1.3 Kinh nghiệm phát triển dịch vụ NHBL của một số nướ cở khu vực và bài học
1.3.3 Kinh nghiệm của Citibank – Nhật Bản
Hệ thống NH của Nhật Bản lệ thuộc nhiều vào chính trị, cồng kềnh và bảo thủ. Mơi trường kinh doanh trong lĩnh vực NH có nhiều khó khăn đối với các NH nội địa và khơng hồn tồn thân thiện với NH và các cơng ty tài chính của nước ngồi. Tuy nhiên, Citibank đã tiếp cận thành cơng thị trường này cùng với những chiến lược phát triển kinh doanh hiệu quả.
Lợi thế về tiềm lực tài chính vững mạnh kết hợp với chiến lược tiếp thị hiệu quả đã giúp Citibank thu hút được một lượng lớn KH tại thị trường này.
Tận dụng được nhiều cơ hội, tiềm năng phát triển trên thị trường nên Citibank có những chiến lược đón đầu hiệu quả. Nhận biết người Nhật Bản có nhu cầu về các phương tiện đầu tư và quyền chọn tài chính ngày càng đa dạng hơn so với các NH cho vay truyền thống. Là tập đồn tài chính giàu mạnh, Citybank đã tận
dụng cơ hội đưa ra nhiều loại hình dịch vụ như: cho phép thanh toán qua mạng điện thoại thông thường hay trao đổi tiền tệ 24 giờ cho các KHCN, duy trì các hoạt động của hệ thống ATM 24 giờ suốt 7 ngày trong tuần.
Chiến lược kinh doanh tập trung khai thác thị trường KH thuộc tầng lớp thu nhập cao của Nhật đã giúp Citibank thành công hơn trên thị trường bán lẻ. Hướng đến mục tiêu này, Citibank đã tổ chức lại các chi nhánh tại Tokyo theo hướng giảm số lượng chi nhánh nhằm cắt giảm chi phí đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ tốt nhất cho KH. Thực hiện thành công chiến lược này, Citybank đã trở thành NH đáng tin cậy của nhóm KH thượng lưu.
Bên cạnh đó, Citibank có chiến lược đánh bóng thương hiệu và khuếch trương sức mạnh tài chính bằng cách mua cổ phần của các cơng ty tài chính khác nhằm củng cố thêm vị trí trong lĩnh vực tài chính trên thị trường Nhật Bản.