KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu luận văn kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 53)

Trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở thời gian vừa qua, chóng ta cũng đã đề ra được những quan điểm, đường lối và cơ sở lý luận để mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở. Cơ sở xã, thị trấn chỉ thực sự phát huy được vai trò tác dụng của mình đối với sự phát triển mọi mặt của xã hội khi hệ thống chính trị ở cơ sở từ tổ chức Đảng, chính quyền đến mặt trận và các đoàn thể thực sự trong sạch vững mạnh, hoạt động có hiệu quả, được nhân dân ủng hộ, tin tưởng. Làm cho mọi người nhận thức đúng đắn vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở; trước hết, phải làm cho dân quan tâm đến công việc và hoạt động của Đảng, của chính quyền, của đoàn thể ở chính nơi mình đang sinh sống, đang tham gia hoạt động. Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở nhấn mạnh tới những điều mà dân được biết, được bàn, được thảo luận, được quyết định, được đề xuất các ý kiến để các cấp có thẩm quyền tham khảo trước khi ra quyết định. Dân, với tư cách làm chủ của mình còn có quyền giám sát, kiểm tra hoạt động và hành vi của những người được dân ủy quyền trong các nhiệm vụ mà họ thi hành.

Thái độ chủ động tích cực của nhân dân trong việc tham gia xây dựng Đảng, chính quyền và đoàn thể ở cơ sở làm cho hệ thống chính trị đó thực sự là của dân, đồng thời buộc các tổ chức và các cá nhân có chức trách, quyÒn hạn trong các tổ chức đó phải hoạt động vì lợi Ých chung, chịu sự kiểm tra, giám sát của dân, phải lắng nghe ý kiến của dân. phải tôn trọng và tiếp thu những ý kiến phê bình xây dựng đó để kịp thời điều chỉnh, sửa chữa, sao cho hệ thống chính trị ngày càng do dân và vì dân hơn. Một hệ thống chính trị dân chủ, được lòng dân thì hệ thống chính trị đó thực sự có vai trò của mình trong sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của cộng đồng dân cư.

Xét đến cùng, vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở trong lãnh đạo, quản lý, vận động quần chúng phát huy dân chủ và hoạt động tự quản thực hiện đầy đủ và thực chất nhất là ở chỗ làm thế nào để phát triển được cuộc sống của dân, phát huy được tính tích cực của dân, thực thi được vai trò của dân, để phát triển sức dân. Đó là vai trò của người chủ, vai trò làm chủ mà Hồ Chí Minh coi đó là dân chủ, là sự khẳng định tính chủ thể của nhân dân lao động trong mọi lĩnh vực của đời sống.

Chương 2

Một phần của tài liệu luận văn kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 53)