Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân của thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở xã trên địa bàn thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu luận văn kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 60)

quy chế dân chủ cơ sở ở xã trên địa bàn thành phố Hà Nội

Khó khăn, hạn chế trong thực hiện quy chế dân chủ:

Khó khăn lớn nhất trong việc tổ chức triển khai xây dựng qui chế dân chủ ở cơ sở là sau Chỉ thị 30/CT-TW của Bộ Chính trị và các nghị định của Chính phủ, các Bộ, Ngành ban hành văn bản hướng dẫn chậm và không đồng bộ đã ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả triển khai xây dựng và thực hiện qui chế dân chủ ở thành phố.

Nhận thức của một số cấp ủy, cán bộ đảng viên còn thiếu nghiêm túc và có nơi còn thờ ơ hoặc lúng túng trong triển khai, nên việc xây dựng và thực hiện mang tính hình thức, đối phó (còn gần 10% số cơ quan và doanh nghiệp trên địa bàn chưa xây dựng đấy đủ số qui chế, qui ước theo qui định). Ban chỉ đạo qui chế dân chủ ở nhiều nơi chưa được quan tâm củng cố, kiện toàn, chưa duy trì nề nếp sinh hoạt định kỳ, việc kiểm tra, đôn đốc chưa thường xuyên.

Nhìn chung, kết quả thực hiện qui chế dân chủ ở Hà Nội mới chỉ là bước đầu. Kết quả giữa các khu vực có sự chênh lệch; ở xã phường, thị trấn thực hiện tốt hơn khu vực cơ quan và doanh nghiệp nhà nước. Trong các qui chế thì việc thực hiện qui chế bảo vệ tài sản công ở nhiều nơi còn yếu kém, hành vi lấn chiếm đất công của một bộ phận cán bộ, nhân dân chậm được giải quyết, khắc phục. Việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở chưa có sự gắn kết với các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng với cải cách hành chính, với cuộc vận động xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, chưa chăm lo khối đại đoàn kết toàn dân; chưa gắn dân chủ với kỷ luật, kỷ cương. Dân chủ về kinh tế chưa được quan đầy đủ, nhất là trong việc bàn các phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh; vấn đề công khai các kết luận thanh tra, kiểm tra về cán bộ vi phạm, công khai tài chính ở các loại hình còn hạn chế.

Trong các nội dung để "dân biết, dân bàn", dân tham gia ý kiến và "dân kiểm tra" thì việc tổ chức để nhân dân giám sát, kiểm tra là khâu yếu nhất. Ban thanh tra nhân dân ở xã phường, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp hoạt động còn yếu, hiệu quả thấp, ở mét số nơi những vấn đề dân cần, dân bức xúc chưa được chính quyền quan tâm, giải quyết dứt điểm, hiệu quả.

Một bộ phận cán bộ, công chức và nhân dân ngại tham gia ý kiến đóng góp với lãnh đạo, còn biểu hiện xuôi chiều, thờ ơ hoặc chỉ quan tâm đến những vấn đề liên quan đến quyền lợi của mình mà coi nhẹ nghĩa vụ, trách nhiệm; thậm chí một số người lợi dụng dân chủ, gây mất trật tự, coi thường kỷ cương phép nước. Những biểu hiện đó ảnh hưởng tới kết quả thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở.

Một số nguyên nhân:

+ Về nhận thức: Do chưa nghiên cứu kỹ cũng như chưa đầu tư nhiều

cho công tác tuyên truyền nên một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức thiếu đầy đủ mục đích, yêu cầu, nội dung và ý nghĩa của việc thực hiện quy chế dân chủ hoặc quá cầu toàn, sa vào bàn cãi trong việc xây dựng qui chế, qui ước nên chậm tổ chức thực hiện; có nơi sợ làm mạnh sẽ đụng chạm, vì dây là vấn đề nhạy cảm, phức tạp đã dẫn tới tình trạng làm qua loa, làm lướt "đầu voi, đuôi chuột"; có cơ sở lại coi đây là công việc của chính quyền, coi nhẹ vai trò của các đoàn thể; ngược lại, có Ýt nơi lại khoán trắng cho các đoàn thể tự lo, hoặc có tình trạng chính quyền chỉ phổ biến 14 điều dân được biết, còn những nội dung dân được bàn, được góp ý kiến, được kiểm tra, giám sát thì phổ biến đến dân còn thiếu đầy đủ. Phía nhân dân và cán bộ công nhân viên chức, người lao động có hiện tượng hiểu thiên lệch về dân chủ, chỉ nhấn mạnh hoặc quan tâm về quyền lợi, coi nhẹ trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ công chức - viên chức và người lao động.

+ Về tổ chức và năng lực thực hiện: Cã nguyên nhân từ năng lực tổ chức

chính quyền chưa thật tin vào nhân dân, không tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền dân chủ, nhất là quyền dân chủ trực tiếp, ngại tổ chức để nhân dân bàn, quyết định, ngại đối thoại với nhân dân. Công tác sơ kết, tổng kết, phát hiện và tuyên truyền điển hình của một số ban chỉ đạo chưa sâu, chưa thường xuyên. Một số doanh nghiệp, cơ quan nhà nước do năng lực cán bộ hạn chế lại không chú trọng kiện toàn Ban chỉ đạo hoặc không có tổ công tác giúp việc nên lúng túng trong quá trình xây dựng kế hoạch để triển khai xây dựng quy chế, quy ước.

+ Về phối hợp thực hiện: Giữa cấp ủy đảng cơ sở với HĐND, UBND, MTTQ và các đoàn thể nhiều nơi chưa chặt chẽ. Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể có lúc, có nơi còn nặng về hành chính, mới chú trọng bề nổi, chưa chú ý chiều sâu, chưa thực sự tạo được sức mạnh dư luận của nhân dân để tích cực đấu tranh lên án, ngăn chặn những vi phạm về lợi dụng dân chủ và về thực hiện các qui chế, qui ước dân chủ tại địa phương

Một phần của tài liệu luận văn kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 60)