VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI KẾT HỢP THỰC HIỆN DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN VÀ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP
Thực hiện dân chủ ở cơ sở là thực hiện các quá trình dân chủ về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội một cách trực tiếp, rộng rãi và liên tục đối với mọi người, mọi giới và mọi lứa tuổi. Dân chủ ở cơ sở được thực hiện thông qua các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở và sự hiểu biết cùng khả năng thực hiện của mỗi người. Dân chủ ở cơ sở được thực hiện dưới hai hình thức: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trong đó dân chủ trực tiếp có ý nghĩa thiết thực nhất. Phương châm thực hiện dân chủ ở cơ sở là "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Đây cũng chính là quy trình thực thi dân chủ, từ nhận thức đến hành động, qua kiểm tra đánh giá lại hành động, rồi tiếp tục nhận thức và hành động với hiệu quả cao hơn. Thực hiện dân chủ ở cơ sở phải dùa trên những qui định của hiến pháp, pháp luật cũng như điều lệ của các tổ chức chính trị - xã hội, bảo đảm đúng đường lối của Đảng, tăng cường khối đoàn kết cộng đồng, phát huy tính tích cực sáng tạo của mọi thành viên đóng góp vào sự nghiệp chung. Dân chủ ở cơ sở khẳng định và làm theo cái đúng, phê phán cái sai, đấu tranh loại bỏ những tiêu cực của xã hội. Quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở là nhân tố đóng vai trò chính, lãnh đạo toàn bộ các hoạt động quá trình đó.
Thực hiện dân chủ và phát huy quyền làm chủ ở cơ sở là kết quả tổng hợp của quá trình phát triển cách mạng. Chỉ thị của Bộ Chính trị và các quy chế, thiết chế dân chủ ở cơ sở và biện pháp tổng hợp, là cơ sở pháp lý để thực
hiện dân chủ ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay còng nh tương lai. Để thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở đúng hướng và có hiệu quả chúng ta cần tập trung mét số nội dung chính sau:
Một là, thực hiện tốt và kết hợp hài hòa hai hình thức dân chủ đại diện và
dân chủ trực tiếp ở cơ sở, xây dựng và phát triển các hình thức nhân dân tự quản. Để làm được điều này, trước hết cần tuyên truyền, giáo dục thường xuyên cho cán bộ, đảng viên và các tầng líp nhân dân quán triệt đầy đủ và sâu sắc việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở phải được đặt trong một cơ chế vận hành thống nhất của hệ thống chính trị. Đó là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan do nhân dân bầu ra (HĐND, UBND, MTTQ, Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp phụ nữ, Hội cựu chiến binh…) chính là phát huy chế độ dân chủ đại diện. Muốn vậy phải xây dựng được qui chế tổ chức hoạt động của từng tổ chức, cơ quan. Xác định rõ ràng, cụ thể chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm cũng như mối quan hệ công tác của từng tổ chức, của người đứng đầu tổ chức đó, thông báo công khai cho nhân dân biết để tiện liên hệ (đề đạt ý kiến, kiểm tra, giám sát…). Định kỳ từng tổ chức báo cáo cho nhân dân là thành viên của tổ chức mình biết kết quả, khuyết điểm và nguyên nhân của các công việc thuộc phạm vi mình phụ trách, tự phê bình để mình góp ý kiến. Qua đó rút kinh nghiệm, tiếp thu, thật sự cầu thị và có trách nhiệm trước dân.
Khi thực hiện dân chủ đại diện, trong thực tế ở nhiều nơi, quyền dân chủ của nhân dân còn bị hạn chế. Do đó, cần chú trọng việc thực hiện dân chủ trực tiếp, càng có nhiều người tham gia vào một quyết định chung được mọi người xem xét quyết định thì càng đảm bảo dân chủ.
Để thực hiện dân chủ trực tiếp, thiết thực, có hiệu quả, từng tổ chức, cơ quan xác định vấn đề nào cần hay không cần sử dụng hình thức này. Qui
chế của chính phủ đã có qui định, từng cơ sở cô thể hóa hơn cho sát đơn vị mình. Muốn có dân chủ trực tiếp đúng đắn, những vấn đề đưa ra để nhân dân quyết định trực tiếp phải có sự hỗ trợ tích cực của hệ thống các thiết chế dân chủ đại diện.
