ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC, XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
Trong giai đoạn hiện nay khi chóng ta thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo cơ chế thị trường, định hướng XHCN, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển mở rộng các hình thức dân chủ ở cơ sở đặt ra những yêu cầu mới đối với đội ngò cán bộ, công chức nói chung và nhất là đối với đội ngò cán bộ
xã, phường, thị trấn nói riêng. Trong điều kiện đó, nó đòi hỏi rất cao về trình độ, năng lực, bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức của đội ngò cán bộ cấp xã. Trong khi đó, đội ngò cán bộ cơ sở chưa được quan tâm đúng mức trong việc đào tạo, bồi dưỡng còng nh chế độ chính sách còn nhiều vấn đề bất cập. Do vậy, vấn đề xây dựng đội ngò cán bộ chính quyền cấp xã hiện nay cần phải tập trung vào mục đích nâng cao chất lượng đội ngò cán bộ cấp xã đảm bảo có đủ năng lực, phẩm chất, trình độ để đáp ứng yêu cầu xây dùng nhà nước pháp quyền XHCN, thực thi dân chủ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Phải xây dựng đội ngò cán bộ cơ sở có tính chuyên nghiệp, công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân, không tham nhòng, ức hiếp dân. Đây là một yêu cầu rất cao không những đối với cán bộ cơ sở mà còn đối với cả những đội ngò cán bộ, công chức nói chung. Để nâng cao chất lượng đội ngò cán bộ, công chức cấp xã hiện nay cần bảo đảm các yêu cầu sau:
- Đảm bảo tiêu chuẩn cán bộ, công chức cấp xã.
Nh chóng ta đã biết, cán bộ, công chức ở cơ sở là nơi gần dân, sát dân, cũng là nơi thực hiện mọi chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Do vậy, đối với đội ngò cán bộ, công chức cấp xã phải đảm bảo các tiêu chuẩn cơ bản nhất để thực thi công cụ, để xứng đáng là công bộc của dân.
Căn cứ vào Nghị định số 114/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ và Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bé trưởng Bé Nội vụ thì cán bộ công chức cấp xã phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:
Một là, phải có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập
dân téc và xã hội chủ nghĩa, có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước ở địa phương.
Hai là, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, công tâm, thạo việc, tận
tụy với dân. Không tham nhòng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhòng, có ý thức kỷ luật trong công tác.
Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
Ba là, có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm, đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, có trình độ học vấn, chuyên môn, đủ năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
- Phải đảm bảo cơ cấu và số lượng cán bộ, công chức cấp xã. Theo qui định của Nghị định 114 của Chính phủ về cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã gồm các đối tượng và được phân loại nh sau:
Một là, những người do bầu cử để đảm nhận chức vụ theo nhiệm kỳ
gọi là cán bộ chuyên trách cấp xã. Gồm có bí thư, phó bí thư Đảng ủy, thường trực Đảng ủy (nơi không có phó bí thư chuyên trách công tác Đảng); bí thư, phó bí thư chi bé (nơi chưa thành lập đảng ủy cấp xã); chủ tịch, phó chủ tịch HĐND; chủ tịch, phó chủ tịch UBND, chủ tịch Ủy ban MTTQ, bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ, chủ tịch hội nông dân và chủ tịch hội cựu chiến binh.
Hai là, những người được tuyển dụng, giao giữ một chức năng chuyên
môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã gọi là công chức cấp xã gồm có các chức danh sau:
+ Trưởng công an (nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy) + Chỉ huy trưởng quân sự.
+Văn phòng - thống kê. + Địa chính - xây dựng.
+ Tài chính - kế toán. + Tư pháp - hé tịch. + Văn hóa - xã hội.
Ngoài hai đối tượng cán bộ, công chức cấp xã trên, Nghị định 121/2003/ NĐ-CP ngày 21/10/2003 của Chính phủ qui định về chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức cấp xã thì nghị định này cũng qui định cán bộ không chuyên trách cấp xã gồm:
+ Trưởng ban tổ chức Đảng, chủ nhiệm ban kiểm tra Đảng, trưởng ban tuyên giáo và một cán bộ văn phòng đảng ủy.
+ Phó trưởng công an (Nơi chưa bố trí lực lượng công an chính quy) + Cán bộ kế hoạch - giao thông - thủy lợi - nông, lâm, ngư nghiệp. + Cán bé lao động - thương binh và xã hội.
+ Cán bộ dân sè - gia đình và trẻ em. + Thủ quĩ - văn thư - lưu trữ.
+ Cán bé phụ trách đài truyền thanh. + Cán bộ quản lý nhà văn hóa.
+ Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ, phó các đoàn thể cấp xã, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội Liên hiệp Phô nữ, hội Nông dân, hội Cựu chiến binh Chủ tịch hội Người cao tuổi, chủ tịch hội Chữ thập đỏ.
