Đối với bầu cử Hội đồng nhân dân

Một phần của tài liệu luận văn kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 39 - 44)

HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Theo đó, HĐND là cầu nối giữa nhân dân và các cơ quan nhà nước, HĐND vừa đại diện cho nhân dân địa phương, vừa đại diện cho quyền lực nhà nước.

HĐND quyết định mục tiêu kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng tại cơ sở, những công việc mà xã được phân cấp và những việc đáp ứng yêu cầu

tự quản của cộng đồng dân cư ở cơ sở; bầu và phê chuẩn các chức danh hành chính theo luật định,giám sát hoạt động của cơ quan hành chính và những công việc do cấp trên thực hiện trên địa bàn nhất là việc sử dụng đất đai, quỹ công, tài sản công, kể cả các quỹ do dân đóng góp, bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu hoặc phê chuẩn.

Với chức năng, và nhiệm vụ như vậy, cho nên trong công tác lùa chọn người có đủ tiêu chuẩn, năng lực, phẩm chất, thực sự đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân là hết sức quan trọng. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX chỉ rõ: "Đổi mới cơ chế bầu cử, đảm bảo cho dân đề cử, ứng cử, lùa chọn các đại biểu Hội đồng nhân dân thực sự là người đại diện cho dân; tăng thêm số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân so với hiện nay, tăng tỷ lệ thích đáng đại biểu Hội đồng nhân dân là người ngoài Đảng" [22].

Theo đó, công tác hiệp thương, lùa chọn, giới thiệu người ứng cử phải được thực hiện tốt, chú trọng bảo đảm tiêu chuẩn người được giới thiệu theo Luật bầu cử đại biểu HĐND, có cơ cấu hợp lý về thành phần, đại diện cho giai cấp, tầng líp nhân dân, độ tuổi, dân téc, nam nữ tôn giáo và các thành phần kinh tế đại diện cho ý chí nguyện vọng của nhân dân địa phương, giảm số lượng đại biểu là cán bộ ở các cơ quan hành chính nhà nước, trên cơ sở tiêu chuẩn mà tăng số lượng trẻ tuổi, đại biểu là người ngoài Đảng, đại diện cho các thành phần kinh tế. Công tác hiệp thương phải thực sự dân chủ, đúng luật.

Việc tổ chức hiệp thương do Ủy ban Mặt trận tổ quốc (MTTQ) chủ trì và trình bày dự kiến cơ cấu, thành phần, sè lượng người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội ... và ở thôn, trên cơ sở dự kiến của thường trực HĐND về cơ cấu, thành phần, sè lượng người được bầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thôn, tổ dân phố.

Việc dự kiến số lượng người tự ứng cử,người được giới thiệu ra ứng cử phải nhiều hơn số đại biểu HĐND được bầu, đến khi đưa ra danh sách lần cuối cùng để bầu cử thì số người ứng cử ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số đại biểu được bầu ở đơn vị đó Ýt nhất là hai người.

Sau khi hiệp thương được danh sách ứng cử viên đại biểu HĐND, MTTQ tổ chức lấy ý kiến nhận xét của cử tri nơi công tác; việc lấy ý kiến của cử tri nơi công tác đối với người ứng cử đại biểu HĐND được tổ chức ở nơi người ứng cử công tác thường xuyên. Đặc biệt, đối đại biểu HĐND xã do thôn giới thiệu, việc giới thiệu và lấy ý kiến được tổ chức một cách chặt chẽ hơn và mở rộng dân chủ hơn, sau khi được giới thiệu, Ban công tác MTTQ tổ chức hội nghị cử tri thảo luận, giới thiệu người ứng cử các ứng cử viên đại biểu HĐND ở nơi cơ trú. Tại hội nghị này, Trưởng ban công tác MTTQ chủ trì phối hợp với Trưởng thôn mời cử tri họp, nếu ở thôn có dưới 100 hộ thì họp toàn thể cử tri là đại diện hộ và hội nghị được tiến hành khi đảm bảo Ýt nhất quá nửa số cử tri đại diện hộ dự họp, đối với nơi có trên 100 hộ thì không nhất thiết họp toàn thể mà tổ chức hội nghị đại biểu cử tri là đại diện các hộ, nhưng phải mời Ýt nhất là 50% cử tri là đại diện các hộ tham dự hội nghị và hội nghị dược tiến hành khi có quá nửa số cử tri là đại diện các hộ theo giấy mời tham dù. Hội nghị thảo luận về danh sách những người được Ban công tác MTTQ dù kiến giới thiệu ra ứng cử trên cơ sở tiêu chuẩn đại biểu HĐND, cử tri có thể giới thiệu thêm người ứng cử để hội nghị xem xét. Hội nghị quyết định danh sách chính thức những người được giới thiệu ứng cử trên cơ sở lượng người được phân bổ bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Nếu hội nghị biểu quyết bằng cách giơ tay thì hội nghị cử từ 3 đến 5 người trực tiếp đếm, tính kết quả biểu quyết đối với từng người một và công bố kết quả. Nếu hội nghị biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín thì hội nghị cử ban kiểm phiếu từ 3 đến 5 người, trong đó có một người làm tổ trưởng tổ kiểm phiếu do chủ tọa hội nghị giới thiệu. Phiếu tín nhiệm của cử tri phải đóng dấu của Ủy ban MTTQ xã hoặc dấu của UBND xã. Trên phiếu tín nhiệm ghi rõ họ và tên

đầy đủ của những người được hội nghị cử tri dự kiến giới thiệu ứng cử. Cử tri gạch tên người mà mình không tín nhiệm và bỏ vào hòm phiếu. Sau khi kiểm phiếu, tổ trưởng tổ kiểm phiếu công bố kết quả đối với từng người. Người được giới thiệu ứng cử là người được trên 50% cử tri tín nhiệm, lấy từ người có tín nhiệm cao nhất trở xuống. Trong trường hợp nhiều người có tín nhiệm bằng nhau và đạt trên 50% thì người nhiều tuổi hơn là người được giới thiệu ứng cử.

