Kết hợp giữa vai trò pháp luật của nhà nước và quy ước trong quy chế dân chủ ở cơ sở

Một phần của tài liệu luận văn kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 32 - 39)

trong quy chế dân chủ ở cơ sở

Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của dân, do dân, vì dân thực chất là tổ chức cho nhân dân thực hiện đúng đắn và đầy đủ pháp chế XHCN bằng Nhà nước và thông qua Nhà nước. Tuy nhiên, quần chúng nhân dân còn thể hiện một cách trực tiếp vai trò của mình trong xây dùng nhà nước pháp quyền XHCN ở quá trình thực hiện dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.

Phát huy vai trò "dân là gốc" thực hiện dân chủ ở cơ sở, trong thực tiễn lịch sử và hiện nay biểu hiện đậm nét nhất về thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân đó là ở quá trình nhân dân tham gia xây dựng Hiến pháp, pháp luật cũng như tham gia trực tiếp vào công việc quản lý nhà nước.

Hệ thống Hiến pháp, pháp luật XHCN của chúng ta là Hiến pháp, pháp luật mới về chất so với các chế độ xã hội trước, xét về tất cả mọi phương diện như lập trường, quan điểm tư tưởng, chính trị, giai cấp, cách thức điều tiết đời sống xã hội dân sự, tính chất dân chủ và chuyên chính. Do có sự thống nhất các chức năng xã hội - chính trị, xã hội - dân sự nên quá trình Nhà nước ta ban hành và tổ chức thực hiện Hiến pháp, pháp luật luôn đặt trên cơ sở phát huy

quyền làm chủ của nhân dân lao động trong phạm vi toàn xã hội ở mọi phương diện đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hóa, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán.

Quá trình tổ chức xây dựng chính quyền nhà nước các cấp thực sự là của dân, do dân, vì dân cũng là một vấn đề thực tiễn quan trọng vừa đặt ra đòi hỏi vừa thúc đẩy vai trò "dân là gốc" trong thực hiện dân chủ ở cơ sở và nhất là thực hiện quyền làm chủ của người dân.

Với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" các cơ quan dân cử đã được tổ chức theo hệ thống dọc và ngày càng phát triển, hoàn thiện; đồng thời, Nhà nước ngày càng tạo ra mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân thực hiện hiệu quả dân chủ trực tiếp bằng các thiết chế tự quản. Điều đó vừa là sự biểu hiện, và là những nhân tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy sự hoàn thiện quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân. Hơn thế quá trình dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội luôn gắn chặt với dân chủ hóa hệ thống chính trị như dân chủ trong Đảng, dân chủ trong nền hành chính nhà nước. Với việc dân chủ hóa các chế định xã hội dân sự và đời sống mọi mặt của nhân dân.

Trong tình hình hiện nay, trước những biến động to lớn diễn ra trong đời sống xã hội và tình hình thế giới, khu vực, vai trò của nhân dân lao động trong phát huy dân chủ trực tiếp ngày càng trở nên có ý nghĩa quyết định quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân của nước ta. Sự nghiệp đổi mới đất nước theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" đang đứng trước thời cơ hết sức thuận lợi, nhưng cũng đầy nguy cơ và thách thức.

Mét trong những vấn đề có ý nghĩa quyết định thắng lợi của sự nghiệp Êy chính là phải xây dùng cho được nhà nước pháp quyền XHCN thực sự là của dân, do dân và vì dân, đủ sức tổ chức, xây dựng thành công chủ nghĩa xã

hội; đồng thời quản lý đất nước một cách vững vàng. Song, chỉ có thể thực hiện được điều đó khi phát huy đầy đủ vai trò ngày càng tăng của toàn thể nhân dân lao động. Văn kiện Đại hội Đảng IX nêu: "Thực hiện tốt qui chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý xã hội, thảo luận và quyết định những vấn đề quan trọng" [11, tr. 134].

