Doanh số bán lẻ của BIDV giai đoạn 2011 – 2013

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 44 - 51)

2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt

2.2.1.3 Doanh số bán lẻ của BIDV giai đoạn 2011 – 2013

Huy động vốn

Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm phải đạt được trong năm 2013, ngay từ đầu năm BIDV đã tập trung nguồn lực triển khai rất nhiều hình thức tiền gửi và tiết kiệm nhằm thu hút và đáp ứng một cách tối đa nhu cầu gửi tiền của khách hàng cá nhân.

Bảng 2.3: Quy mô và tốc độ tăng trưởng huy động vốn dân cư của BIDV giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2011 2012 2013 Tốc độ tăng, giảm (%) Chỉ tiêu 2012/2011 2013/2012

Quy mô huy động

vốn dân cư 129,205 179,128 211,230 38.64% 17.92% Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011,2012,2013 của BIDV Tốc độ tăng trưởng bình quân huy động vốn dân cư giai đoạn này ở mức độ khá tốt, gần 29%/năm, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng giai đoạn trước (tốc độ tăng trưởng bình quân huy động vốn dân cư giai đoạn 2008 – 2010 đạt 20%/năm). (Xem biểu đồ 2.3, phụ lục 3).

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động huy động vốn dân cư giai đoạn 2011 – 2013 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2011 2012 2013 Tốc độ tăng, giảm (%) Chỉ tiêu 2012/2011 2013/2012 1. Vốn huy động theo kỳ hạn 129,205 179,128 211,230 38.64% 17.92% - KKH 6,460 8,777 10,773 35.87% 22.73% - Dưới 12 tháng 111,116 69,860 65,270 -37.13% -6.57% - Từ 12 tháng trở lên 11,628 100,491 135,187 764.18% 34.53% 2. Vốn huy động theo TPKT 263,684 347,821 398,547 31.91% 14.58% - KHCN 129,205 179,128 211,230 38.64% 17.92% - TCKT 134,479 168,693 187,317 25.44% 11.04% 3. Vốn huy động theo tiền tệ 129,205 179,128 211,230 38.64% 17.92% - VND 111,633 163,723 196,866 46.66% 20.24% - USD, EUR 17,572 15,405 14,364 -12.33% -6.76%

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011,2012,2013 của BIDV

Cơ cấu theo kỳ hạn: Có sự chuyển dịch tích cực đối với kỳ hạn gửi dài hạn từ 12 tháng trở lên, từ 11.628 tỷ đồng năm 2010 lên đến 135.187 tỷ đồng trong năm 2013, riêng năm 2012 tăng đột biến 764.18% so với năm 2011. (Xem biểu đồ 2.4, phụ lục 03).

Nguồn vốn huy động không kỳ hạn vẫn tăng trưởng đều với tốc độ bình quân 29.3%, đây chính là số dư tiền gửi khơng kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân. Với chi phí huy động giá rẻ, việc duy trì số dư huy động nguồn vốn này cao trong thời gian qua cho thấy hiệu quả trong hoạt động huy động vốn của BIDV là rất tốt.

Trong bối cảnh lãi suất thị trường điều chỉnh theo xu hướng giảm dần, BIDV đã triển khai các gói sản phẩm tiền gửi linh hoạt, thu hút khách hàng chuyển dịch

sang gửi các kỳ hạn dài hơn nhằm được hưởng lãi suất cao hơn nhưng vẫn đảm bảo lãi suất cao khi rút trước hạn. Cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn ngày càng tăng trưởng cao vượt xa tiền gửi không kỳ hạn cũng là một minh chứng cho xu thế phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện nay vì đối với sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn nhắm đến đối tượng khách hàng cá nhân là chủ yếu, còn bộ phận doanh nghiệp với nhu cầu sử dụng tài khoản thanh tốn thường xun nên sản phẩm tiền gửi khơng kỳ hạn là chính yếu nhất.

