của luận văn

2.1.1.3 Hoạt động của Công ty Cho thuê tài chính

* Hoạt động cho thuê tài chính

Hoạt động cho thuê tài chính là hoạt động chủ yếu và cơ bản nhất của các Công ty CTTC hiện nay. Có nhiều tiêu chí để phân loại hoạt động cho thuê tài chính và một trong những tiêu chí chủ yếu được dùng để phân loại đó là tiêu chí phân loại theo tính chất giao dịch. Theo tiêu chí này, Cho thuê tài chính bao gồm: hình thức cho thuê trực tiếp, hình thức cho thuê liên kết, hình thức cho thuê giáp lưng, hình thức cho thuê ba bên.

- Hình thức cho thuê trực tiếp:

Là hình thức bên cho thuê dùng tài sản sẵn có của mình cho người có nhu cầu sử dụng thuê lại, người cho thuê có thể là các nhà sản xuất, người có tài sản, các định chế tài chính hoặc các Công ty CTTC. Tài sản thuê của hình thức cho thuê này thường có giá trị không quá lớn và thuộc loại máy móc thiết bị. Với hình thức này, các bên tham gia chỉ bao gồm bên thuê và bên cho thuê, vốn hoàn toàn là của người cho thuê và người cho thuê có thể mua lại thiết bị khi chúng bị lạc hậu (thường là các nhà sản xuất) với mục đích đẩy mạnh tiêu thụ những sản phẩm do chính họ sản xuất ra.

- Hình thức cho thuê liên kết

Đây là hình thức mà nhiều bên cho thuê tài chính cùng tài trợ cho một bên thuê, trong đó có một bên cho thuê đứng ra làm đầu mối. Cho thuê tài chính hợp vốn thường được áp dụng trong trường hợp khoản cho thuê tài chính vượt quá hạn mức cho phép của NHNN quy định tại từng thời kỳ.

Sự liên kết này có thể xảy ra theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc tùy thuộc vào tính chất của tài sản thuê, hoặc khả năng tài chính của các nhà cho thuê. Trong trường hợp tài sản có giá trị lớn, nhiều định chế tài chính hay các nhà chế tạo cùng nhau hợp tác cho thuê cho người thuê tạo thành sự liên kết theo chiều ngang. Còn khi các hãng chế tạo hoặc các định chế tài chính lớn giao tài sản cho chi nhánh hoặc đơn vị trực thuộc của mình để thực hiện giao dịch cho thuê cho khách hàng thì đây chính là sự liên kết theo chiều dọc.

Đây là hình thức cho thuê mà trong đó với sự thỏa thuận của người cho thuê, người thuê thứ nhất cho người thuê thứ hai thuê lại tài sản mà người cho thuê thứ nhất đã thuê từ người cho thuê.

Kể từ thời điểm hợp đồng thuê lại được ký kết, mọi quyền lợi và nghĩa vụ cùng tài sản thuê được chuyển giao từ người thuê thứ nhất sang người thuê thứ hai. Các chi phí pháp lý, di chuyển tài sản phát sinh từ hợp đồng này do người thuê thứ nhất và người thuê thứ hai thỏa thuận với nhau. Tuy nhiên, người thuê thứ nhất vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới đối với những rủi ro và thiệt hại liên quan đến tài sản vì họ là người trực tiếp ký kết hợp đồng với người cho thuê ban đầu.

Hình thức cho thuê này thường được thực hiện dưới dạng hợp đồng hoàn trả toàn bộ được ký kết giữa người cho thuê và người thuê thứ nhất. Nhưng khi thực hiện được một phần hợp đồng, người thuê thứ nhất còn nhu cầu đối với tài sản đã thuê hay vì một lý do nào đó nên họ phải tìm người thuê thứ hai để chuyển giao hợp đồng. Trong trường hợp này họ sẽ tránh được những láng phí không đáng có do không sử dụng tài sản mà vẫn phải trả tiền.