+ Cán bộ không chuyên trách ở thôn và tổ dân phố gồm bí thư, chi bộ thôn, trưởng thôn, công an viên ở thôn và bí thư chi bộ, tổ trưởng dân phố ở phường, thị trấn.
Đối với số lượng cán bộ công chức cấp xã thì tùy theo từng vùng, từng miền mà qui định số cán bộ công chức tùy thuộc vào cơ cấu, số lượng dân sè: như đối với xã, phường đồng bằng thì Nhà nước qui định: đối với xã < 10.000
dân thì được bố trí không quá 9 cán bộ. Từ trên 10.000 dân thì cứ 3.000 dân được bố trí thêm 01 cán bộ, công chức nhưng tối đa không quá 25 cán bộ, công chức.
- Phải đảm bảo thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức cấp xã, những điÒu cán bộ, công chức không được làm.
Còng theo qui định của Nghị định 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ đối với cán bộ, công chức cấp xã có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
+ Đối với quyền của cán bộ, công chức cấp xã được hưởng cũng như cán bộ, công chức khác. Được hưởng lương, các chế độ về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, công tác phí, chế độ đào tạo, bồi dưỡng, được nghỉ lễ, nghị hàng năm và nghỉ việc riêng theo qui định của luật lao động, được ưu tiên trong việc xét tuyển, thi tuyển vào làm việc ở các tổ chức, cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở lên khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn.
+ Cán bộ, công chức cấp xã cũng có quyền tham gia các hoạt động chính trị, xã hội theo qui định của pháp luật, được tạo điều kiện để học tập và nâng cao trình độ, được nghiên cứu khoa học, sáng tác, được khen thưởng khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
+ Có quyền khiếu nại, tố cáo về việc làm của các cơ quan, tổ chức cá nhân mà mình cho là trái pháp luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về khiếu nại, tố cáo đó.
+ Khi thi hành nhiệm vụ được pháp luật và nhân dân bảo vệ. Mặt khác, cán bộ, công chức cấp xã cũng được hưởng các quyền theo qui định của luật lao động.
Bên cạnh quyền phải đi đôi với nghĩa vụ của cán bộ, công chức cấp xã; cán bộ, công chức cấp xã phải đảm bảo thực hiện đúng những nghĩa vụ sau:
+ Trung thành với Tổ quốc Việt Nam XHCN, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng địa phương phát triển về mọi mặt. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, thi hành công vụ theo đúng qui định của pháp luật. Có nếp sống lành mạnh, tôn trọng nhân dân, không quan liêu, hách dịch, cửa quyền. Thực hiện nghiêm chỉnh qui chế, nội qui, điều lệ của cơ quan, tổ chức, giữ gìn và bảo vệ của công, bảo vệ bí mật Nhà nước theo qui định của pháp luật.
+ Thường xuyên học tập nâng cao trình độ, chủ động, sáng tạo, phối hợp công tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ, công việc được giao, đạt tiêu chuẩn theo thời hạn qui định của cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lý, sử dụng cán bộ, công chức. Gương mẫu thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư ở nơi cư trú, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân.
+ Chấp hành sự điều động, phân công của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Cán bộ, công chức cấp xã phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình. Đối với cán bộ, công chức cấp xã giữ các chức vụ lãnh đạo còn phải chịu trách nhiệm thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Trong các văn bản qui định của Nhà nước còn qui định đối với cán bộ, công chức cấp xã không được làm những việc như: Không được chây lười trong công tác, trèn tránh trách nhiệm hoặc thoái thác nhiệm vụ, công vụ gây bè phái, mất đoàn kết, cục bộ hoặc tự ý bỏ việc. Không được cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong khi giải quyết công việc. Không được thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý điều hành các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, bệnh viện tư, trường học tư. Đặc biệt là đối với một số các chức danh chủ chốt như bÝ thư đảng ủy, chủ tịch, phó chủ tịch HĐND, chủ tịch, phó chủ tịch UBND thì không được bố trí vợ hoặc chồng, bố,
mẹ, con, anh chị em ruột của mình vào làm công việc tài chính, kế toán, địa chính, xây dựng.
- Đổi mới chế độ chính sách, chế độ tuyển dụng đối với cán bộ chính quyền cấp xã.
Từng bước đổi mới chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã đảm bảo phù hợp với trách nhiệm, công việc, đảm bảo tính hợp lý giữa các chức danh, phù hợp với điều kiện từng vùng, từng miền. Trong thông tư liên tịch Bé Nội vô - Bé Tài chính - Bé Lao động Thương binh và Xã hội số 34/2004/TTLT-BNV-BTC-LĐTBXH ngày 14/5/2004 qui định chế độ tiền lương đối với cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã như sau:
Đối với cán bộ chuyên trách cấp xã thì hiện tại đang giữ chức vụ chuyên trách nào thì xếp lương theo chức vụ chuyên trách đó. Chẳng hạn, bÝ thư đảng ủy được cấp hệ số 2,0 mức lương tối thiểu; phó bí thư đảng ủy, chủ tịch HĐND, chủ tịch UBND xếp hệ số 1,9 mức lương tối thiểu. Phó chủ tịch HĐND, phó chủ tịch UBND, thường trực đảng ủy, chủ tịch MTTQ xếp hệ số 1,8 mức lương tối thiểu, bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, chủ tịch hội Phô nữ, chủ tịch hội Nông dân, chủ tịch hội Cựu chiến binh, ủy viên UBND xếp hệ số 1,7 mức lương tối thiểu.