Cơ cấu huy động: Tỷ trọng HĐVDC/tổng HĐV tăng từ 49% năm 2011 lên gần 53% năm 2013, đóng góp quan trọng vào việc ổn định nền vốn của toàn hệ thống, điều này cho thấy xu hướng trong tương lai BIDV sẽ dần tăng tỷ trọng nền vốn huy động dân cư, tránh phụ thuộc nguồn vốn vào các TCKT, DN vì tính ổn định của nguồn vốn này không cao và dễ biến động. (Xem biểu đồ 2.5, phụ lục 03).

Cơ cấu theo loại tiền: Vốn huy động tiền gửi VND chiếm tỷ lệ chủ yếu trong tổng nguồn vốn huy động. Tỷ trọng tiền gửi VND có xu hướng tăng qua các năm (tăng từ 86.4% năm 2010 lên 93.2% năm 2013), trong khi đó tiền gửi USD thì lại giảm nhẹ. Nguyên nhân trong giai đoạn này, tỷ giá hối đối ln được NHNN điều hành ổn định, kiểm soát trần lãi suất huy động USD nên nhu cầu gửi tiết kiệm ngoại tệ không hấp dẫn khách hàng bằng tiền VND. (Xem biểu đồ 2.6, phụ lục 03).

So với 5 NHTM lớn trên thị trường, quy mô HĐVDC năm 2013 của BIDV đạt 211.230 tỷ đồng, đứng thứ 2 sau Agribank. Như vậy, BIDV đã vươn lên từ vị trí thứ 5 năm 2009, thứ 4 năm 2010 lên vị trí thứ 3 năm 2011 và lên vị trí thứ 2 vào năm 2013. trong huy động từ dân cư và từ năm 2012 đến nay duy trì ở vị trí thứ 2. (Xem bảng 2.1, phụ lục 3).

Hoạt động tín dụng bán lẻ

Bảng 2.5: Dư nợ tín dụng bán lẻ của BIDV giai đoạn 2011 - 2013

Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2011 2012 2013 Tốc độ tăng, giảm (%) Chỉ tiêu 2012/2011 2013/2012 TDBL cuối kỳ 38,393 47,636 58,620 24.07% 23.06% Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011,2012,2013 của BIDV

Dư nợ TDBL cuối kỳ tại thời điểm 31/12/2013 đạt 58.620 tỷ đồng, cao gần gấp 1.5 lần so với năm 2011 (tăng 20.227 tỷ đồng), mức tăng trưởng bình quân trong giai đoạn vừa qua là 25%/năm. Hoạt động tín dụng bán lẻ có mức tăng trưởng mạnh mẽ nhất vào năm 2011 (Tăng 29%) sau đó tăng trưởng ổn định ở mức 25% vào các năm tiếp theo cơ cấu ưu tiên tăng trưởng tín dụng bán lẻ. (Xem biểu đồ 2.7, phụ lục 3).

Cơ cấu danh mục tín dụng bán lẻ: Cơ cấu danh mục sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV ở biểu đồ 2.8 phụ lục 3 không thay đổi nhiều trong giai đoạn 2011 – 2013. Cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay nhà ở và cho vay cầm cố giấy tờ có giá vẫn là các sản phẩm chủ lực, chiếm trên 80% tổng dư nợ bán lẻ của BIDV. Một số sản phẩm tiềm năng khác cần phải tiếp tục chú trọng hơn nữa là: cho vay tín chấp (7%) và cho vay mua ô tô (3%).

Về chất lượng tín dụng bán lẻ

Bảng 2.6: Chất lượng dư nợ tín dụng bán lẻ của BIDV 2011 - 2013 Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

Dư nợ xấu 533 765 981 1,290

Tỷ lệ nợ xấu 1.80% 2.00% 2.1% 2.20%

Xét về mặt tăng trưởng dư nợ TDBL trong giai đoạn vừa qua, chất lượng dư nợ ln được duy trì ở mức < 2.5%. Nợ xấu tập trung chủ yếu vào ba nhóm sản phẩm chính là: cho vay hỗ trợ nhà ở, cho vay sản xuất kinh doanh và cho vay tín chấp.