- Hình thức cho thuê bắc cầu

Là hình thức cho thuê mà người cho thuê (Công ty Cho thuê tài chính) đi vay từ bên thứ 3 (từ một hoặc nhiều nguồn tín dụng) để mua tài sản rồi cho thuê. Bên cho thuê phải trả nợ từ tiền cho thuê và hưởng các khoản chênh lệch từ tiền cho thuê và tiền trả nợ. Việc cho thuê theo hình thức này xuất phát từ nhu cầu thực tế của khách hàng đi thuê ngày một tăng lên trong khi các Công ty Cho thuê tài chính với tiềm lực vốn là có hạn.

Theo quy định của hầu hết các quốc gia, giá trị khoản vay này không được vượt quá 80% tổng giá trị của tài sản cho thuê. Khoản thế chấp cho phần vay nợ chính là quyền sở hữu tài sản cho thuê và các khoản tiền thuê mà người thuê sẽ thanh toán trong tương lai. Hình thức cho thuê này đem lại lợi nhuận và mở rộng khả năng trài trợ ra khỏi phạm vi năng lực tài chính của người cho thuê.

hỏi một quy mô vốn lớn, giá trị cho thuê cao chẳng hạn như thuê mua một chuyên cơ, một tàu chở hàng lớn…..

- Hình thứ cho thuê ba bên

Đây là hình thức ngoài sự tham gia của bên cho thuê, bên đi thuê còn có sự tham gia của các nhà cung ứng tài sản. Đây là hình thức cho thuê thông thường nhất, là hình thức cho thuê tài chính thuần (net lease) được áp dụng phổ biến hiện nay tại các công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam.

Ký hợp đồng thuê (1) Thanh toán tiền thuê(4)

Ký hợp đồng mua bán(2) Bàn giao tài sản (3)

Sơ đồ 2.1: Cho thuê tài chính ba bên

(1) Bên cho thuê và Bên đi thuê ký hợp đồng thuê tài sản.

(2) Bên cho thuê và Bên cung ứng thực hiện việc mua bán tài sản thuê theo các điều kiện mà Bên đi thuê đã thỏa thuận với Bên cung ứng.

(3) Bên cung ứng bàn giao tài sản thuê cho Bên cho thuê và Bên đi thuê. (4) Theo định kỳ Bên đi thuê thanh toán tiền thuê cho Bên cho thuê.

* Hoạt động cho thuê vận hành

Cho thuê vận hành (cho thuê hoạt động) là hình thức cho thuê tài chính, theo đó Bên thuê sử dụng tài sản cho thuê của Bên cho thuê trong một thời gian nhất định và sẽ trả lại tài sản đó cho Bên cho thuê khi kết thúc thời hạn thuê tài sản. Bên cho thuê giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê và nhận tiền cho thuê theo hợp đồng cho thuê.

BÊN CUNG ỨNG

Một giao dịch cho thuê được xác định là cho thuê vận hành khi:

Quyền sở hữu tài sản cho thuê không được chuyển giao cho Bên thuê khi kết thúc hợp đồng cho thuê vận hành.

Hợp đồng cho thuê không quy định việc thỏa thuận mua tài sản cho thuê giữa Bên cho thuê và Bên thuê.

Thời hạn thuê chỉ chiếm một phần trong khoảng thời gian hữu dụng của tài sản cho thuê.

Tổng giá trị tiền thuê chỉ chiếm một phần trong giá trị tài sản cho thuê.

* Hoạt động cho thuê ủy thác

Ủy thác cho thuê tài chính là việc bên ủy thác cho thuê tài chính giao vốn cho bên nhận ủy thác cho thuê tài chính thông qua hợp đồng ủy thác cho thuê tài chính để thực hiện cho thuê tài chính đối với các đối tượng khách hàng do bên ủy thác chỉ định.

