Những hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 61 - 62)

2.3 Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại NHTMCP Đầu tư và Phát triển

2.3.2.1 Những hạn chế

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được rất khả quan trong mảng dịch vụ bán lẻ của BIDV trong thời gian vừa qua, thực tế hiện hữu cần được nhìn nhận là chất lượng dịch vụ bán lẻ của BIDV chưa thật sự tương xứng với những lợi thế vốn có bao gồm uy tín, nguồn vốn, cơng nghệ, mạng lưới. Bên cạnh đó, trong tương quang khách quan với các NHTM khác, độ nhanh nhạy trong kinh doanh, sự quan tâm đúng mực với cơng tác truyền thơng và chăm sóc khách hàng của BIDV vẫn cịn hạn chế:

- Thương hiệu NHBL của BIDV chưa nổi tiếng. Nhiều khách hàng chưa biết

đến các sản phẩm dịch vụ dành cho KHCN của BIDV. Hoạt động marketing vẫn chưa có được sự chuyên nghiệp, bài bản kể từ khâu nghiên cứu thị trường, phân đoạn khách hàng, tiếp thị sản phẩm cho đến khâu tư vấn bán hàng, bán hàng trực tiếp và chăm sóc khách hàng sau bán hàng một cách chuyên nghiệp. Hiện nay, BIDV vẫn chưa có một chu trình chuẩn nào hướng dẫn cụ thể thực hiện các hoạt động marketing nên trong quá trình thực hiện một số chức năng còn bị chồng chéo giữa chi nhánh và hội sở chính.

- Chất lượng sản phẩm chưa đồng đều. Các sản phẩm còn đơn điệu chưa phong phú, chưa tạo ra được sự khác biệt và nổi bật hơn các NHTM khác.

- Hệ thống quản lý và cơ cấu tổ chức cồng kềnh, chưa có nhiều kinh nghiệm về bán lẻ. Mơ hình tổ chức vừa có sự chuyển đổi, điều chỉnh, chưa phát huy được

hiệu quả tuyệt đối, hệ thống quản lý và cơ cấu tổ chức lớn, cồng kềnh là nhược điểm cho mục tiêu phát triển bán lẻ. Hội sở chính là đơn vị định hướng, chỉ đạo mọi hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ. Các chi nhánh ở những đô thị lớn với sự biến động thường xuyên của thị trường, đều phải báo cáo và đợi sự đánh giá, điều chỉnh từ Hội sở chính. Điều này, có thể gây chậm trễ cho giao dịch với khách hàng, thiếu tính

liên kết giữa các chi nhánh trên cùng một khu vực. Việc thành lập các Chi nhánh NHBL, PGD Bán lẻ tiệm cận dần với thơng lệ hoạt động NHBL cịn chậm so với tiến độ.

- Danh mục sản phẩm, dịch vụ chưa đa dạng. BIDV chưa xây dựng được những sản phẩm dịch vụ bán lẻ mang tính đột phá. Thiếu các sản phẩm bán chéo, liên kết và các sản phẩm trọn gói. Các sản phẩm NHBL hiện đại như tư vấn tài chính, ủy thác đầu tư … sẽ là những sản phẩm tiềm năng phát triển rất cao bởi những lợi ích to lớn mà nó đem lại cho khách hàng trong nhịp sống công nghiệp chưa được chú trọng đầu tư.

- Lợi nhuận bán lẻ còn thấp: chưa khai thác hết tiềm năng, chủ yếu là nguồn thu từ huy động vốn và tín dụng bán lẻ.

- Năng lực quản trị rủi ro còn hạn chế. Đây là điểm hạn chế chung đối với phần lớn các NHTM của Việt Nam. Năng lực kiểm tra hạn chế, chưa có biện pháp hữu hiệu trong quản lý rủi ro đã gây ra những tác động không nhỏ đối với hoạt động ngân hàng, gây thất thoát tài sản của ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 61 - 62)