Từ vị trí thứ 4 trên thị trường vào năm 2011, năm 2012 và năm 2013 dư nợ TDBL của BDIV đã vượt qua Vietinbank, vươn lên vị trí thứ 2 trên thị trường, chỉ sau ngân hàng Agribank (Xem bảng 2.1 phụ lục 3)

Các dịch vụ khác

Dịch vụ thanh toán

Bảng 2.7: Hoạt động thanh toán của BIDV giai đoạn 2011 – 2013

Năm

2011 2012 2013 Tốc độ tăng, giảm (%) Chỉ tiêu

2012/2011 2013/2012 Thanh toán trong nước

Số lượng giao dịch (triệu

giao dịch) 13.0 15.4 15.6 18.46% 1.30%

Tổng trị giá các giao dịch

(tỷ VND) 4,726 8,100 7,300 71.39% -9.88%

Thanh toán quốc tế

Trị giá nhập khẩu

(triệu USD) 10,290 17,026 20,480 65.46% 20.29%

Trị giá xuất khẩu

(triệu USD) 5,670 10,974 11,520 93.54% 4.98%

Thu nhập từ dịch vụ thanh

toán (triệu VND) 517,202 1,083,000 1,089,850 109.40% 0.63% Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011,2012,2013 của BIDV Thanh toán trong nước: tổng giá trị các giao dịch trong nước của BIDV tăng rất nhanh trong thời gian gần đây. Năm 2012, số lượng giao dịch và doanh số hoạt động thanh toán của BIDV đạt mức cao nhất là 8.100 tỷ đồng, doanh số ngày càng tăng cao chứng tỏ uy tín về thương hiệu BIDV ngày càng lớn đối với khách hàng. Doanh số năm 2013 đạt 7.300 tỷ đồng, giảm nhẹ 800 tỷ đồng, tương ứng 9.87% so với năm 2012 nhưng con số này vẫn chấp nhận được trong bối cảnh nền kinh tế hiện tại.

Thanh toán quốc tế: hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV tăng trưởng bền vững qua các năm, đạt giá trị cao nhất ở hai năm 2012, 2013. Với sự gia tăng mạnh

thanh toán của BIDV cũng tăng trưởng đáng kể trong thời gian qua. Năm 2012, 2013 thu nhập từ dịch vụ thanh toán đã đạt xấp xỉ 1.000 tỷ đồng, đem lại phần thu nhập ổn định và bền vững cho ngân hàng.

Hoạt động kinh doanh thẻ:

Bảng 2.8: Kết quả hoạt động kinh doanh thẻ của BIDV giai đoạn 2011 - 2013

Chỉ tiêu Đơn vị TH đến hết12/2012 TH đến hết12/2013 Lũy kếđến

12/2013 Tốc độ (%) Thu phí rịng Tỷ đồng 130.34 150.44 15.42% Số lượng TGNND Thẻ 711,479 961,869 5,811,448 35.19% Số lượng TGNQT Thẻ 34,554 46,521 53,394 34.63% Số lượng TTDQT Thẻ 19,345 18,776 58,092 -2.94% Số lượng POS tăng mới Máy 1,984 6,095 9,170 207.21% Doanh số thanh toán qua POS Tỷ đồng 1,208 4,213 248.76%

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011,2012,2013 của BIDV + Thu phí rịng năm 2013 đạt mức 150.44 tỷ đồng, tăng 15.4 % so với năm 2012, tương đương tăng 20.1 tỷ đồng. Năm 2013, số lượng thẻ tăng mới đạt hơn 1 triệu thẻ, hoàn thành kế hoạch đề ra và đưa tổng số thẻ lũy kế lên 5,08 triệu thẻ. BIDV đã trở thành đối tác độc quyền của Câu lạc bộ bóng đá Manchester United để phát hành thẻ tín dụng và ghi nợ đồng thương hiệu tại Việt Nam, sản phẩm thẻ đã nhanh chóng nhận được đánh giá cao của đông đảo khách hàng thông qua một loạt các danh hiệu và giải thưởng do khách hàng bình chọn.

