Trong điểm b khoản 2 Điều 17 Nghị định 79/2003 /NĐ-CP quy định: Hàng năm, Ban công tác Mặt trận Tổ quốc cùng các thành viên Mặt trận Tổ quốc ở thôn tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với Trưởng thôn. Nếu tỷ lệ phiếu tín nhiệm thấp dưới 50% số người tham gia bỏ phiếu thì đề nghị tổ chức hội nghị thôn xem xét miễn nhiệm và báo cáo lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã quyết định [9]. Việc lấy phiếu tín nhiệm của các thành viên MTTQ ở thôn đối với Trưởng thôn phải thực sự dân chủ, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của nhân dân, bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân.
Quy trình bỏ phiếu tín nhiệm được thực hiện tương tự như bỏ phiếu tín nhiệm chức danh Chủ tịch HĐND và UBND; Trưởng ban công tác MTTQ xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị báo cáo với Bí thư chi bé, thông báo cho Trưởng thôn về kế hoạch tổ chức hội nghị Ban công tác MTTQ để biết và chuẩn bị bản kiểm điểm công tác và tự phê bình hàng năm gửi ban công tác MTTQ trước khi tổ chức hội nghị. Thành phần chính thức tham dự hội nghị lấy phiếu tín nhiệm gồm các thành viên tổ chức và thành viên cá nhân của ban công tác MTTQ thôn theo quy định của Điều lệ MTTQ Việt Nam; khách mời gồm đại diện cấp ủy, chi ủy hoặc tổ Đảng, Trưởng thôn, thành viên ban thanh tra nhân dân cấp xã cư trú ở khu dân cư. Hội nghị chỉ được tiến hành khi có
Ýt nhất 80% trở lên số thành viên của Ban công tác MTTQ tham dù. Thời điểm để tổ chức lấy phiếu tín nhiệm hàng năm đối với Trưởng thôn là cuộc họp Ban công tác MTTQ thôn giữa năm hoặc cuối năm, nếu trường hợp Trưởng thôn vi phạm nghiêm trọng tới quyền làm chủ của nhân dân, không còn sự tín nhiệm của nhân dân cần phải họp ngay để bỏ phiếu tín nhiệm và đÒ nghị bãi nhiệm.
Nội dung chương trình hội nghị lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành như sau:
Trưởng ban công tác MTTQ chủ trì, nêu mục đích, yêu cầu, báo cáo số lượng thành viên Ban công tác MTTQ có mặt, vắng mặt, cử thư ký hội nghị với 50% số thành viên ban công tác MTTQ biểu quyết tán thành; đọc bản kiểm điểm công tác và tự phê bình của Trưởng thôn, bản góp ý kiến của nhân dân ở các khu dân cư đối với bản kiểm điểm của trưởng thôn; các thành viên Ban công tác MTTQ góp ý kiến đối với bản kiểm điểm công tác và tự phê bình của Trưởng thôn. Hội nghị tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm, bầu tổ kiểm phiếu, tổ kiểm phiếu có nhiệm vụ phát phiếu, kiểm phiếu, lập biên bản kiểm phiếu, công bố kết quả kiểm phiếu.
Phiếu tín nhiệm phải có dấu của Ủy ban MTTQ cấp xã, phiếu phải ghi rõ họ tên Trưởng thôn; tÝn nhiệm hoặc không tín nhiệm thì đánh dấu vào một trong hai cột của phiếu tín nhiệm. Tổ kiểm phiếu công bố kết quả kiểm phiếu và công bố số phiếu tín nhiệm, không tín nhiệm. Nếu Trưởng thôn có phiếu tín nhiệm thấp hơn 50% so với tổng số người tham gia lấy phiếu thì Ban công tác MTTQ làm văn bản đề nghị Chủ tịch UBND xã xem xét, quyết định việc miễn nhiệm Trưởng thôn.
Như vậy, trong công tác bầu cử HĐND, UBND cũng như bầu cử Trưởng thôn theo quy trình trên cho thấy việc lùa chọn cán bộ ở cấp xã, ở thôn đã từng bước được quan tâm và thực hiện một cách chặt chẽ, vừa phát huy, nâng cao chất lượng thực hiện dân chủ ở cơ sở, vừa đảm bảo tính công
khai, minh bạch trong việc lùa chọn cán bộ dân cử ở cơ sở. Thông qua trình tự hiệp thương, lùa chọn những người ứng cử đại biểu HĐND, Trưởng thôn của ủy ban MTTQ từ cấp xã đến thôn chúng ta thấy việc phối hợp được thực hiện một cách đồng bộ giữa vai trò của MTTQ với chức năng là cơ quan chủ trì với nhân dân trong giới thiệu nhân sự cho các cơ quan dân cử.
Trong việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do HĐND bầu và Trưởng thôn cũng đã thể hiện được rõ vai trò của MTTQ và nhân dân trong thực hiện quyền dân chủ của mình và phối kết hợp trong phát huy dân chủ, góp ý kiến giúp Đảng và chính quyền làm tốt công tác cán bộ, góp phần xây dựng Đảng và chính quyền trong sạch vững mạnh.