- Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam
6. Kết cấu của luận văn
4.3.1 Xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp nâng cao năng lực cạnh tranh
- Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh dựa trên việc tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong hoạt động đầu tư. Quy mô vốn đầu tư nâng cao NLCT của BLC hiện nay vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư nâng cao NLCT nên việc tăng cường huy động vốn là một trong những nhiệm vụ chiến lược của đầu tư nâng cao NLCT. Huy động vốn cho hoạt động đầu tư là việc cấp thiết thì việc sử dụng nguồn vốn này sao cho đạt hiệu quả cao nhất lại mang tính quyết định đến thành công của hoạt động đầu tư nâng cao NLCT.
- Đầu tư có trọng điểm trong tình hình hạn chế về nguồn vốn đầu tư. Trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay, việc thu hút vốn là hết sức khó khăn nên trước mắt Công ty ưu tiên đầu tư nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm nâng cao tính bảo mật và tiện lợi trong giao dịch, đi tắt đón đầu trong hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin.
- Đầu tư phát triển sản phẩm mới dựa trên những ưu thế và đặc trưng riêng có của BLC (sự khác biệt hóa sản phẩm dịch vụ so với các đối thủ cạnh tranh khác). Hiện nay trên thị trường CTTC tại Việt Nam, hoạt động cho thuê vận hành vẫn chưa phát triển, trong thời gian tới BLC sẽ có kế hoạch phát triển thêm hoạt động cho thuê này bằng cách liên kết với các hãng cung ứng máy móc trên thị trường nhằm tranh thủ kinh nghiệm và nguồn khác hàng từ các hãng cung ứng này.
- Tập trung vào tiếp thị và phát triển cho thuê đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ bên cạnh đó nâng cao chất lượng thẩm định sao cho các dự án cho vay ra đều đạt hiệu quả, hạn chế tối đa phát sinh nợ xấu
- Lấy con người là trung tâm của sự phát triển, từ đó tập trung phát triển nguồn nhân lực.
4.3.2. Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn cho đầu tư
BIDV. Nguồn vốn huy động từ bên ngoài chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong thời gian tới để chủ động và đa dạng hoá các nguồn vốn huy động, BLC cần có biện pháp tăng cường tìm kiếm nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế, tiến tới là từ dân cư. Thực chất, hình thức huy động vốn từ dân cư đã được NHNN cho phép nhưng BLC chưa thực hiện được vì BLC là loại hình TCTD phi NH nên hoạt động huy động vốn gặp nhiều khó khăn về mạng lưới, nhân lực, kinh nghiệm...Để tháo gỡ khó khăn này, BLC cần thêm học hỏi kinh nghiệm từ chính các chi nhánh thuộc BIDV, chủ động tìm những khách hàng có nguồn vốn lớn, sự luân chuyển vốn theo chu kỳ, đồng thời thực hiện huy động vốn ngay từ những nhà cung ứng tài sản cho BLC. Từng bước xây dựng phương án huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu.
BLC cần tận dụng các mối quan hệ sẵn có giữa BIDV với các đối tác nước ngoài hoặc thông qua mạng thông tin để tiếp cận với các định chế tài chính nước ngoài như Công ty Tài chính quốc tế IFC. Hiện tại, IFC đã và đang có những dự án nhằm hỗ trợ hoạt động CTTC ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Công ty IFC đã và đang hỗ trợ hoạt động CTTC tại Liên bang Nga cả về kinh nghiệm và nguồn vốn. Đến nay, hoạt động CTTC tại Nga đã có chiều hướng phát triển rất khả quan. Với mục tiêu hoạt động là tài trợ cho các DN vừa và nhỏ ngoài quốc doanh, cũng là mục tiêu của IFC, BLC có thể đáp ứng những điều kiện để nhận được sự hỗ trợ của IFC cho hoạt động kinh doanh của mình. Tích cực thúc đẩy việc tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài nhằm tranh thủ nguồn vốn và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực CTTC.