Mét trong những vấn đề quan trọng thể hiện vai trò "dân là gốc" trong thực hiện dân chủ ở cơ sở ở nước ta hiện nay là kết hợp vai trò của pháp luật nhà nước với khôi phục và phát triển quy ước mới - mét văn bản pháp lý dưới luật độc đáo.

Đây chính là kế thừa, phát triển và phát huy tác dụng của quy ước như thế nào để chắt lọc được những giá trị tinh túy của nó, đồng thời loại bỏ những thứ phản giá trị, lạc hậu nhằm đóng góp nhiều nhất cho quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.

Sự kết hợp giữa pháp luật, nhà nước và quy ước đã có từ rất lâu trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân téc ta. Trong thuở bình minh dựng nước thì thực chất phép nước, cũng đồng thời chính là những chế định của đời sống cộng đồng làng, xã, đều không thành văn, thiên về đức trị và rất uyển chuyển, khả biến. Cho nên có thể coi phép nước là đại biểu cho quy ước chung của đại cộng đồng các dân téc Văn Lang - Âu Lạc.

Thời Bắc thuộc, các qui phạm pháp luật thực chất là ách nô dịch của phong kiến phương Bắc nhằm đồng hóa dân téc ta, nên sự tách rời, đối lập quay lưng của quy ước với các qui phạm pháp luật của dân téc ta nhằm đồng hóa. Đã không phải hoàn toàn là xu hướng đi chệch, vô chính phủ của đời sống cộng đồng làng xã. Ngay khi giành được nền tự chủ, quy ước đã trở thành chế định xã hội nối liền phép nước với lệ làng và nối kết các tổ chức xã hội trong làng với nhau.

Sự khôi phục quy ước trong đời sống xã hội hiện nay ở nước ta trước hết là một thực tế, bởi vì đó là nhu cầu chính đáng của nhân dân trong đời sống cộng đồng, không thể phủ nhận một cách gò Ðp. Đồng thời, đó là sự khôi phục mang tính tự nguyện cao, không gây tốn kém cho nhà nước, trái lại, nó lại có giá trị xã hội rất lớn trong việc gánh đỡ cho pháp luật nhà nước ở những lĩnh vực xã hội - dân sự cần thiết. Tuy nhiên, quá trình khôi phục và phát triển quy ước phải được tự giác hóa mét cách triệt để, nếu không muốn rơi vào cái bẫy vô chính phủ do kẻ thù và các thế lực thù địch dựng lên.

Về mặt pháp lý, cần xác định rõ những yêu cầu khách quan đối với quy ước mới để phù hợp với tiêu chí của nhà nước pháp quyền XHCN, tức là không được trái pháp luật, không thay thế pháp luật và không vượt mặt pháp luật.

Về phương diện hiệu quả xã hội, không thể chấp nhận sự khôi phục quy ước một cách hình thức, học đòi, gượng Ðp, bắt chước nhau, cho ra đời hàng loạt quy ước một cách không thực tế, đồng thời cần tránh bê nguyên cái cũ lỗi thời, thiếu sự chọn lọc.

Trong thực tế đời sống xã hội nước ta, khi chóng ta thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở thì đã có sự trở lại đầy tích cực của một số quy ước nh "Quy ước khu phố văn hóa". Để xây dùng nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, cần kết hợp phát huy vai trò của qui phạm pháp luật Nhà nước với vai trò của các kiểu quy ước như "Quy ước làng văn hóa" hay "Quy ước khu phố văn hóa".

Phương thức phát huy dân chủ ở làng xã thông qua "Quy ước làng văn hóa" là một trong những phương thức thực hiện quyền dân chủ trực tiếp và nó cũng được kế thừa và phát triển từ hương ước. Thực hiện tốt phương thức này không những cho phép các cộng đồng dân cư nông thôn giữ được bản sắc văn hóa dân téc của làng, xã, kết hợp với việc bài trừ các hủ tục lạc hậu mà hơn thế nữa, nó còn tham gia điều tiết giúp Nhà nước đối với những lĩnh vực xã