+ Bên cạnh đó, tuy số lượng thẻ ghi nợ quốc tế phát hành chưa nhiều nhưng BIDV cũng đã có sự tăng trưởng vượt bậc trong 03 năm gần đây, với tốc độ tăng trưởng bình quân 35%/năm trong giai đoạn 2011 – 2013.

+ Năm 2013 là năm BIDV có bước tăng trưởng vượt bậc về phát triển dịch vụ POS, khi triển khai lắp đặt mới 6,095 máy cho các điểm chấp nhận thanh toán, doanh số đạt gần 4,213 tỷ đồng. Đây là một trong những nguồn thu dịch vụ đáng kể trong tổng thu dịch vụ thẻ của BIDV cho những năm sắp tới.

Hoạt động ngân hàng điện tử:

Bảng 2.9: Kết quả dịch vụ BSMS của BIDV giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2011 2012 2013 Tốc độ tăng, giảm (%) Chỉ tiêu 2012/2011 2013/2012 Thu ròng 18 34 56 92.09% 65.59% Khách hàng (nghìn) 437 722 1,040 65.22% 44.04%

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011,2012,2013 của BIDV Trong giai đoạn 2011 – 2013, số lượng khách hàng BSMS tăng gấp 2.4 lần, thu phí tăng 3.1 lần; đến hết năm 2013, số lượng khách hàng đã tăng lên trên 1.04 triệu khách hàng, thu phí đạt 56.3 tỷ đồng. Chương trình BSMS được nâng cấp với nhiều tính năng tiện ích cho khách hàng.

Bảng 2.10: Kết quả hoạt động dịch vụ IBMB năm 2013

Đơn vị: người

Chỉ tiêu Internet banking Mobile banking KHIBMB/KHTỷ lệ của NH Số lượng khách hàng 137,343 SMS: 1,360,000 MB: 5,600 Bankplus: 77,500 137.343/5.000.000 = 2,7%

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013 của BIDV Các dịch vụ IBMB của BIDV triển khai ra thị trường khá chậm so với các đối thủ cạnh tranh. Tỷ lệ KH sử dụng IB so với số lượng khách hàng của các ngân hàng (đặc biệt là VCB, Đông Á Bank, TienphongBank, Techcombank…) là khá ấn tượng, điều này cũng cho thấy một phần chiến lược chuyển luồng giao dịch của KH sang các kênh ngân hàng điện tử của các ngân hàng này.

Bảng 2.11: Hoạt động dịch vụ kiều hối giai đoạn 2011 - 2013 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2011 2012 2013 Tốc độ tăng, giảm (%) Chỉ tiêu 2012/2011 2013/2012 Doanh số 1.1 1.24 1.25 12.73% 0.8% Thu phí 12.9 14.5 14.66 12.4% 1.1%

Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2011,2012,2013 của BIDV - Dịch vụ kiều hối: BIDV có hơn 1000 Ngân hàng đại lý tại nước ngồi, mạng lưới thanh tốn rộng khắp tại các trung tâm tài chính quốc tế, đã ký kết 5 hợp đồng chi trả kiều hối với các ngân hàng và công ty (VID, Metrobank, Hanabank, KEB, AFX) và là đại lý chính cho kênh chuyển tiền lớn WU với 505 điểm chi trả, dịch vụ chuyển tiền kiều hối của BIDV rất phong phú, đa dạng, đem lại sự an toàn, tin cậy cho các khách hàng sử dụng dịch vụ. Năm 2013 vẫn là năm mà nền kinh tế thế giới vẫn còn chưa thật sự phục hồi bởi khủng hoảng, đặc biệt là việc ảnh hưởng bởi các quốc gia có lượng kiều hối lớn như Mỹ và các nước Châu Âu, vì vậy lượng kiều hối năm 2013 tăng nhẹ 0.8%, mức tăng không tăng nhiều so với năm 2012 là 12.73%.

Như vậy, mặc dù vẫn duy trì được lượng kều hối tăng ổn định qua các năm nhưng BIDV vẫn chỉ xếp thứ 4 trên thị trường sau Sacombank, Vietcombank, Vietinbank. (Xem bảng 2.1, phụ lục 03).

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)