Hình thức “Chứng khoán hoá” để huy động vốn ở Nhật cũng rất hay để BLC có thể xem xét áp dụng. Tuy nhiên, hình thức này còn khá mới mẻ đối với thị trường tài chính Việt Nam do thị trường mua bán nợ tuy đã bắt đầu khởi động nhưng còn đang rất dè dặt và hình thức sử dụng quyền thu tiền thuê để phát hành chứng khoán huy động vốn thì chỉ có thể áp dụng khi thị trường chứng khoán đã phát triển. “Chứng khoán hoá” là một hình thức huy động vốn có tiềm năng tốt và tạo được nguồn vốn ổn định. Bước đầu, BLC có thể sử dụng một số hợp đồng cho
thuê tốt để thế chấp huy động vốn và sẽ dần áp dụng hình thức trên khi có điều kiện. Tại thời điểm hiện tại sau khi nghị đinh 65/2005 đã cho phép thực hiện nghiệp vụ bán các khoản phải thu, BLC đã tiến hành bán khoản phải thu cho BIDV. Trong thời gian tới, BLC cần mở rộng tới các nhà đầu tư khác nhằm đa dạng hoá nguồn vốn huy động và thực hiện quay nhanh vòng vốn đầu tư.
Các công ty bảo hiểm, công ty tài chính luôn có được nguồn vốn trung dài hạn với số lượng lớn và ổn định do đó BLC nên ký kết hợp tác toàn diện với những nhóm công ty này. BLC sẽ đóng vai trò làm đại lý cho các công ty bảo hiểm, thực hiện bán bảo hiểm cho các khách hàng thuê tài sản của BLC, đồng thời số phí thu được các công ty bảo hiểm sẽ cho BLC vay lại làm vốn hoạt động.
Như đã phân tích vai trò của vốn tự có, vốn tự có là một yếu tố quan trọng được xem xét để xác định: Giới hạn đầu tư của Công ty đối với 1 khách hàng; Số lượng chi nhánh Công ty có thể thành lập, đóng vai trò quan trọng đối với yêu cầu việc mở rộng hoạt động kinh doanh; năng lực vốn chủ sở hữu còn quyết định đến việc đầu tư nâng cao năng lực hoạt đông, năng lực công nghệ thông tin và nguồn nhân lực; Và là một yếu tố căn bản để đánh giá mức độ chịu đựng rủi ro của Công ty. Như đã đề cập ở chương 2, giải pháp đầu tư tăng vốn tự có của BLC có thể thực hiện do BIDV cấp bổ sung vốn điều lệ, hoặc trích từ lợi nhuận của BLC. Việc tăng vốn tự có của BLC là rất cần thiết bởi quy mô vốn tự có hiện nay của BLC đang khá khiêm tốn so với các Công ty CTTC khác. Việc hạn chế về quy mô vốn tự có của BLC làm ảnh hưởng đến khả năng cho vay cũng như huy động vốn của BLC. Thực tế lợi nhuận của BLC trong những năm qua là khiêm tốn và có xu hướng giảm sút, bên cạnh đó nợ xấu của Công ty lại gia tăng nên Công ty sẽ ưu tiên trích lập dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu. Chính vì vậy việc gia tăng vốn tự có từ nguồn lợi nhuận của Công ty là khá khiêm tốn. Chính vì lẽ đó mà việc tăng vốn tự có của BLC phụ thuộc rất nhiều vào quyết định cấp thêm vốn của BIDV đối với BLC. Kể từ tháng 7/2011, BLC và Công ty cho Thuê tài chính II – BIDV sáp nhập thành Công ty TNHH Cho thuê tài chính 1 thành viên – BIDV, với số vốn điều lệ dự kiến
ban đầu được cấp là 448 tỷ đồng.
Một số công cụ đặc biệt được dùng để tăng vốn có thể sử dụng đó là:
+ Phát hành trái phiếu: Biện pháp hiện nay được đánh giá là khả thi do BIDV đã xây dựng được uy tín của trên thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam và quốc tế. Tại thời điểm hiện tại, BIDV được đánh giá là một trong số bốn NHTM Nhà nước hàng đầu Việt Nam về năng lực tài chính và mạng lưới hoạt động. Với bề dày 50 năm kinh nghiệm, với số lượng khách hàng truyền thống lớn, BIDV hoàn toàn có khả năng huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Thực tế là trong năm 2006, trái phiếu tăng vốn của BIDV đã được FinanceAsia ( Tập đoàn chuyên về xuất bản các ấn phẩm tài chính ngân hàng châu Á) trao giải thưởng “Giao dịch phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ tốt nhất năm 2006” . BIDV có thể bảo lãnh cho BLC phát hành trái phiếu
Tuy nhiên thời hạn phát hành trái phiếu thường trong thời gian nhất định, do đó muốn sử dụng công cụ này trong dài hạn, BIDV và BLC cần xây dựng kế hoạch phát hành liên tiếp các đợt trái phiếu nhằm giữ vững được nguồn vốn huy động được là ổn định.