Hai là, thực hiện dân chủ ở cơ sở phải dùa trên nền tảng kinh tế - xã
hội, gắn liền với việc phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và nâng cao dân trí. Quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở phụ thuộc nhiều bởi điều kiện kinh tế - xã hội. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội, dân trí cao là điều kiện vật chất, tinh thần cơ bản đảm bảo cho nhân dân nhận thức và thực hiện quyền làm chủ đúng đắn có hiệu quả. Do đó, bên cạnh việc chú ý phát triển kinh tế - xã hội, cần chú trọng, nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân, nâng cao trình độ nhận thức cũng như hiểu biết pháp luật của nhân dân. Theo Hồ Chủ tịch, phải làm sao cho dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ, đồng thời cũng biết cả nghĩa vụ của mình.
Ba là, việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở phải phù hợp với hiến
pháp, pháp luật, gắn liền với kỷ luật và kỷ cương. Hiến pháp, pháp luật là những qui định có giá trị pháp lý do Nhà nước ban hành, làm cơ sở cho các công dân, tổ chức tự điều chỉnh hành vi cho phù hợp, bảo đảm cho tù do của người này không xâm hại đến tự do của người khác. Những ai không tôn trọng và vi phạm pháp luật là tự tước đoạt quyền làm chủ của mình và tùy mức độ sẽ bị xử lý theo quy định. Dân chủ XHCN không chấp nhận tự do vô chính phủ, tuyệt đối hóa tù do cá nhân, ai muốn làm gì thì làm. dân chủ phải gắn liền với kỷ cương thì xã hội mới ổn định và phát triển.
Bốn là, thực hiện dân chủ ở cơ sở phải gắn với quá trình cải cách hành
chính nhà nước, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, thủ tục cho phù hợp với thực tế sinh động của cuộc sống.
Thực tiễn cho thấy, thực hiện dân chủ ở cơ sở phụ thuộc rất lớn vào cơ chế, chính sách, các qui định về thủ tục mà nhân dân phải tuân theo. Những chính sách kinh tế - xã hội trong những năm đổi mới vừa qua đã giải phóng sức sản xuất, phát huy tính chủ động, sáng tạo của kinh tế hộ, của các đơn vị sản xuất. Do đó, các chính sách nhà nước ban hành đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Vì vậy, ở tầm vĩ mô, Nhà nước phải hệ thống hóa các qui định của pháp luật, rà soát, lược bỏ các khâu trung gian, giảm bớt các thủ tục phức tạp, phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân trong việc giải quyết nhu cầu chính đáng của mình.
Năm là, nâng cao năng lực lãnh đạo, đổi mới phong cách lãnh đạo của
các tổ chức cơ sở đảng trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, gắn thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở với việc đổi mới, chỉnh đốn Đảng hiện nay theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 06 (lần 2) khóa VIII.
Để đảm bảo sự nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của quy chế dân chủ ở cơ sở đòi hỏi phải có những khả năng và điều kiện nhất định, đó là:
- Dân chủ gián tiếp - hay dân chủ đại diện trở thành phương thức dân chủ chủ yếu của các xã hội. Trong phạm vi quốc gia và địa phương, quyền dân chủ chủ yếu được thực hiện thông qua nhà nước, thông qua các tổ chức chính trị - xã hội nh Đảng, Công đoàn, MTTQ, các hội nghề nghiệp…
Đối với chúng ta, mặc dù về mặt khách quan dân chủ đại diện vẫn là phương thức chủ yếu và chúng ta phải bằng mọi cách nâng cao và hoàn thiện phương thức dân chủ đại diện, song dân chủ trực tiếp là cần thiết.
Trước hết, xuất phát từ bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, một chế độ ngày càng mang lại nhiều quyền dân chủ tự do hơn cho đông đảo nhân dân lao động, một chế độ vươn tới thực hiện trên thực tế khẩu hiệu "mọi quyền lực thuộc về nhân dân". Mặt khác, trong nhiều trường hợp cần thực hiện dân
chủ trực tiếp và khi đó dân chủ trực tiếp có ưu điểm mà phương thức dân chủ đại diện không có được.
