Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 57)

- Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam

6. Kết cấu của luận văn

2.3.1 Các yếu tố khách quan

Về môi trường pháp lý: Nhà nước chủ trương xây dựng và củng cố hệ thống tổ chức tài chính tín dụng bao gồm nhiều loại hình, các loại hình này bình đẳng trong kinh doanh và hoạt động, bình đẳng trước pháp luật. Đối với các công ty CTTC, Nhà nước có vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển cuả các công ty thông qua việc tạo dựng, duy trì và thúc đẩy môi trường kinh tế xã hội, môi trường pháp lý cần thiết, tạo điều kiện cho các công ty CTTC hoạt động có hiệu quả.

Các điều kiện kinh tế xã hội trong nước: Các điều kiện kinh tế xã hội trong nước có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống tài chính tiền tệ. Một xã hội phát triển hiện đại đã dần từng bước hình thành với những nhu cầu xã hội về các sản phẩm dịch vụ ngày một cao cấp hơn, phong phú đa dạng về chủng loại và hoàn thiện về chất lượng. Các sản phẩm và dịch vụ tài chính ngân hàng cũng không đứng ngoài yêu cầu đó của xã hội mà ngược lại với đặc thù của ngành tài chính ngân hàng là một ngành dịch vụ cao cấp, hiện đại các sản phẩm dịch vụ tài chính đã được đặt vào một cuộc cạnh tranh khốc liệt nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội. Trong cuộc cạnh tranh đó để tồn tại và phát triển các công ty CTTC buộc phải nghiên cứu đưa ra những sản phẩm mới đa dạng hơn, dịch vụ tốt nhất về chất lượng, hợp lý nhất về giá cả, chuyên nghiệp nhất về phong cách phục vụ nhằm lấp đầy chỗ trống trên thị trường

Các điều kiện kinh tế quốc tế có ảnh hưởng rất lớn tới hệ thống tài chính tiền tệ trong nước: Mở cửa và hội nhập là đặc điểm nổi bật tác động trực tiếp tới năng

lực cạnh tranh của các chủ thể tham gia trên thị trường tài chính tiền tệ trong đó có các công ty CTTC. Mở cửa và hội nhập đã khiến cho mọi sự biến động của nền kinh tế thế giới và khu vực sẽ có tác động trực tiếp và ngay lập tức tới hoạt động của các tổ chức tài chính trong nước. Khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính, biến động lãi suất, sự mất giá hay lên giá của các đồng tiền trên thế giới cũng ảnh hưởng và tác động không nhỏ tới thị trường tài chính tiền tệ trong nước và hoạt động của từng tổ chức tài chính trong nước. Sự cạnh tranh trên thị trường tài chính tiền tệ trong nước trở nên khốc liệt hơn với sự góp mặt của các đối thủ cạnh tranh là các tổ chức tài chính nước ngoài, đồng thời các chuẩn mực về tiêu chuẩn sản phẩm và dịch tài chính hiện đại và cao cấp cũng được xác lập theo các chuẩn mực quốc tế buộc các tổ chức tài chính trong nước trong đó có các công ty CTTC phải đáp ứng. Trước xu thế toàn cầu hoá, không một tổ chức tài chính nào lại thụ động đứng ngoài chờ đợi vì lùi bước không bắt kịp xu thế toàn cầu hoá chính lại tự loại mình ra khỏi cuộc chơi. Chỉ có cách chủ động hoà vào dòng thác đó, vận dộng theo nó cùng với sự phát triển nhằm tự bảo vệ và khai thác tối đa các lợi thế của bản thân. Có thể nói quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã đặt các tổ chức tài chính trong đó có các công ty CTTC trước những thách thức to lớn phải tự đổi mới mình, tìm mọi biện pháp đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong tương lai, tổ chức tài chính nào có tiềm lực lớn, biết phát huy lợi thế, nắm bắt các cơ hội kinh doanh mới có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh trên.