+Cổ phần hoá Công ty:
Với sự phát triển được đánh giá là nhanh và đầy tiềm năng cùng những tiện ích mà thị trường chứng khoán Việt Nam mang lại thì việc cổ phần hoá Công ty nhằm huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu được coi là biện pháp huy động vốn rất hiệu quả.
Lợi thế của phương pháp này ở chỗ chi phí huy động vốn tuỳ thuộc vào mức cổ tức BLC trả cho cổ đông. Tuy nhiên cổ đông lại không mong chờ mức cổ tức nhận được hàng năm cao mà mong chờ vào sự tăng lên của giá trị đầu tư hay vốn chủ sở, thể hiện ở sự tăng lên của giá cổ phiếu trên thị trường. Do đó nếu BLC hoạt động tốt, có phương án kinh doanh hiệu quả thì sẽ dễ dàng huy động được vốn trên thị trường chứng khoán.
+Xử lý dứt điểm nợ xấu nhằm giúp BLC thu hồi vốn đầu tư không hiệu quả, làm lành mạnh hoá tình hình tài chính, trong sạch bảng cân đối tài chính và qua đó
bổ sung thêm nguồn vốn cho thuê hiệu quả.
Hiện nay, nợ xấu đang là vấn đề bức xúc của các TCTD Nhà nước. Để giải quyết vấn đề này, tuỳ theo đặc điểm của từng loại nợ tồn động, các TCTD sẽ sử dụng các biện pháp xử lý thích hợp để tận thu số vốn cho vay và giảm thiểu tổn thất tài chính do nợ đọng vốn. Muốn xử lý nợ xấu hiệu quả thì BLC cần tiến hành nghiêm túc việc phân loại nợ xấu thành các nhóm như:
+Nợ gia hạn có khả năng chuyển thành nợ quá hạn; +Nợ quá hạn có khả năng thu hồi vốn
+Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi vốn
Căn cứ vào các nhóm nợ đã phân chia ở trên sẽ giúp cho BLC có thể đánh giá một cách chính xác về tính chất của các khoản nợ vay và từ đó đưa ra các biện pháp xử lý cụ thể.
Đối với các món vay đã gia hạn nợ mà có nguy cơ chuyển nợ quá hạn, khó đòi thì phải tiến hành xác định rõ công nợ của khách hàng là với những tổ chức, cá nhân nào; số lượng là bao nhiêu; thời điểm nào sẽ đến kỳ thu được tiền; kiểm tra hàng hoá tồn kho thực tế; từ đó sẽ lập kế hoạch tận thu nợ từ các khoản từ doanh thu và các nguồn tiền thu khác của khách hàng.
Đối với các món vay đã quá hạn có khả năng thu hồi thì BLC cần nhanh chóng tiến hành các biện pháp thu hồi tài sản nhằm hạn chế thấp nhất hao mòn bao gồm cả hữu hình và vô hình của tài sản. Do đặc thù CTTC thì tài sản đảm bảo chính là thiết bị, máy móc BLC tài trợ, vẫn thuộc sở hữu của BLC do đó để có thể thu được tài sản về thì BLC cần nắm rõ được thông tin về tình hình sử dụng tài sản, vị trí đang tiến hành sử dụng tài sản, chất lượng tài sản tới thời điểm hiện tại để sơ bộ đánh giá được số vốn có khả năng thu được sau khi thanh lý. Mặt khác BLC cũng cần chuẩn bị các công cụ pháp luật hỗ trợ nếu cần thiết như cưỡng chế, khởi kiện trong trường hợp khách hàng không hợp tác.
Đối với các món vay đã quá hạn mà BLC xác định là giá trị tài sản không đủ để bù đắp dư nợ, BLC sử dụng các biện pháp yêu cầu khách hàng trả bổ số dư nợ còn thiếu. Trong trường hợp khách hàng không chấp hành, BLC cần tiến hành các thủ tục khởi kiện ra pháp luật, đồng thời dùng nguồn vốn dự phòng rủi ro để xử lý
khoản nợ trên.