Đó là khả năng thực hiện một cách khách quan nhất ý chí, nguyện vọng của nhân dân và thực hiện một cách thiết thực nhất quyền lực của nhân dân trong việc quản lý xã hội.
Tuy nhiên, để dân chủ trực tiếp có thể phát huy được ưu điểm của mình cần có những điều kiện nhất định, nã đòi hỏi tầm dân trí nhất định của các công dân, thể hiện ngoài sự hiểu biết pháp lý cần thiết, phải có trình độ nhận thức, chính trị xã hội, trình độ văn hóa nhất định. Không những thế, nó còn đòi hỏi trước khi biểu lé ý chí của mình, mỗi công dân phải có thông tin đầy đủ về vấn đề cần quyết định, có đủ thời gian bàn bạc, trao đổi, cân nhắc. Mỗi người cần phải được tự do, không Ðp buộc, không bị mua chuộc, lôi kéo, nghĩa là cần phải được sống trong môi trường xã hội lành mạnh, tự do, bình đẳng. Về trình tự thủ tục lại cần đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện đối với đông đảo quần chúng. Và về mặt tổ chức phải khoa học, chu đáo đảm bảo ý chí, nguyện vọng của mỗi người được phản ánh một cách trung thực, đầy đủ, ý kiến đa số phải có hiệu lực thi hành.
Tóm lại, những điều kiện này không chỉ thuộc về phía người dân, mà
còn thuộc về phía tổ chức, tức là nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Do đó, có thể nói dân chủ trực tiếp phụ thuộc và gắn bó chặt chẽ với dân chủ đại diện. Nếu không có mét nền dân chủ đại diện được tổ chức tốt, vững vàng, trong sạch, tận tụy phục vụ nhân dân thi không thể thực hiện dân chủ trực tiếp đúng đắn mà có khi chỉ làm bộc lé mặt tiêu cực của nó mà thôi.
Chính vì nó đòi hỏi những điều kiện chặt chẽ nh vậy nên phương thức dân chủ trực tiếp không phải ở đâu và lúc nào cũng có thể sử dụng được và trong điều kiện nước ta hiện nay phải thực hiện từng bước. Hiến pháp 1946 qui định nhân dân có quyền phóc quyết hiến pháp sau khi Quốc hội đã thông qua là một qui định về quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân ở phạm vi quốc
gia. Có thể nói, đó là một qui định rất tiến bộ, một giá trị của nền dân chủ mà chúng ta đáng tự hào và kế tục.
- Từng bước thực hiện dân chủ trực tiếp một cách thiết thực đúng phương hướng và có hiệu quả.
Quá trình mở rộng và phát triển nền dân chủ của chúng ta hiện nay tất yếu tiến tới chỗ phải sử dụng phương thức dân chủ trực tiếp, nhất là ở cấp xã. Nếu thực hiện tốt thì nhiều vấn đề thường gây nên vướng mắc trong đời sống nhân dân sẽ được giải quyết ổn thỏa, phù hợp ý chí nguyện vọng của nhân dân, thể hiện được quyền lực thực sự của nhân dân. Mặt khác, nó cũng sẽ hạn chế được tình trạng một số cán bộ, đảng viên, có chức, có quyền thoái hóa, tham ô, ăn cắp của công, hạn chế được tình trạng quan liêu của cơ quan chính quyền, tạo nên bầu không khí xã hội lành mạnh, phấn khởi, tin tưởng hơn vào chế độ, vào vai trò của Đảng, chính quyền, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển tốt hơn. Đó chính là vấn đề thiết thực, đúng hướng, có hiệu quả mà dân chủ trực tiếp cần hướng tới.
