D. Loại việc "Nƣớc lã"
2. Giá trị (Cost)
Lưu Bị nói:
- Trong kinh doanh truyền thống đã chẳng có giá trị sao? Gia Cát Lượng nói:
- Kinh doanh truyền thống phổ biến lý thuyết 4P. Đó là cơng ty căn cứ vào chiến lược kinh doanh của mình, lấy sản phẩm tiêu thụ dự định để định giá (price) sản phẩm. Ví như sản phẩm định nhằm vào giới trung lưu, giá cả cũng được định ở mức "trung lưu". Một khi gặp tình huống ngồi dự kiến, phương thức định giá bằng chiến lược này sẽ khiến cả công ty gặp nguy hiểm.
Lưu Bị hỏi:
- Vậy "cost" trong kinh doanh 4C có gì khác cách định giá truyền thống? Gia Cát Lượng nói:
- Cost trong kinh doanh 4C thay thế price, nó gắn với sức mua của khách một cách thiết thực hơn. Cost không chỉ gắn với số tiền khách chi, mà còn gồm thời gian, sức lực và kinh nghiệm mua hàng của khách, nó cũng có nghĩa là định giá trong điều kiện lý tưởng. Định giá gắn với nhu cầu khách hàng, do "biết mình biết người", sản phẩm chúng ta có thể ung dung tiến thối trên thị trường. Dù sản phẩm có lúc thấp hơn mức tưởng tượng của khách, chúng ta vẫn thu được lợi nhuận. Vì thế, cost trong kinh doanh 4C là xuất phát từ nhu cầu khách hàng, xem xét trên cơ sở lợi nhuận để định ra một loại giá trị mục tiêu. Lưu Bị hỏi:
- Giá trị mục tiêu? Đó là một phương pháp khống chế giá? Gia Cát Lượng nói:
- Chính xác hơn, nó là một kiểu xác định lợi nhuận. Đầu tiên, nó xem xét thị trường, phân tích cơ hội kinh doanh. Sau đó tạo ra sự tương hỗ giữa khách hàng và cơng ty một cách chủ động, tích cực, có mục đích và có tính dự báo để thỏa mãn nhu cầu khách hàng, vừa giảm thiểu nguy cơ, vừa thu lợi nhuận một cách hiệu quả.
Lưu Bị hỏi:
- Cost có bao gồm giá trị mục tiêu? Gia Cát Lượng nói:
- Xét từ góc độ kinh doanh, có hai loại giá trị chủ yếu, một loại cung cấp cho khách hàng giá trị tiện lợi, một loại là giá trị nối kết.