Sau đó, tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ hai để thỏa thuận lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu HĐND; căn cứ biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ nhất và việc điều chỉnh lần thứ nhất của thường trực HĐND, thông báo của ban thường trực Ủy ban MTTQ về việc phân bổ số lượng và cơ cấu, thành phần người ứng cử đại biểu HĐND, biên bản hội nghị cử tri nơi công tác và biên bản giới thiệu người ứng cử của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và thôn, tổ dân phố (đối với cấp xã) gửi đến. Ban thường trực Ủy ban MTTQ báo cáo tình hình người tự ứng cử, việc giới thiệu ứng cử của cơ quan, tổ chức, đơn vị và thôn; ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi công tác, nơi cư trú đối với những người được giới thiệu ứng cử để hội nghị thảo luận, xem xét, thỏa thuận về lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu HĐND để lấy ý kiến cử tri nơi cư trú và nơi làm việc của người tự ứng cử (nếu có). Việc lấy ý kiến của hội nghị cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử đại biểu HĐND được tổ chức ở nơi người ứng cử cư trú thường xuyên tại thôn, tổ dân phố do Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp xã phối hợp với Thường trực HĐND, UBND cấp xã chủ trì. Người ứng cử đại biểu HĐND, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có người ứng cử được mời dự hội nghị này. Đối với hội nghị này, sè lượng cử tri tham dự lấy ý kiến về người ứng cử đại biểu HĐND nơi có dưới 50 cử tri thì tổ chức hội nghị toàn thể, nhưng phải đảm bảo quá nửa số cử tri tham dù. Nơi nào có số cử tri từ 50 cử tri trở lên thì không nhất thiết tổ chức hội nghị toàn thể, nhưng phải Ýt nhất đảm bảo là ba mươi cử tri

tham dù. Tại hội nghị này, cử tri phát biểu ý kiến nhận xét và biểu thị sự tín nhiệm đối với từng người ứng cử đại biểu HĐND; người ứng cử đại biểu HĐND phát biểu ý kiến và sau đó hội nghị biểu quyết hoặc bỏ phiếu kín tín nhiệm như trên. Sau hội nghị này, nếu có ý kiến của cử tri về người ứng cử đại biểu HĐND thì phải xác minh các vụ việc do cử tri nêu và phải được trả lời theo quy định sau:

Đối với nơi công tác hoặc làm việc thì cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người ứng cử có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản gửi đến ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp bầu cử. Trường hợp người ứng cử là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì cơ quan cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xác minh, trả lời.

Đối với vụ việc ở khu dân cư thì cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ra ứng cử phối hợp với UBND cấp xã xác minh và trả lời bằng văn bản gửi đến ban thường trực Ủy ban MTTQ cấp bầu cử.

Đối với người tự ứng cử đại biểu HĐND ở cấp nào thì Hội đồng bầu cử cấp đó phải phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người đó, hoặc phối hợp với UBND dân cấp xã nơi người đó cư trú xác minh và trả lời bằng văn bản gửi đến ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp bầu cử.

Sau đó, tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND; căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu HĐND, cơ cấu, thành phần và số lượng người tự ứng cử, người được giới thiệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị và kết quả lấy ý kiến cử tri nơi công tác hoặc làm việc, nơi cư trú để lùa chọn lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND. Hội nghị lần ba còng xem xét những trường hợp không được sự tín nhiệm của cử tri và những trường hợp có vụ việc cử tri nêu.

Sau khi lập danh sách chính thức, chậm nhất là 50 ngày; Ban Thường trực Ủy ban MTTQ phải gửi biên bản và danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND đến thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ cấp trên trực tiếp và Thường trực HĐND, Hội đồng bầu cử cùng cấp. Trong thời gian này, Hội đồng bầu cử và Thường trực HĐND có trách nhiệm hoàn tất thủ tục, hồ sơ liên quan đến ứng cử viên đại biểu HĐND; mặt khác, cử tri có quyền gửi đơn, thư khiếu nại, tè cáo liên quan đến người ứng cử đại biểu HĐND; và trong thời hạn trước 15 ngày (ngày diễn ra cuộc bầu cử HĐND) Hội đồng bầu cử phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đến người khiếu nại, tè cáo về những nội dung liên quan đến người ứng cử đại biểu HĐND. Trước thời gian diễn ra cuộc bầu cử 15 ngày, nếu Hội đồng bầu cử nhận được đơn thư tố cáo liên quan đến người ứng cử thì Hội đồng bầu cử không giải quyết mà sẽ giao cho HĐND khóa mới giải quyết theo thẩm quyền.

Còng trong thời gian này, các ứng cử viên đại biểu HĐND thực hiện công tác vận động bầu cử, báo cáo chương trình hành động trước cử tri để cử tri đóng góp ý kiến còng như giám sát đại biểu HĐND nếu tróng cử.

Như vậy, theo quy trình trên việc lùa chọn các ứng cử viên đại biểu HĐND tổ chức rất chặt chẽ, vừa đảm bảo chất lượng của đại biểu HĐND, vừa phát huy, mở rộng dân chủ, vừa đảm bảo sự kết hợp giữa dân chủ trực tiếp của nhân dân và tập trung dân chủ.

Một phần của tài liệu luận văn kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 39 - 44)