DỰNG CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ
Trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật qui định việc nhân dân tham gia đóng góp ý kiến vào các chủ trương, chính sách, các dự án luật, pháp lệnh của đảng và nhà nước. Nguyên tắc nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội, nhân dân có quyền tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý được khẳng định trong cả bốn bản Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác. Tuy vậy, trong những năm qua việc nhân dân tham gia đóng góp ý kiến còn chưa nhiều, chưa khai thác được tiềm năng, trí tuệ của các tầng líp nhân dân trong xã hội. Do vậy, các chủ trương, chính sách chậm đi vào cuộc sống hoặc được thực thi chưa hiệu quả. Để khắc phục tình trạng đó, trong những năm gần đây, việc nhân dân tham gia đóng góp vào các dự án luật, pháp luật đã được thể chế hóa cô thể hơn trong văn bản của hội đồng nhà nước qui định về qui chế xây dựng luật, pháp lệnh ngày 6/8/1988. Theo đó, qui chế qui định Hội đồng nhà nước là cơ quan có thẩm quyền quyết định việc đưa dự án luật, pháp lệnh ra lấy ý kiến nhân dân. Việc lấy ý kiến nhân dân có thể diễn ra dưới nhiều hình thức, đa dạng để tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức, nhân dân tham gia góp ý một cách thiết thực, thể hiện tính dân chủ trong việc xây dựng pháp luật. Trong Điều 26 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 qui định: "Tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ
chức, cá nhân bằng các hình thức thích hợp tùy theo tính chất của từng dự án". Căn cứ vào tính chất, nội dung, phạm vi điều chỉnh của dự án luật, pháp lệnh, dự thảo của nghị quyết mà quyết định hình thức lấy ý kiến nhân dân. Việc lấy ý kiến nhân dân có một số hình thức chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, tổ chức lấy ý kiến rộng rãi các tầng líp nhân dân trong xã
hội. Vấn đề này do Quốc hội, Ủy ban Thường vô Quốc hội quyết định đối với một số dự án luật quan trọng, có phạm vi điều chỉnh rộng, liên quan đến quyền và lợi Ých của đại đa số nhân dân trong xã hội như Hiến pháp, Bé luật dân sù, Bé luật hình sù, Luật lao động, Luật đất đai…
Thứ hai, tổ chức lấy ý kiến trong phạm vi hẹp nghĩa là chỉ lấy ý kiến
trong một số cơ quan, tổ chức, các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý hay doanh nghiệp… đối với các dự án luật chuyên ngành, có thể lấy ý kiến về toàn bộ dự án luật hoặc một số nội dung của dự án. Hình thức này tuy không được rộng rãi song những ý kiến của các chuyên gia, chuyên ngành thường rất sâu sắc, tập trung, thiết thực và Ýt tốn kém.
Hiệu quả của việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân, tổng hợp là nhằm nghiên cứu, tiếp thu ý kiến để chỉnh lý, bổ sung dự án, dự thảo, phản ánh được đầy đủ ý kiến của nhân dân, tránh tình trạng áp đặt, chủ quan, tùy tiện.
Để đảm tính dân chủ thì các văn bản, dự án luật sau khi lấy ý kiến của nhân dân phải được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc tổ chức thông báo kết quả, hoặc phóc đáp bằng văn bản một cách cụ thể, rõ ràng từng vấn đề, lĩnh vực mà nhân dân đã tham gia góp ý, những vấn đề nào được tiếp thu, vấn đề nào không được tiếp thu, thậm chí có thể tổ chức thảo luận những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau. Có như vậy mới thể hiện được tính dân chủ trong xây dựng và ban hành luật, hiệu lực, hiệu quả của văn bản luật đó mới đi vào cuộc sống, và đây cũng là hình thức mở rộng dân chủ trong việc xây dựng pháp luật góp phần cho xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.
KẾT LUẬN
Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quá trình dân chủ hóa ở nước ta đã có bước chuyển biến rõ rệt; phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" từng bước đi vào cuộc sống với những biểu hiện rất phong phó, đa dạng và được thể chế hóa. Điều dễ hiểu là một khi nhân dân làm chủ, tham gia tích cực vào quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, kiểm tra giám sát cán bộ, đảng viên thì mới có thể đẩy lùi tham nhòng, quan liêu. Để phát huy quyền làm chủ của của nhân dân, thì từ việc hoạch định chủ trương, pháp luật, chính sách kinh tế, chính trị, văn hóa,xã hội đến xây dựng bộ máy tổ chức cán bộ cho tới cải tiến phương thức lãnh đạo, phong cách làm việc của các cơ quan đảng và chính quyền ở các cấp, các ngành đều phải mang tính dân chủ. Thực hiện tốt cơ chế làm chủ của nhân dân; làm chủ thông qua đại diện của mình, làm chủ trực tiếp và các hình thức tự quản ở cơ sở, để từ đó nhân dân hoàn toàn tự nguyện cam kết thực hiện đúng các quy ước, hương ước tại cơ sở do chính mình nhất trí đề ra, phù hợp với pháp luật của Nhà nước; hình thức nhân dân tự quản được mở rộng sẽ góp phần tích cực nâng cao ý thức và vai trò làm chủ của nhân dân. Đảng và Nhà nước tiếp tục đổi mới phong cách làm việc, tiếp tục đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội. Xác định rõ trách nhiệm của tổ chức đảng các cấp, nhất là tổ chức cơ sở đảng trong việc lãnh đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; phát huy tốt vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân trong tổ chức vận động, tập hợp nhân dân thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Nâng cao trách nhiệm của MTTQ và các đoàn thể trong giám sát và phản biện xã hội, trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân téc, tổ chức vận động nhân dân thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể hướng vào giải quyết những vấn đề bức xúc trong đời sống nhân dân, xây dựng cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa MTTQ và các đoàn thể với các tổ chức khác trong hệ thống chính trị để thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.