Đối thủ cạnh tranh: Trong điều kiện nền kinh tế mở, hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay các công ty CTTC trong nước phải chấp nhận một thực tế là ngày càng nhiều chủ thể tham gia vào thị trường tài chính tiền tệ Việt Nam do đó đối thủ cạnh tranh của các công ty CTTC không những ngày một tăng về số lượng mà còn ngày càng mạnh về tiềm lực. Có thể chia đối thủ cạnh tranh của các công ty CTTC thành 3 nhóm với những đặc điểm riêng biệt về năng lực cạnh tranh:

- Các Ngân hàng thương mại: Các công ty CTTC cung cấp dịch vụ cho thuê, một hoạt động tín dụng trung dài hạn thông qua việc cho thuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản. Nói cách khác hoạt động CTTC là một

dạng tín dụng đặc biệt, một dạng biến tướng của hoạt động ngân hàng. Các NHTM có ưu thế tương đối so với các công ty CTTC về quy mô vốn, về hệ thống mạng lưới và thị phần. Ngân hàng ra đời từ rất lâu, đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài, đã có thời gian dài các NHTM là chủ thể duy nhất trên thị trường tài chính tiền tệ, hơn nữa các NHTM lại xác lập được mạng lưới khách hàng và thị trường truyền thống khá bền vững, đã xác lập được danh mục các sản phẩm và dịch vụ tương đối ổn định. Tuy nhiên với những NHTM nhà nước lại có những điểm hạn chế trong hoạt động làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh trên thị trường như bộ máy cồng kềnh, cơ chế quản lý, hoạt động và công nghệ lạc hậu còn mang nặng dấu ấn của cơ chế cũ do đó khó thích nghi với cơ chế thị trường...Các NHTM nước ngoài có ưu thế gần như tuyệt đối về quy mô vốn, công nghệ tài chính ngân hàng hiện đại, chuyên nghiệp trình độ quản lý tiên tiến...Cùng với tiến trình mở cửa, hội nhập và toàn cầu hoá các đối tượng này đang và sẽ thâm nhập vào thị trường tài chính tiền tệ trong nước ngày càng đông hơn về số lượng và bình đẳng hơn về hoạt động, đặt các công ty CTTC trong nước vào cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt và khó khăn hơn. Công ty CTTC với tư cách là một tổ chức tín dụng phi ngân hàng có chức năng sử dụng vốn tự có, vốn huy động và các nguồn vốn khác để cho vay đầu tư cung ứng các dịch vụ tư vấn về tài chính tiền tệ. So với các ngân hàng thương mại, các công ty CTTC bị hạn chế không được thực hiện một số hoạt động ngân hàng như không dược nhận tiền gửi không kỳ hạn, không làm dịch vụ thanh toán. Đây là thế mạnh tuyệt đối của các ngân hàng thương mại. Quy mô vôn chủ sở hữu nhỏ bé và số lượng chi nhánh ít hơn rất nhiều so với các ngân hàng thương mại. Do vậy các công ty CTTC muốn phát triển thì không thể thực hiện các dịch vụ cạnh tranh với các ngân hàng mà phải định hướng vào đầy tư nghiên cứu cung cấp các sản phẩm chuyên biệt, các tiện ích riêng có của mình, trên cơ sở những ưu thế của mình cố gắng đưa ra những sản phẩm mới thoả mãn tốt nhất yêu cầu của khách hàng.

- Cạnh tranh giữa các công ty CTTC: Theo quy luật của thị trường, nguồn vốn đầu tư sẽ dịch chuyển đến những nơi có tỷ suất lợi nhuận cao hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân. Do đó khi các công ty CTTC hoạt động hiệu quả thì thị trường sẽ

xuất hiện nhiều hơn 1 công ty CTTC và các công ty CTTC này sẽ cạnh tranh với nhau để giành thị phần lớn hơn và thu được lợi nhuận nhiều hơn. Các công ty này không những cung cấp những sản phẩm, dịch vụ tương tự nhau mà còn có đặc điểm, quy mô và phạm vi hoạt động tương tự nhau do đó việc làm thế nào để thắng thế trong cạnh tranh giữa các công ty CTTC thực sự là một bài toán khó. Việc đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ là yếu tố quyết định trong cạnh tranh giữa các Công ty CTTC với nhau

Các công ty CTTC được thành lập có thể là công ty trực thuộc Ngân hàng thương mại, công ty liên doanh hoặc các công ty 100% vốn nước ngoài. Mỗi loại hình công ty có những ưu thế riêng. Như công ty CTTC trực thuộc ngân hàng thương mại có ưu thế trong việc tận dụng được mạng lưới của chính các ngân hàng thương mại đó, ngoài ra do vốn CSH là do ngân hàng thương mại cấp nên thường nhận được sự hỗ trợ về nguồn vốn huy động, khách hàng trong các dự án đòi hỏi đồng tài trợ.

