Luận chính – tà của Trần Đăng

Một phần của tài liệu tam @ quoc (Trang 25 - 26)

Lại nói Đào Khiêm cảm thấy tuổi cao sức yếu nên quyết tâm nhường ghế cho Lưu Bị. Ông gọi chánh văn phòng Mi Trúc và trưởng phòng kế hoạch Trần Đăng tới mật đàm. Mi Trúc nói:

- Lưu Bị đúng là một tài năng để gánh vác việc lớn. Song anh ta quá trẻ, làm ở công ty chưa lâu mà đột nhiên được tung hoành, người ta làm sao phục đây?

Đào Khiêm hỏi: - Vậy ý anh ra sao? Trần Đăng nói:

- Anh có thể mở một cuộc thăm dò nội bộ, ai được nhiều người đồng tình nhất sẽ là vị giám đốc tương lai.

Đào Khiêm nói:

- Cách đó rất hay nhưng khơng hẳn đã cơng bằng. Tục ngữ có câu "ba người tất hợp thành đồng đảng", nhiều người trong cơng ty có mối quan hệ thân tình với nhau, song họ khơng có tư chất làm giám đốc. Tuyển sai người sẽ ảnh hưởng tới tương lai công ty. Khi ấy, tôi làm sao ngậm cười dưới suối vàng được?

Trần Đăng nói:

- Ý anh là muốn thơng qua thăm dị để đề bạt Lưu Bị, song lại sợ kết quả thăm dị trái ý mình, phải không? Thế này nhé, là ông chủ, chọn ai là quyền của anh, anh chỉ cần tìm hai trợ thủ cho Lưu Bị là được. Hai trợ thủ được bầu kia sẽ tuyệt đối không ảnh hưởng tới kết quả đã định, chuyện Lưu Bị được tuyển làm giám đốc là tất nhiên. Nếu có sơ suất nhỏ nào ngồi dự liệu, phịng kế hoạch của tôi sẽ can thiệp, tất cả sẽ như ý anh.

Đào Khiêm hỏi:

- Chiêu đó e người qn tử khơng làm được? Trần Đăng nói:

- Triết học hành vi của người Trung Quốc xưa có ý này: kẻ ác dùng thiện pháp, thiện pháp thành tà; chính nhân quân tử dùng tà pháp, tà pháp thành chính. Nói cách khác: vì mục đích chính đáng, có thể dùng thủ đoạn.

Đào Khiêm nói:

- Cách luận chính – tà đó rất độc đáo, song nó giống như chơi dao, khơng giỏi là huỷ hoại thanh danh một đời của Đào Khiêm này. Để từ từ tôi tính đã.

Nào ngờ một tuần sau, Đào Khiêm bỗng nhiên bị bệnh, nằm liệt giường. Vào viện hơn một tháng, bác sĩ bảo Đào Khiêm đã mắc ung thư giai đoạn cuối, vô phương cứu chữa. Trước lúc lâm chung, Đào Khiêm gọi Mi Trúc và Trần Đăng tới dặn dò đinh ninh:

- Điều thứ nhất: Tơi chẳng làm gì được rồi, cứ theo cách các anh mà làm. - Điều thứ hai: Lưu Bị là một thanh niên tốt, các anh hãy gắng giúp anh ta.

- Điều thứ ba: Các anh nhất định phải lo lắng cho tương lai công ty, đừng phụ một đời đắng cay của tơi… Vừa nói, Đào Khiêm vừa chỉ vào tim mình, sau đó hai mắt khép lại.

La Quán Trung trong "Tam quốc diễn nghĩa" thuật chuyện Đào Khiêm nhường Từ Châu chỉ là "Đào Khiêm phải thuyết phục mãi, cuối cùng Lưu Bị mới chịu nhận Từ Châu". Câu chuyện đến đây mới hóa ra rằng Đào Khiêm khơng phải là ông già cô độc, mà cịn có hai con trai. Con trưởng là Đào Thương, con thứ là Đào Ứng, cả hai đều làm trong cơng ty Từ Châu. Vì sao Đào Khiêm không để lại công ty cho con mà giao cho Lưu Bị? Đó là câu đố khó giải.

Sau khi Đào Khiêm qua đời, Trần Đăng, Mi Trúc mở cuộc tuyển người, Lưu Bị trúng ghế giám đốc, xem như hoàn thành di nguyện của Đào Khiêm.

Một phần của tài liệu tam @ quoc (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)