hội dân sự mà chưa cần đến sự điều chỉnh của các văn bản qui phạm pháp luật do Nhà nước ban hành. Chẳng hạn, việc giữ gìn nề nếp sinh hoạt cộng đồng kết hợp với bảo vệ trật tự an ninh và an toàn xã hội trong phạm vi thôn, làng, xã hoặc việc giữ vệ sinh môi trường làng, xóm, tích cực xây dựng, phát triển đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Tuy nhiên, trong khi tiếp tục phát huy vai trò nâng cao hiệu quả của các chế định xã hội độc đáo này, cần có sự phối hợp với pháp luật và các qui phạm xã hội khác một cách tự giác, đi sâu vào hoạt động thực tế. Việc thường xuyên bổ sung, điều chỉnh và không ngừng hoàn thiện các chế định này cần theo hướng tạo ra những hình thức sinh hoạt cộng đồng phù hợp, không thay thế luật pháp, song phải có tính pháp qui. Đặc biệt, không nên xác lập nội dung của nó một cách hình thức, gượng Ðp. Trong "quy ước làng văn hóa" còng cần xác định những chế tài phù hợp để tăng khả năng điều tiết đối với những vấn đề quan trọng như: giữ gìn an ninh ở khu dân cư, vận động toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, quan tâm chăm sóc, giáo dục thanh thiếu niên, làm tốt công tác hòa giải ở cơ sở, chống quan liêu, tham nhòng và các tệ nạn xã hội.

Quy ước và pháp luật thống nhất về mục đích cơ bản, quy ước là do dân tự nguyện xây dựng, do dân lập ra, do dân qui định, không trái với pháp luật, nó góp phần thực hiện pháp luật, cụ thể hơn những gì mà pháp luật chưa qui định, hoặc chưa điều chỉnh cụ thể; hoặc nó bổ sung thêm những qui định mà pháp luật chưa có và không thể qui định hết để đảm bảo yêu cầu điều chỉnh quan hệ xã hội ở làng xã và phù hợp với thực tiễn đa dạng, phong tục tập quán, lối sống.

Còn đối với qui chế dân chủ ở cơ sở là văn bản có tính pháp qui do nhà nước ban hành nhằm thể chế hóa thực hiện và phát huy dân chủ ở cộng đồng cơ sở được áp dụng chung trong phạm vi cả nước. Nội dung của quy chế dân chủ ở cơ sở chủ yếu qui định trách nhiệm và nghĩa vụ của chính quyền đối với nhân dân nhằm thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Cụ thể như sau:

- Qui chế dân chủ ở cơ sở qui định những loại việc chính quyền phải đưa ra để nhân dân thỏa thuận và quyết định, chính quyền phải thực hiện theo ý kiến đa số của nhân dân.

- Quy định những loại việc chính quyền phải công khai để nhân dân theo dõi, kiểm tra, giám sát.

Từ những đánh giá và phân tích nêu trên, có thể thÊy quan hệ giữa quy ước và qui chế dân chủ ở cơ sở là quan hệ giữa quy ước và pháp luật, là quan hệ tương hỗ, bổ trợ cho nhau, có mục đích chung, cơ bản giống nhau. Quan hệ đó được thể hiện trên những quan điểm sau đây.

- Quy chế dân chủ ở sơ sở chỉ qui định những vấn đề chung, phổ biến, có tính nguyên tắc, ở mỗi làng xã ở nông thôn lại có những đặc thù riêng mà qui chế không thể bao quát hết hoặc không thể qui định chi tiết. Vì vậy, thông qua quy ước, quy chế dân chủ được cụ thể hóa thêm và được làm phong phú thêm, tất nhiên là những quy ước đó không được trái luật và không vượt ra khỏi khuôn khổ của pháp luật.

Trong quá trình soạn thảo và xây dựng quy ước, những nội dung của quy ước và nhất là lợi dụng những ưu thế của quy ước, thông qua cơ chế điều chỉnh của quy ước thì ở các làng xã đã lồng ghép những nội dung của qui chế dân chủ vào nội dung của quy ước để đảm bảo cho qui chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện một cách tốt hơn, nhân dân tự giác hơn và có hiệu lực, hiệu quả hơn.