“Bên ủy thác cho thuê tài chính” (gọi tắt là Bên ủy thác) là chính phủ, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội, cá nhân và các tổ chức tín dụng có nhu cầu cho thuê tài chính đến các đối tượng khách hàng.

“Bên nhận ủy thác cho thuê tài chính” (gọi tắt là bên nhận ủy thác) là các Công ty cho thuê tài chính.

“Bên thuê tài chính ủy thác” (gọi tắt là Bên thuê) là các đối tượng khách hàng do bên ủy thác quy định được thuê tài chính từ bên nhận ủy thác.

Các phương thức uỷ thác cho thuê tài chính bao gồm: Nhận uỷ thác bằng tài sản của bên uỷ thác để cho thuê tài chính đối với bên thuê; Nhận uỷ thác bằng tiền của bên uỷ thác để mua máy móc, thiết bị và các động sản khác cho thuê tài chính đối với bên thuê; Bên nhận uỷ thác thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ của hoạt động cho thuê tài chính theo thoả thuận với bên uỷ thác.

* Hoạt động mua và cho thuê lại

Mua và cho thuê lại là việc Công ty CTTC mua tài sản thuộc sở hữu của bên thuê và cho thuê lại chính tài sản đó theo hình thức cho thuê tài chính để bên thuê tiếp tục sử dụng phục vụ cho hoạt động của mình.

- Tài sản mua và cho thuê lại giống như tài sản cho thuê tài chính bao gồm: • Phương tiện vận chuyển

• Máy móc, thiết bị thi công • Dây chuyền sản xuất

• Thiết bị gắn liền với bất động sản

• Các động sản khác không bị pháp luật cấm.

- Giá mua tài sản cho thuê được xác định phù hợp với quy định của pháp luật về mua bán tài sản.

* Các hoạt động khác

- Các hoạt động huy động vốn: Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên; Vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; Phát hành các loại giấy tờ có giá; Sử dụng các khoản tín dụng thương mại

- Thực hiện bảo lãnh cam kết: là việc căn cứ trên hợp đồng cho thuê tài chính đã được ký kết với bên thuê, bên cho thuê tài chính ra văn bản, cam kết hoặc bảo lãnh cho khoản cho thuê tài chính đó. Mục đích của công việc này là thông qua các cam kết, bảo lãnh nhà cung ứng, đơn vị sản xuất tài sản thuê có thêm cơ sở đảm bảo trong việc quan hệ với tổ chức tín dụng khác để huy động thêm nguồn vốn lưu động còn thiếu trong quá trình đầu tư. Nếu công việc bảo lãnh này được thực hiện thường xuyên thì công ty cho thuê tài chính có thêm nguồn thu khác ngoài lãi thuê tài chính. Do nó là dịch vụ gia tăng nên công ty không đòi hỏi vốn đầu vào tuy nhiên để làm được việc này công ty cho thuê tài chính cũng phải có thâm niên và uy tín trên thị trường tài chính. Hoạt động ngoại hối bao gồm các hoạt động từ huy động đến mua bán tài sản thuê và cho thuê tài chính liên quan đến ngoại tệ. Một dự án hay doanh nghiệp nào đó chỉ được thuê tài chính bằng đồng ngoại tệ đều phải chúng minh được doanh nghiệp của mình có tạo ra được doanh thu, thu lợi bằng đồng ngoại tệ hoặc thông qua hợp đồng cho thuê hay hợp đồng mua bán tài sản đều liên quan đến ngoại hối.

2.1.2 Năng lực cạnh tranh của Công ty Cho thuê tài chính

2.1.2.1 Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

Cạnh tranh nói chung, cạnh tranh trong kinh tế nói riêng là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm này được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi nghành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi khu vực liên quốc gia vv..điều này chỉ khác nhau ở chỗ mục tiêu được đặt ra ở chỗ quy mô doanh nghiệp hay ở quốc gia mà thôi. Trong khi đối với một doanh nghiệp mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận, thì đối với một quốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân vv..

