2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của BIDV
BIDV tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, được thành lập theo quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng chính phủ, với chức năng ban đầu là cấp phát và quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn ngân sách phục vụ tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội.
Giai đoạn 1981- 1990
Năm 1981, đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (trực thuộc ngân hàng Nhà nước). Việc ra đời Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc cải tiến các phương pháp cung ứng và quản lý vốn đầu tư cơ bản, nâng cao vai trị tín dụng phù hợp với khối lượng vốn đầu tư cơ bản tăng lên và nhu cầu xây dựng phát triển rộng rãi.
Giai đoạn 1990 – 2000
Từ năm 1990, chính thức đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Là ngân hàng đi đầu trong việc thành lập ngân hàng liên doanh với nước ngoài để phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Vào năm 1995, BIDV chuyển sang hoạt động như một ngân hàng thương mại với số vốn điều lệ là 1.100 tỷ đồng.
Nhìn lại chặng được 10 năm đổi mới với những nỗ lực cao nhất phục vụ cho đầu tư phát triển đất nước. Từ chức năng ban đầu là cấp phát vốn, thí điểm cho vay rồi chính thức cho vay, đến huy động vốn để cho vay, BIDV đã trở thành một NHTM nhà nước hàng đầu với số vốn 21 tỷ USD và 5 triệu khách hàng trong nước cùng các định chế tài chính tồn cầu.
Giai đoạn từ 2000 – 2012
BIDV đã xây dựng và thực thi kế hoạch chiến lược, tầm nhìn đến 2015 hướng đến mục tiêu trở thành một NH chất lượng, uy tín hàng đầu ở Việt Nam, với đa thành phần sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, hoạt động theo thông lệ quốc tế và chất lượng ngang tầm các NH tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á. Hiện BIDV
đang hướng tới mục tiêu xây dựng trở thành một tập đồn tài chính ngang tầm khu vực, với 4 hoạt động trụ cột: ngân hàng - bảo hiểm - chứng khốn - đầu tư tài chính. Năm 2012 là năm ghi dấu chặng đường 55 năm xây dựng và trưởng thành của BIDV và từ ngày 23/04/2012, BIDV đã chính thức hoạt động theo mơ hình NHTMCP. Đây là một cuộc “cách mạng” toàn diện để BIDV tiếp tục đổi mới. BIDV đặt mục tiêu đến năm 2015, phấn đấu trở thành một trong hai NHTM hàng đầu ở Việt Nam có khả năng hội nhập sâu rộng trong khu vực và thế giới
2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của BIDV
Mơ hình tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị liên quan trong Khối NHBL (tại Trụ sở chính và đơn vị thành viên) đã cơ bản được xác định rõ với trách nhiệm cụ thể trong từng mảng nghiệp vụ/lĩnh vực hoạt động NHBL, đặc biệt trong đó là trách nhiệm của các khâu/bộ phận bán hàng (bao gồm Khối NHBL tại Trụ sở chính, trong đó đầu mối chính là Ban PTNHBL; tại các đơn vị thành viên là các Phòng/Tổ Quan hệ Khách hàng cá nhân (QHKHCN), Giao dịch Khách hàng cá nhân (GDKHCN), Phòng Giao dịch/Quỹ Tiết kiệm). (Xem hình 2.1, phụ lục 3)
2.1.3 Đánh giá sơ lược kết quả hoạt động kinh doanh của NH TMCP Đầu tư vàPhát triển Việt Nam giai đoạn 2011-2013 Phát triển Việt Nam giai đoạn 2011-2013
2.1.3.1 Tình hình hoạt động kinh doanh
Năm 2013, những tác động bất lợi từ môi trường kinh tế vĩ mô đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của tồn ngành ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng. BIDV đã bám sát chỉ đạo của các cơ quan quản lý, linh hoạt ứng phó với diễn biến của thị trường, sáng tạo, vận dụng nguồn lực tổng hợp trong đó phát huy giá trị nội lực được đưa lên hàng đầu để đạt được những kết quả tích cực, khẳng định vị trí, vai trị của một định chế tài chính hàng đầu Việt Nam.
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: tỷ đồng Năm 2011 2012 2013 Tốc độ tăng, giảm (%) Chỉ tiêu 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu quy mô
Tổng tài sản 405,755 484,785 548,386 19.48% 13.12% Vốn chủ sở hữu 24,390 26,494 32,039 8.63% 20.93% Huy động vốn 244,838 331,116 372,156 35.24% 12.39% Tổng dư nợ cho vay
khách hàng trước DPRR 293,937 339,924 391,035 15.65% 15.04% Tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá 244,838 331,116 430,451 35.24% 30.00% Chỉ tiêu chất lượng Tỷ lệ nợ xấu 2.96% 2.90% 2.37% -2.03% -18.28% Tỷ lệ nợ nhóm II 11.82% 9.99% 6.79% -15.48% -32.03%
Chỉ tiêu hiệu quả
Tổng thu nhập từ các
hoạt động 15,414 16,677 18,095 8.19% 8.50%
Chi phí hoạt động (6,652) (6,765) (7,436) 1.70% 9.92% Chi phí dự phịng rủi ro (4,542) (5,587) (6,483) 23.01% 16.04% Lợi nhuận trước thuế 4,220 4,325 5,290 2.49% 22.31% Lợi nhuận thuần của
chủ sở hữu 3,209 3,265 4,030 1.75% 23.43%
ROA 0.83% 0.74% 0.78% -10.8% 5.4%
ROE 13.20% 12.90% 13.80% -2.3% 7.0%
CAR 8.78% 9.65% 10.23% 9.9% 6.0%
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011,2012,2013 của BIDV
Tổng tài sản BIDV đạt 548.386 tỷ, tăng 13,1% tương đương với 63.601 tỷ so với đầu năm 2012. Với tốc độ tăng trưởng này, BIDV tiếp tục là một trong những Ngân hàng Thương mại Cổ phần có quy mơ tài sản dẫn đầu thị trường.
Nguồn vốn huy động (bao gồm tiền gửi khách hàng, phát hành giấy tờ có giá, các khoản tiền gửi tiền vay được ghi nhận vào nguồn vốn huy động) tăng trưởng tốt, đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo an toàn thanh khoản. Đến 31/12/2013, nguồn vốn đạt 372.156 tỷ, tăng trưởng 12,4% so với năm 2012. Cơ cấu huy động vốn có chuyển biến tích cực theo hướng tăng tính ổn định của nền vốn, đóng góp hiệu quả cho mục tiêu tiết kiệm chi phí vốn.
Dư nợ tín dụng (bao gồm cho vay các tổ chức & cá nhân, cho thuê tài chính ngoại ngành, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) đạt 391.035 tỷ, tăng trưởng 15,3% trong bối cảnh toàn ngành ngân hàng tăng trưởng 12,51%. Chất lượng tín dụng được kiểm sốt chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2013 ở mức 2,37% (kế hoạch là < 3%).
Hiệu quả kinh doanh được đảm bảo: lợi nhuận trước thuế năm 2013 đạt 5.290 tỷ đồng, hoàn thành 112% kế hoạch đại hội đồng cổ đông. Các chỉ tiêu về cơ cấu, tỷ lệ an toàn hoạt động về cơ bản đều đáp ứng mục tiêu kế hoạch: ROA, ROE lần lượt đạt 0.78% và 13.8%, hệ số CAR đảm bảo ở mức 10.23% (cao hơn mức yêu cầu 9% của Ngân hàng Nhà Nước), chỉ tiêu an toàn thanh khoản và các tỷ lệ cân đối vốn – sử dụng vốn đều được đảm bảo và tuân thủ đúng quy định.