Có bao nhiêu nhu cầu, có bấy nhiêu cà rốt

Một phần của tài liệu tam @ quoc (Trang 34 - 35)

- Trong quản lý nguồn lực con người, cà rốt có ý nghĩa gì? Chính là cách thức kích thích nhân viên nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ - Mi Trúc diễn giải: - Theo nghĩa đó, bất kỳ cách gì có tác dụng kích thích đều có thể gọi là cà rốt.

Rồi Mi Trúc vừa nghĩ vừa nói:

- Cần có bản phân tích các tầng nhu cầu của nhân viên…

- Tầng nhu cầu của nhân viên? Là lý luận tháp nhu cầu của nhà tâm lý học nổi tiếng Maslow. Ông ta cho rằng con người có năm tầng nhu cầu. Đầu tiên là nhu cầu sinh lý, đó là như cầu cơ bản để sinh tồn, như ăn, uống, v. v…Tiếp nữa là nhu cầu an toàn, bao gồm như cầu được bảo vệ cả về tinh thần lẫn vật chất, ví như khơng lo bị trộm cướp đe doạ, bảo hiểm trước các bất trắc, bảo hiểm cho công việc và sau khi về hưu, v. v… Thứ ba là nhu cầu giao tiếp xã hội, ai cũng là một thành viên trong xã hội, có nhu cầu giao tiếp và thuộc về nhóm để trao đổi tình cảm, sở thích, giúp đỡ và khen lẫn nhau. Thứ tư là nhu cầu được tôn trọng, kể cả nhu cầu được người khác tôn trọng và cảm giác tự tôn. Thứ năm là nhu cầu thực hiện khát vọng, là thông qua nỗ lực của bản thân mà biến mong muốn của mình thành hiện thực, từ đó tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống và công việc. Theo luận tháp nhu cầu của Maslow, chỉ có thoả mãn nhu cầu của một người mới kích thích được người đó. Nếu vậy, nó cũng khơng khác chuyện một bát, hai bát và ba bát cơm của anh bao nhiêu.

Mi Trúc nói:

- Hình thức kết cấu tầng bậc nhu cầu nhân viên và tháp nhu cầu của Maslow là như nhau. Kết cấu đó dựa trên ba điều cơ bản: thứ nhất, người ta cần sinh tồn, nhu cầu thiết yếu đó ảnh hưởng tới hành vi, chỉ có chưa thoả mãn nhu cầu mới ảnh hưởng tới hành vi, khi thoả mãn nhu cầu rồi thì tác dụng kích thích khơng cịn thích hợp nữa; thứ hai: nhu cầu của con người xếp theo mức độ trọng yếu mà hình thành kết cấu tầng thứ; thứ ba: người ta được thỏa mãn nhu cầu thấp nhất rồi mới theo đuổi nhu cầu cao hơn một bậc, cứ thế cao dần lên, nó biến thành động lực nội tại khơng ngừng.

Lưu Bị rót cho Mi Trúc một cốc nước, vừa thoả mãn nhu cầu uống nước, vừa thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng của Mi Trúc, rồi vừa bưng vừa hỏi:

- Anh nói đi, tầng bậc nhu cầu của nhân viên cơng ty là gì?

Mi Trúc xin Lưu Bị một tờ giấy và chiếc bút, vẽ ra một hình tháp tám tầng, đề "Biểu đồ tầng bậc nhu cầu của nhân viên".

Thống nhìn biểu đồ, Lưu Bị đã kinh ngạc:

- Mi Trúc, có phải vì kinh nghiệm của anh khơng? Tầng nhu cầu thấp nhất của nhân viên là được phát lương đúng kỳ?

Mi Trúc nói:

- Trong rất nhiều công ty, và cũng rất nhiều lần, tầng nhu cầu thấp nhất đó cũng khơng đáp ứng. Anh xem báo chí xem, có bao nhiêu vụ các cơng ty xí nghiệp cịn nợ lương cơng nhân? Dưới sự quản lý của anh, nếu tháng nào công ty cũng trả lương đúng kỳ hạn là nhân viên sẽ cảm tạ anh tự đáy lòng.

Lưu Bị chần chừ giây lát rồi hỏi:

- Lẽ nào việc thăm nom hiếu hỉ hoa hịe hoa sói cũng cảm động được nhân viên? Mi Trúc nói:

- Lịng người chẳng cũ. Kiểu thăm nom đó, xưa gọi là yêu dân như con! Người ta xem trọng không phải chén chè cốc nước, mà là tấm lịng của lãnh đạo cơng ty với cấp dưới!

- Anh nói mùi mẫn lắm! Mà này… - Lưu Bị hỏi: -… Có thể thay đổi kiểu nhu cầu đó khơng? Mi Trúc mỉm cười:

- Anh biết chuyện người ôm cây đợi thỏ không? Lưu Bị đáp:

- Tôi biết từ hồi cấp một. Chuyện là một người nông dân nhặt được con thỏ đâm trúng gốc cây mà chết, từ đó anh ta khơng chịu làm ăn gì, ngày nào cũng chỉ mơ nhặt được thỏ đâm vào cây.

Mi Trúc nói:

- Với ai cũng vậy, thứ nhận được vượt quá nhu cầu đều là thuốc độc. Anh đã thay đổi tầng bậc nhu cầu của Trần Đăng, lẽ nào còn muốn biến tất cả mọi người thành như Trần Đăng?

Lưu Bị thắc mắc:

- Trần Đăng thì làm sao? Mi Trúc nói rành rọt:

- Anh thăng chức cho Trần Đăng khơng phải vì ơng ta phù hợp với chức vụ đó hay khơng, mà vì ơng ta giúp anh. Thế là anh biến ông ta thành một kẻ cơ hội chủ nghĩa. Giờ đây, ơng ta vẫn cịn hy vọng nhờ tính tốn và chờ đợi để kiếm được con thỏ thứ hai. Nhưng một nhân viên cơ trí giảo hoạt sẽ không thể là một nhân viên trung thành.

Lưu Bị như học sinh cấp một mắc lỗi, xị mặt xuống:

- Mi Trúc ơi, vậy anh nói tơi phải làm thế nào mới phải đây? Mi Trúc nói:

- Anh chỉ cần dần dần đáp ứng từng tầng bậc nhu cầu của mỗi nhân viên là được. Khơng chỉ có anh dần dần đáp ứng, mà nhu cầu của mỗi nhân viên cũng cần dần dần tăng lên. Nhu cầu tiền, nhà ở, xe hơi, chức vụ của nhân viên… chính là đất dụng võ cho tài quản lý. Làm người quản lỳ công ty, bất kể là anh, hay tơi, đều có một nhiệm vụ rất lớn, đó là thuyết phục nhân viên từ bỏ một số mục tiêu cá nhân trước mắt để tập trung tinh lực cho sự phát triển lâu dài của công ty.

Một phần của tài liệu tam @ quoc (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)