Theo K. Marx: "Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch ".

Theo Michael Porter thì: Cạnh tranh là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi (1980).

Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển.

Có thể hiểu một cách khái quát cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn phần thắng về mình trong môi trường cạnh tranh. Để có cạnh tranh phải có các điều kiện tiên quyết sau:

- Phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh: Đó là các chủ thể có cùng các mục đích, mục tiên và kết quả phải giành giật, tức là phải có một đối tượng mà chủ thể cùng hướng đến chiếm đoạt. Trong nền kinh tế, với chủ thể cạnh tranh bên bán, đó là các loại sản phẩm tự có cùng mục đích phục vụ một loại nhu cầu của khách hàng mà các chủ thể tham gia canh tranh đều có thể làm ra và được người mua chấp nhận. Còn với các chủ thể cạnh tranh bên mua là giành giật mua

được các sản phẩm theo đúng mong muốn của mình.

- Việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thể, đó là các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia cạnh tranh phải tuân thủ. Các ràng buộc này trong cạnh tranh kinh tế giữa các doanh nghiệp chính là các đặc điểm nhu cầu về sản phẩm của khách hàng và các ràng buộc của luật pháp và thông lệ kinh doanh ở trên thị trường. Còn giữa người mua với người mua, hoặc giữa những người mua và người bán là các thoả thuận được thực hiện có lợi hơn cả đối với người mua.

- Cạnh tranh có thể diễn ra trong một khoảng thời gian không cố định hoặc ngắn (từng vụ việc) hoặc dài (trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mỗi chủ thể tham gia cạnh tranh). Sự cạnh tranh có thể diễn ra trong khoảng thời gian không nhất định hoặc hẹp (một tổ chức, một địa phương, một nghành) hoặc rộng (một nước, giữa các nước).

Cạnh tranh trong kinh tế giữa các doanh nghiệp theo như hai nhà kinh tế học Mỹ P.A Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn kinh tế học (xuất bản lần thứ 12) cho. Cạnh tranh (Competition) là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để dành khách hàng hoặc thị trường. Hai tác giả này cho cạnh tranh đồng nghĩa với cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition).

Có thể hiểu một cách tổng quát cạnh tranh trong kinh tế là việc sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các cơ hội của doanh nghiệp để giành lấy phần thắng, phần hơn về mình trước các doanh nghiệp khác trong quá trình kinh doanh, bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển nhanh chóng và bền vũng.

Trong cuộc chiến cạnh tranh, yếu tố quan trọng và quyết định đó là lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.

Có thể hiểu lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được để “nắm bắt cơ hội”, để kinh doanh có lãi. Khi nói đến lợi thế cạnh tranh, là nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp, một quốc gia đang có và có thể có, so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm vừa có tính vi mô (cho doanh nghiệp), vừa có tính vĩ mô (ở cấp quốc gia). Theo quan điểm của Michael Porter, doanh nghiệp chỉ tập trung vào hai mục tiêu tăng trưởng và đa dạng hóa sản phẩm, chiến lược đó không đảm bảo sự thành công lâu dài cho doanh

nghiệp. Điều quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào là xây dựng cho mình một lợi thế cạnh tranh bền vững. Theo Michael Porter lợi thế cạnh tranh bền vững có nghĩa là doanh nghiệp phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được.

Trong cạnh tranh sẽ phát sinh ra người có khả năng cạnh tranh mạnh, người có khả năng cạnh tranh yếu hay sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh, sản phẩm có khả năng cạnh tranh yếu. Để có thể chiến thắng trong cạnh tranh thì các chủ thể cạnh tranh cần phải có khả năng cạnh tranh, mà khả năng cạnh tranh đó chính là sức mạnh hay năng lực cạnh tranh (NLCT).

Năng lực cạnh tranh là khả năng tồn tại trong kinh doanh và đạt được một số kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản phẩm cũng như năng lực của nó để khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và làm

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w