Đối với công chức cấp xã nếu đủ điều kiện về tiêu chuẩn, trình độ và chuyên môn nghiệp vụ của các chức danh hiện đang đảm nhiệm thì được hưởng lương theo ngạch chuyên viên, ngạch cán sự.
Đối với cán bộ không chuyên trách thì được hưởng mức phụ cấp hàng tháng. Tuy vậy, hiện nay chóng ta có nhà nước bốn cấp: từ Trung ương, tỉnh (thành phố), quận (huyện), phường (xã, thị trấn), nhưng đối với chế độ chính sách thì có sự phân biệt giữa công chức của cấp cơ sở và công chức các cấp khác, vừa không đảm bảo công bằng đối với cán bộ, công chức các cấp, vừa chưa thể hiện rõ chế độ chính sách đối với nhà nước bốn cấp.
Chế độ tiền lương cũng không đảm bảo cuộc sống cho cán bộ, công chức cơ sở. Hơn nữa, đối với chính quyền cơ sở, tất cả mọi chủ trương, chính sách từ Trung ương, tỉnh (thành phố) đến quận (huyện) đều dồn về cơ sở, vì vậy cần đổi mới lại chế độ tiền lương đối với đội ngò cán bộ ở cơ sở đảm bảo công bằng giữa các cán bộ công chức, vừa động viên, khuyến khích cán bộ, công chức cơ sở hoạt động có hiệu quả cao hơn. Đặc biệt thu hót lực lượng trẻ có trình độ, năng lực, đạo đức tham gia hoạt động ở cơ sở; hoặc nếu chưa có đủ điều kiện thực hiện tại cơ sở trong toàn quốc thì cần có chế độ đặc thù cho từng vùng; hoặc làm thí điểm từng địa phương, nhất là đối với địa bàn thành phố Hà Nội.
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng, làm tốt công tác qui hoạch cán bộ, công chức cấp xã.
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, vai trò, vị trí của đội ngò cán bộ, công chức cấp xã và những yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong công cuộc đổi mới đất nước. Thì công tác qui hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngò cán bộ, công chức cấp xã là vấn đề hết sức quan trọng để xây dùng nhà nước pháp quyền, thực thi và mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Ngày 7/1/2004 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt định hướng qui hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã đến năm 2010. Theo đó mục tiêu đặt ra là: Xây dựng, chuẩn hóa và từng bước trẻ hóa đội ngò cán bộ, công chức cấp xã, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất và năng lực, đảm bảo đủ số lượng và tiêu chuẩn, đồng bộ về cơ cấu, trình độ, tính kế thừa giữa các thế hệ nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cấp xã.
Mục tiêu là để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã theo tiêu chuẩn chức danh, trang bị bổ sung những kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ
và kỹ năng quản lý điều hành, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức cấp xã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Phải đổi mới nội dung, chương trình, hình thức, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với những quan điểm chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước yêu cầu cải cách hành chính và đặc điểm địa lý, trình độ dân trí, phù hợp với trình độ quản lý điều hành của chính quyền cấp xã ở từng vùng. Nội dung đào tạo bồi dưỡng phải sát với thực tiễn, cụ thể với vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng chức danh, chú trọng kết hợp giữa đào tạo và lý luận theo mục tiêu, chương trình với đào tạo theo tình huống và phương pháp xử lý giải quyết các tình huống cụ thể trong quản lý điều hành của cán bộ chuyên trách trong chuyên môn nghiệp vụ của công chức.
Đối với công tác qui hoạch cán bé, công chức cấp xã thì cần phải chọn cán bộ trẻ, những đoàn viên, thanh niên ưu tó có phẩm chất, đạo đức tốt, có thành tích trong công tác, để đưa vào diện qui hoạch, bố trí, đào tạo sớm để bổ sung vào đội ngò cán bộ chính quyền cấp xã. Thu hót sinh viên tốt nghiệp đại học hoặc những người do xã cử tuyển đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng đưa đi đào tạo ở các trường nghiệp vụ hoặc trường quản lý nhà nước để chuẩn bị đội ngò cán bộ cấp xã được đào tạo chính qui thay thế dần cho đội ngò cán bộ hiện tại.
Mặt khác, còng phải đào tạo, đào tạo bổ sung trình độ lý luận chính trị,