Ngược lại các công ty CTTC liên doanh lại có lợi thế về công nghệ, kỹ thuật phân tích và thẩm định dự án, tính năng động và khả năng thích ứng nhanh đối với sự thay đổi của thị trường.

- Cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác: Trên thị trường tài chính, ngoài các công ty CTTC cung cấp sản phẩm tín dụng trung và dài hạn còn rất nhiều các tổ chức tín dụng khác. Tuy khác nhau về cách thức và sản phẩm cung cấp trên thị trường nhưng về bản chất vẫn là cấp tín dụng cho khách hàng, hơn nữa các sản phẩm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có tính tương tự nhau, có thể dễ dàng bắt chước do đó sự cạnh tranh giữa các đối tượng này càng gay gắt.

Một đặc thù trong hoạt động tài chính ngân hàng là sự đổ vỡ dây chuyền. Khi đối thủ cạnh tranh thất bại cũng có nghĩa thị trường có thêm một khoảng trống, thêm một cơ hội kinh doanh tốt nhưng trong lĩnh vực ngân hàng đây cũng là một nguy cơ, một rủi ro nếu khách hàng phản ứng với cả hệ thống gây tác động dây chuyền. Trong trường hợp này, thậm chí các tổ chức tín dụng phải có nghĩa vụ hỗ trợ nhau, tránh sự sụp đổ cho toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng. Đặc biệt là

danh mục các dịch vụ mới, ngân hàng đều phải có sự kết hợp với các tổ chức tài chính phi ngân hàng trong cung ứng dịch vụ như bảo hiểm, thẻ tín dụng, chứng khoán. Vì đặc điểm nàỳ, hoạt động trên thị trường tài chính tiền tệ, các tổ chức tín dụng vừa phải cạnh tranh giành lợi thế vừa phải hợp tác với nhau tránh sự đổ vỡ của thị trường.

Khách hàng: Với chủ trương khuyến khích và thu hút đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển thì đối tượng khách hàng của công ty CTTC ngày càng mở rộng nhưng do đặc thù sản phẩm cung cấp nên đối tượng chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có được uy tín trên thị trường, còn những doanh nghiệp lớn các công ty CTTC chỉ cung cấp sản phẩm dưới hình thức đồng tài trợ hoặc cho vay hợp vốn.

Thị trường càng phát triển thì số lượng khách hàng càng nhiều không chỉ tập trung ở những thành phố lớn, khu công nghiệp mà tiến tới cung cấp sản phẩm cho những hộ sản xuất gia đình, doanh nghiệp tư nhân..., sản phẩm đòi hỏi cung cấp càng đa dạng sẽ là cơ hội cho các công ty CTTC khuyếch trương quy mô hoạt động của mình.

Sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ tài chính: Một đặc điểm nổi bật của các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động và năng lực cạnh tranh của công ty CTTC là các sản phẩm dịch vụ tài chính có khả năng bắt chước cao, một sản phẩm do một tổ chức tài chính tung ra thị trường chỉ giữ được tính “mới” trong thời gian rất ngắn. Hầu như không một sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng nào do một tổ chức tài chính độc quyền mà hầu như các sản phẩm đều mang tính phổ cập cao, do vậy các tổ chức tài chính không thể giữ thế cạnh tranh thông qua việc giữ bản quyền riêng đối với một loại sản phẩm dịch vụ mà năng lực cạnh tranh của một tổ chức tài chính thể hiện ở khả năng thực hiện tốt hơn sản phẩm dịch vụ đó. Một đặc điểm khác của các sản phẩm dịch vụ tài chính là chúng luôn được đổi mới và phát triển rất nhanh. Do vậy các công ty CTTC muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của mình không còn cách nào khách phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện danh mục các sản phẩm dịch vụ của mình và làm cho chúng ngày càng hiện đại và tốt hơn.

Một phần của tài liệu đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w