Phải khẳng định rằng, quy ước là ý nguyện chung, thống nhất của các thành viên trong cộng đồng, vì thế nó được mọi thành viên tôn trọng và tự giác thực hiện một cách thực sự. Ngược lại, đối với pháp luật, có thể về nội dung, về cách thức xây dựng, có lúc, có nơi chưa được thực hiện một cách tự giác, nghiêm túc và nghiêm minh.

Đối với đất nước ta, ngay từ những năm đầu của chính quyền dân chủ cộng hòa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Thực chất của dân chủ là

quyền lực thuộc về nhân dân. Theo tư tưởng đó, Đảng ta khẳng định: Phát huy dân chủ XHCN là bản chất của chế độ xã hội mới, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới, đồng thời là một trong những nhiệm vụ lâu dài và trọng yếu của nước ta. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trở về với quan hệ giữa quy chế dân chủ ở cơ sở và quy ước xét về góc độ cơ chế điều chỉnh thì chúng ta có thể theo cơ chế điều chỉnh pháp luật chủ yếu sử dụng chế tài với các công cụ, phương thức tác động có tính chất cưỡng bức, bắt buộc. Trái lại, cơ chế điều chỉnh quy ước chủ yếu dùa trên ý thức tự giác, sử dụng phương pháp giáo dục, thuyết phục là chính. Tuy trong quy ước còng qui định những chế tài nhưng những chế tài trong quy ước nặng về đạo đức và chỉ là sự lên án của dư luận cộng đồng dân cư. Nhng tác dụng của chế tài này lại vô cùng to lớn, bị phạt trước dân làng dù chỉ là rất nhỏ hoặc không được tham dù việc làng là một điều nhục nhã không thể chịu đựng được. Như vậy, quy ước là "pháp luật" của dân, do dân xây dựng, phản ảnh ý chí chung của nhân dân nên nó được tự giác chấp hành không cần đến bộ máy, phương tiện và các biện pháp cưỡng chế. Quy chế dân chủ ở cơ sở là văn bản pháp luật của Nhà nước, tuy nội dung của nó phản ánh được nguyện vọng, lợi Ých của nhân dân, nhưng nó đã được ban hành bằng Nghị định của Chính phủ, cho nên cần phải biến nó thành ý chí thống nhất của nhân dân thông qua việc cụ thể hóa và đưa những nội dung thích hợp vào văn bản quy ước mới. Làm được nh vậy sẽ tạo điều kiện đảm bảo pháp luật thực sự phản ánh ý chí của nhân dân, lợi Ých của nhân dân, có cơ chế để nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia xây dựng pháp luật. Đối với những bộ luật quan trọng, cần thiết phải đưa ra để nhân dân góp ý, đóng góp như bé luật dân sự, hình sự, lao động.

Đồng thời phải sớm ban hành luật trưng cầu ý dân như trong Điều 53 Hiến pháp 1992 qui định: "Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân" [26].

Như vậy, chỉ khi nào lòng dân đối với pháp luật như lòng dân đối với quy ước thì pháp luật mới thực sự là của dân, do dân, vì dân và như thế quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân mới được thể hiện rõ, mặt khác nó đảm bảo cho pháp luật được thực hiện tự giác, nghiêm minh.

Quy chế dân chủ ở cơ sở được thực hiện trên địa bàn xã, phường, quy ước cò hay mới thường được triển khai xây dựng ở làng, bản, cộng đồng. Những nội dung của quy chế dân chủ lồng ghép vào quy ước không chỉ là việc khẳng định lại việc tuân thủ những qui định của qui chế mà còn cần thiết phải cụ thể hóa hoặc qui định thêm những nội dung dân chủ phù hợp với đặc thù, phong tục tập quán, tiến bộ, lối sống, đời sống tình cảm, quan hệ xã hội ở những làng cụ thể.

Dân chủ, tự do, công bằng là khát vọng của nhân dân, là động lực và

Một phần của tài liệu luận văn kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 32 - 39)