Mối quan hệ giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Một phần của tài liệu luận văn kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 27 - 32)

trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

1.2.2.1. Mối quan hệ giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếptrong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

- Phát huy quyền làm chủ trực tiếp của nhân dân là thể hiện đầy đủ nhất bản chất của Nhà nước và chế độ XHCN. Nó đảm bảo huy động được mọi tiềm năng, trí tuệ của nhân dân, trong quá trình xây dựng Nhà nước và quản lý xã hội, giải quyết từ những vấn đề lớn liên quan đến quốc kế dân sinh cho đến những việc của đời sống tập thể cộng đồng, đời sống dân cư hàng ngày đặt ra.

- Thông qua dân chủ trực tiếp, nhân dân có điều kiện bày tỏ ý kiến của mình tham gia xây dựng Nhà nước, tham gia quản lý nhà nước và xã hội, nghĩa là tập dượt, trưởng thành, trở thành người chủ đích thực của Nhà nước và xã hội; ngược lại Nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả cao hơn (vì được dân đồng tình ủng hộ các quyết định quản lý) và phục vụ nhân dân tốt hơn.

- Có thực hiện dân chủ trực tiếp tốt, đồng thời không ngừng hoàn thiện dân chủ đại diện mới giữ vững được bản chất giai cấp, tính nhân dân của Nhà nước kiểu mới và xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nếu không có thiết chế dân chủ trực tiếp, nhất là khi thiết chế dân chủ đại diện chưa hoàn thiện, thì chính các cơ quan đại biểu cho dân cũng sẽ trở thành nơi "bàn cãi

suông", bộ máy nhà nước dễ mắc bệnh quan liêu, tham nhòng, đặc quyền đặc lợi.

- Dân chủ trực tiếp tạo nên cơ chế "phản biện" và hệ thống kiểm tra, giám sát đối với dân chủ đại diện, với cả bộ máy nhà nước và đội ngò cán bộ, công chức. Nghĩa là, thông qua các thiết chế dân chủ trực tiếp, các hoạt động của bộ máy nhà nước được kiểm tra, giám sát, được kiểm soát và sàng lọc. Quan liêu, tham nhòng và những tiêu cực trong bộ máy nhà nước sở dĩ phát sinh và lộng hành được cũng một phần vì chúng ta chưa tổ chức được sự kiểm soát trực tiếp và hữu hiệu của nhân dân.

- Dân chủ trực tiếp tạo nên tính tích cực chính trị, trách nhiệm xã hội của mỗi công dân phát huy được tính tự giác giải quyết công việc trong cộng đồng, tập thể, khắc phục thãi quen trông chờ, ỷ lại người khác, đồng thời cũng phát huy truyền thống tương thân, tương ái, yêu thương giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường khối đại đoàn kết dân téc.

- Dân chủ trực tiếp còn tạo nên hệ thống "báo động" và thông tin phản hồi cho bộ máy của Đảng và Nhà nước, trực tiếp là các nhà lãnh đạo quản lý ở địa phương, cơ sở - nơi trực tiếp triển khai thực hiện đường lối, chính sách, pháp luật và ban hành các quyết định quản lý. Hệ thống báo động và thông tin phản hồi này giúp cho Đảng, Nhà nước kiểm nghiệm lại đường lối, chính sách, pháp luật còng nh quá trình tổ chức thực hiện, khắc phục bệnh chủ quan, duy ý chí, quan liêu, xa rời thực tế.

- Dân chủ trực tiếp còn góp phần tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động của Nhà nước phù hợp với lòng dân, phù hợp với thực tiễn sôi động của đời sống kinh tế - xã hội. Xa rời quần chúng, thoát ly thực tiễn là căn bệnh nguy hại và dễ mắc của Đảng cầm quyền mà V.I. Lênin đã nhiều lần nhắc nhở. Thông qua hình thức dân chủ trực tiếp, Đảng gắn bó với dân, lắng nghe được

ý kiến, nguyện vọng của dân; trái lại, chính sách của Đảng, pháp luật và quyết định quản lý của Nhà nước, được dân biết, dân bàn và thực hiện, tạo thuận lợi cho quá trình đưa đường lối, chính sách, pháp luật và các quyết định quản lý vào thực tế.

Để xác định rõ hơn vị trí, vai trò của dân chủ trực tiếp còn phải so sánh và xem xét mối quan hệ giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp:

- Dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp đều phản ánh ý nguyện và quyền lực của nhân dân.

- Đều là hình thức thể hiện dân chủ XHCN.

Tuy vậy, chúng lại có phương thức và cơ chế thực hiện khác nhau và mỗi hình thức đều có ưu điểm riêng cũng như những hạn chế nội sinh của mình:

- Dân chủ đại diện dễ tổ chức thực hiện và cũng dễ tập trung thống nhất hơn, nhưng khó bao quát hết thực tiễn cuộc sống cũng như ý kiến, nguyện vọng của nhân dân.

- Trái lại, dân chủ trực tiếp, về mặt kỹ thuật còng nh thực tiễn, khó tổ chức thực hiện và cũng khó phản ánh ý kiến tập trung khái quát, nhưng lại bao quát được mọi khía cạnh của thực tiễn đời sống còng nh ý kiến, nguyện vọng của nhân dân.