4.3.3 Giải pháp đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thị trường, marketing
Đẩy mạnh việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới
Hoạt động cho thuê vận hành thường được các công ty cho thuê trên thế giới áp dụng song song với hoạt động cho thuê tài chính từ khá lâu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, mặc dù hoạt động cho thuê vận hành đã có từ rất lâu nhưng do các công ty cho thuê tài chính của Việt Nam chủ yếu là các công ty do các ngân hàng thương mại hoặc công ty cho thuê tài chính liên doanh giữa ngân hàng thương mại trong nước và các định chế tài chính nước ngoài thành lập, họ am hiểu kỹ thuật rất ít trong khi hoạt động cho thuê vận hành lại rất cần đội ngũ kỹ thuật. Vì vậy, cho đến nay chưa có một công ty cho thuê tài chính nào thực hiện hoạt động này mặc dù đã được phép của Ngân hàng Nhà nước đối với lĩnh vực hoạt động này. Mở rộng và phát triển thêm hoạt động cho thuê vận hành cũng rất cần thiết đối với các công ty cho thuê tài chính. Hoạt động này sẽ vừa làm cho các dịch vụ của công ty thêm đa dạng, vừa giảm rủi ro và tăng lợi nhuận cho công ty. Để mở rộng thêm lĩnh vực hoạt động này, trước hết, công ty cần học hỏi kinh nghiệm và bước đầu làm quen với hoạt động này bằng cách liên kết kinh doanh với một công ty chuyên cho thuê vận hành thiết bị ở bên ngoài để nếu thu thiết bị về thì cho thuê được ngay thu lợi nhuận hoặc cũng có thể bỏ ít vốn để đầu tư thiết bị cũ và cùng với công ty chuyên cho thuê để cho thuê vận hành.
Nhu cầu về cho thuê uỷ thác đã có (như nhận uỷ thác của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN để cho thuê đối với các đơn vị thành viên hoặc nhận uỷ thác của Tổng Công ty Bảo hiểm để cho thuê đối với các đối tác mà họ chỉ định...), hứa hẹn mang lại thêm lợi nhuận cho Công ty và có độ an toàn cao. Nghiệp vụ cho thuê uỷ thác đã được Ngân hàng Nhà nước ban hành hướng dẫn. Vì vậy, Công ty cần nhanh chóng xây dựng Quy trình cho thuê uỷ thác để thực hiện cho thuê uỷ thác cho các khách hàng.
Đối với hoạt động cho thuê giáp lưng, thì đây là hoạt động rất dễ phát triển vì ở nước ta có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ điều kiện thuê tài chính
thông thường do mới thành lập, chưa có uy tín hoặc không đủ tiềm lực tham gia trả trước … nên chắc hẳn nhu cầu thuê theo hình thức giáp lưng thông qua một bên thuê khác sẽ rất cao. Để thực hiện áp dụng và phát triển được hình thức cho thuê này, Công ty CTTC - BIDV trước hết cần nhanh chóng xây dựng “Quy chế cho thuê giáp lưng”, xây dựng chính sách và điều kiện cụ thể để áp dụng, sau đó quảng bá và giới thiệu những lợi ích của nghiệp vụ cho thuê mới này đến đông đảo các doanh nghiệp.
Với đặc thù hoạt động chính là việc cho thuê các máy móc thiết bị. Công ty nên tìm hướng hợp tác kinh doanh, liên kết với một vài đối tác chuyên kinh doanh máy móc thiết bị. Với việc liên kết này, Công ty sẽ xác định được giá trị thị trường của một số loại máy móc thiết bị trước và sau khi cho thuê. Bên cạnh đó, Công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm khách hàng để bán các tài sản thuê sau khi đã thu hồi nhằm tận thu nợ.
Ngoài ra, Công ty cũng nên mở rộng, đẩy mạnh đối với các hình thức khác như mua và cho thuê lại, cho thuê hợp vốn ...Khi vốn điều lệ đã đủ theo quy định thì Công ty sẽ thực hiện nghiệp vụ cho vay vốn lưu động và bao thanh toán.
Các nghiệp vụ khác như tư vấn, bảo lãnh ....liên quan đến hoạt động cho thuê