Hiện nay để có được quyền dân chủ trực tiếp theo đúng nghĩa và đạt được những tiêu chuẩn nh trên chúng ta cần phải khắc phục một số trở ngại:
- Trở ngại về tư tưởng, không ai khác chính là từ phía cán bộ, đảng viên, những người đang nắm giữ chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Đảng, chính quyền. Nhiều người cho rằng xã hội ta chưa đủ điều kiện cần thiết để thực hiện dân chủ trực tiếp, với những lý do như trình độ dân trí thấp, trình độ tổ chức của cán bộ chưa đủ, phương tiện vật chất, thông tin kém và lo rằng kẻ địch và các phần tử xấu lợi dụng để phá hoại chế độ… Hoặc cũng lại có ý kiến cho rằng dân chủ trực tiếp là không cần thiết, chỉ gây ra phiền phức cho các cấp chính quyền, khó khăn cho cán bộ. Thực chất đó là tư tưởng muốn giữ độc tôn quyền lực ở một số cán bộ có chức, có quyền.
Cũng có ý kiến cho rằng, chúng ta đã thực hiện dân chủ trực tiếp thông qua việc bầu cử Quốc hội, HĐND, hoặc mỗi công dân có quyền tự mình đưa ra kiến nghị, bày tỏ ý kiến của mình trên báo chí, trên các phương tiện thông tin đại chúng… Do đó, không cần nói tới cơ chế dân chủ trực tiếp. Thực ra ý kiến này xuất phát từ cách hiểu chưa đầy đủ về dân chủ trực tiếp, chưa phân biệt được dân chủ đại diện dân chủ trực tiếp.
Đồng thời với việc khắc phục trở ngại về tư tưởng, cũng cần khắc phục trở ngại về cách làm việc. Đó là thãi quen, nề nếp làm việc quan liêu, mệnh lệnh của không Ýt cán bộ, đảng viên và chính quyền của nhiều cơ quan nhà nước. Từ năm 1947 trong cuốn "sửa đổi lề lối làm việc". Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng phê bình cách làm việc thiếu dân chủ này là: "Vì cán bộ và đảng viên không hiểu rõ hai lẽ: vì ai mà làm, đối ai phụ trách. Khi gặp mỗi công việc không biết tìm đủ cách giải thích cho dân hiểu. Cho nên những việc trực tiếp lợi cho dân… cán bộ chỉ làm theo cách ra lệnh, cách cưỡng bức. Kết quả dân không hiểu, dân oán. Thì có gì đâu" [37, tr. 245-246].
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần đề phòng khuynh hướng ngược lại là muốn dân chủ trực tiếp tràn lan, cái gì cũng muốn để dân tự quyết định hoặc khuynh hướng nóng vội chủ quan, đơn giản hóa dễ dẫn đến sai sót, hiệu quả thấp, từ đó nảy sinh tư tưởng tiêu cực phủ nhận phương thức dân chủ trực tiếp. đương nhiên cũng cần đề phòng những kẻ xấu lợi dụng quyền dân chủ trực tiếp mà phá hoại gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Từ việc nhận thức ra khả năng, ưu điểm và sự cần thiết của dân chủ trực tiếp, những điều kiện cần thiết phải có để đảm bảo tính thiết thực, đúng hướng, có hiệu quả thì điều đầu tiên là phải biết xác định vấn đề gì cần và vấn đề gì không cần sử dụng phương thức dân chủ trực tiếp.
Thực tiễn ở địa phương và cơ sở cho thấy những vấn đề gì liên quan mật thiết đến đời sống của nhân dân như các khoản đóng góp công Ých, xây dựng đường xá, trường học, xây dựng các điểm di tích lịch sử văn hóa… các
loại phí, lệ phí, phương án hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng… là những vấn đề nhân dân cần được biết, được bàn, được tham gia quyết định và kiểm tra, giám sát và họ có khả năng để làm được điều đó, vì thế có thể đưa ra những vấn đề đó vào phương thức dân chủ trực tiếp. Ngoài ra, có những vấn đề mà người dân biết rõ có thể lùa chọn chính xác nh bầu, bãi nhiệm trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố.
- Sau khi đã có quyết định đưa vấn đề ra cho dân quyết định trực tiếp, phải có cách tổ chức chu đáo, từ việc cung cấp thông tin đầy đủ, tạo điều kiện