Nh vậy, mỗi hình thức dân chủ có vị trí, vai trò xác định trong thực tiễn dân chủ XHCN và cần được kết hợp chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, không thể thiếu một bên và coi trọng bên này, coi nhẹ bên kia. Nếu chỉ coi trọng dân chủ đại diện thì cũng đồng nghĩa với việc không tổ chức hệ thống kiểm tra, phản biện từ phía xã hội, từ phía nhân dân, dẫn đến tùy tiện, lộng quyền. Ngược lại, nếu chỉ coi dân chủ trực tiếp, hơn nữa lại không có mức độ nhất định, không có sự quản lý, lãnh đạo chặt chẽ thì dân chủ đại diện cũng khó lòng hoạt động có chất lượng hoặc gây khó khăn cho hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung.

1.2.2.2. Yêu cầu khách quan kết hợp dân chủ đại diện và dân chủtrực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

Củng cố vai trò của hệ thống chính trị ở cơ sở, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực của bộ máy chính quyền cấp xã, thực hiện tốt chế độ dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Muốn thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước ở cơ sở, phát huy tối đa dân chủ ở cơ sở. Nhất là chế độ dân chủ đại diện và chế độ dân chủ trực tiếp thì trước hết, các cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị, chính trị xã hội cần phải có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, được quán triệt sâu sắc nội dung, ý nghĩa, mục đích và những yêu cầu của quy chế dân chủ, phải coi đây là những vấn đề trọng tâm, những vấn đề bức xúc đặt ra trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của cả hệ thống chính trị ở cơ sở. Cần có sự thống nhất phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ và thường xuyên của hệ thống chính trị, không phó mặc cho một tổ chức nào.

Để nâng cao chất lượng hình thức dân chủ đại diện thì trước hết phải củng cố quyền lực thực tế của HĐND xã, củng cố hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội. Mỗi tổ chức, mỗi đoàn thể phải thực hiện tốt việc tuyên truyền và thực hiện quy chế dân chủ trong phạm vi của tổ chức mình. Phải thực sự là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng, tiếng nói của đoàn viên, hội viên, là nơi để đoàn viên, hội viên cảm nhận được quyền và lợi Ých chính đáng của mình. Các đoàn thể phải đứng về các hội viên đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhòng, cửa quyền, hách dịch, ức hiếp nhân dân … để bảo vệ quyền và lợi Ých hợp pháp của đoàn viên, hội viện. Đồng thời, các đoàn thể cũng là nơi nắm bắt, phản ánh kịp thời những tâm tư, thắc mắc của dân với Đảng, chính quyền.

Ở cơ sở là nơi gần dân, sát dân nhất, mọi hoạt động của tổ chức đảng, chính quyền đều diễn ra hàng ngày, nhân dân đều biết, đều có thể đóng góp ý kiến, kiểm tra, giám sát được. Công việc của thôn, làng, xã là chính công việc của từng công dân. Vì vậy, cần phải tăng cường và mở rộng hình thức dân

chủ trực tiếp ở cơ sở, nhằm khơi dậy ý chí sáng tạo, nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân, thu thập được nhiều ý kiến hay, những kinh nghiệm tốt. Đồng thời thực hiện dân chủ trực tiếp, khắc phục được mặc cảm, đố kỵ, ngăn cản, giải tỏa được những vướng mắc trong mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và quần chúng nhân dân. Thông qua đó làm cho người dân cảm thấy mình được tôn trọng, được đề cao trong việc bàn bạc và quyết định công việc của chính quyền cơ sở, từ đó mà tăng thêm trách nhiệm trong thực thi quyền lực công.

Tăng cường và mở rộng hình thức dân chủ trực tiếp trong giai đoạn hiện nay còn là biện pháp tốt và có hiệu quả trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của cán bộ chính quyền, các tổ chức đảng và trong nội bộ nhân dân, ngăn ngõa được các hành vi sai lệch, mất dân chủ xảy ra, góp phần củng cố dân chủ đại diện đạt được kết quả cao. Để tăng cường và mở rộng hình thức dân chủ trực tiếp có thể thông qua các hình thức như xin ý kiến trực tiếp của dân qua các cuộc họp dân, các văn bản gửi đến các hộ dân, các cuộc tọa đàm trao đổi, hòm thư góp ý.

Trong hình thức dân chủ trực tiếp, thái độ cầu thị biết lắng nghe của cán bộ là hết sức quan trọng để người dân dám nói, dám làm. Tuy nhiên, đối với địa bàn xã, do trình độ nhận thức của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, đặc điểm các loại đối tượng khác nhau nên việc thực hiện dân chủ trực tiếp phải căn cứ vào điều kiện cụ thể. Không phải cái gì cũng đưa ra để nhân dân quyết, không phải bất cứ cái gì cũng đưa ra để nhân dân bàn, mà trong quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cần phải có sự kết hợp hài hòa và chặt chẽ giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, có sự chọn lọc, cân nhắc và lùa chọn cho phù hợp, những việc dân bàn, chính quyền quyết định, tránh tình trạng tổ chức Đảng, chính quyền trở thành " theo đuôi" quần chúng.

Một phần của tài liệu luận văn kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 27 - 32)