Trong công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Một phần của tài liệu luận văn kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 62)

Cuộc bầu cử đại biểu HĐND các cấp thời gian vừa qua được tổ chức trong thời điểm nhân dân ta thực hiện công cuộc đổi mới của Đảng đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại. Cán bộ và nhân dân Thủ đô có truyền thống, ý thức cao trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia quản lý và xây dựng cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, Quốc hội sửa đổi và ban hành Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp và luật Bầu cử HĐND các cấp, phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia xây dựng chính quyền của dân, do dân, vì dân và nâng cao chất lượng cơ quan quyền lực nhà nước.

Để lãnh đạo, chỉ đạo bầu cử đại biểu HĐND các cấp, trên cơ sở các quy định của pháp luật và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, thành phố đã ban hành các văn bản chỉ đạo, kế hoạch tổ chức, còng như quy trình hiệp thương giới thiệu những người có đủ tiêu chuẩn tham gia ứng cử đại biểu HĐND các cấp.

Công tác nhân sự HĐND và UBND các cấp của thành phố được quan tâm, tại Điều 3 Luật bầu cử đại biểu HĐND năm 2003 quy định:

Đại biểu hội đồng nhân dân có những tiêu chuẩn sau: có phẩm chất đạo đức, gương mẫu chấp hành pháp luật, tích cực đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhòng, lãng phí và các hành vi vi phạm pháp luật khác, bảo vệ lợi Ých của nhà nước, quyền và lợi Ých hợp pháp của công dân, và đại biểu hội đồng nhân dân phải có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu hội đồng nhân dân, có khả năng tuyên truyền, vận động gia đình và nhân dân thực hiện chính sách, pháp luật, am hiểu tình hình kinh tế - xã hội để tham gia quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương [32].

Việc lùa chọn nhân sù đại biểu HĐND trước hết phải lấy tiêu chuẩn là chính, chó ý tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, có kiến thức và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, có sức khỏe, có tín nhiệm trong Đảng, trong nhân dân, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.

Đối với quy trình hiệp thương giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND là một trong những nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định đến kết quả cuộc bầu cử và chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp. Yêu cầu của hiệp thương là phải tiến hành dân chủ, đúng luật, lùa chọn người giới thiệu bảo đảm đủ tiêu chuẩn, sè lượng, cơ cấu thành phần. Căn cứ vào Luật bầu cử đại biểu HĐND và hướng dẫn của ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, ủy ban MTTQ thành phố đã phối hợp với Thường trực HĐND, UBND xây dựng và tổ chức hội nghị hiệp thương với đại biểu các tổ chức thành viên để thảo luận thành phần, cơ cấu, sè lượng, phân bổ số lượng đại biểu cho các cơ quan, tổ chức thành viên giới thiệu, thực hiện tốt các bước hiệp thương và lấy ý kiến cử tri nơi công tác và nơi cư trú của các ứng cử viên.

Mặt trận Tổ quốc các cấp đã tổ chức hiệp thương hội nghị cử tri nơi công tác và nơi cư trú để cử tri giới thiệu đại biểu bầu vào HĐND các cấp và bày tỏ tín nhiệm với những người được giới thiệu ra ứng cử, cử tri đến họp đông đủ với tinh thần xây dựng và trách nhiệm cao

Các cấp thành phố đã tổ chức đúng quy trình hiệp thương ba lần, năm bước theo hướng dẫn của Ủy ban MTTQ Việt Nam như:

Bước mét: Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ nhất để thỏa thuận về

cơ cấu, thành phần và số lượng người ứng cử đại biểu HĐND.

Bước hai: Các cơ quan, tổ chức, đơn vị và thôn, tổ dân phố tiến hành

giới thiệu người ứng cử đại biểu HĐND.

Bước ba: Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ hai để thỏa thuận, lập

danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu HĐND.

Bước bèn: Tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri

nơi cư trú đối với những người ứng cử đại biểu HĐND.

Bước năm: Tổ chức hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lập danh sách

Sau mỗi lần hiệp thương đều xem xét lùa chọn đưa ra khái danh sách những người không đủ tiêu chuẩn giới thiệu bầu vào HĐND. Sau đó Ban Thưêng trực Ủy ban MTTQ bàn giao danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND đến Hội đồng bầu cử cùng cấp đÓ tiến hành các bước tiếp theo theo quy định của Luật bầu cử.

Trong báo cáo tổng kết bầu cử đại biểu HĐND các cấp thành phè Hà Nội nhiệm kỳ 2004-2009 đánh giá:

Tổng số cử tri bầu cử Hội đồng nhân dân ba cấp là 1.933.885 cử tri; Tổng số cử tri tham gia bỏ phiếu là: 1.926.060 cử tri, đạt tỷ lệ 99,60%. Số người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là 9.654 người, trong đó tự ứng cử là 07 người. Sè đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là 6.225 đại biểu. Sè người tróng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã là 6.150 đại biểu (trong đó có 4 người tự ứng cử). Về cơ cấu: dân téc có 0,30%; nữ: 29,52%; Tuổi trẻ dưới 35 tuổi: 15,77%; Tôn giáo: 1,72%; Tái cử: 36,81%. Về trình đé văn hóa: Tiểu học: 0,08%; phổ thông cơ sở: 16,11%; phổ thông trung học: 83,81%. Về trình độ chuyên môn: Sơ cấp: 7,82%; Trung cấp: 20,13%; Đại học: 28,53%; Trên đại học: 1,12% [29].

Như vậy, trên cơ sở tiêu chuẩn đại biểu HĐND, Ủy ban MTTQ tổ chức hiệp thương để lùa chọn người ứng cử đại biểu HĐND; Quy trình lùa chọn các bước trên theo hướng dẫn của Ủy ban MTTQ thể hiện tinh thần dân chủ và mở rộng dân chủ để lùa chọn ra những ngưêi có đủ tiêu chuẩn tham gia vào HĐND các cấp. Mặt khác, thông qua quy trình hiệp thương của Ủy ban MTTQ, các thành viên MTTQ trên cơ sở ý kiến đóng góp của nhân dân xem xét, lùa chọn những người có khả năng đại diện cho nhân dân, bảo vệ quyền và lợi Ých chính đáng cho nhân dân. Việc cử tri tham gia bầu cử đạt tỷ lệ cao như trên thể hiện sự quan tâm của nhân dân đến việc xây dùng nhà nước, xây dựng chính quyền cũng như thể hiện quyền, nghĩa vụ công dân và thể hiện

dân chủ trực tiếp của nhân dân trong công tác bầu cử. Quy trình hiệp thương của MTTQ, với tư cách vừa là cơ quan đại diện cho nhân dân vừa giúp cho các cơ quan nhà nước hiệp thương lùa chọn những người có đủ tiêu chuẩn, được sự tín nhiệm của nhân dân tham gia vào các cơ quan quản lý nhà nước.

Một số tồn tại:

Trong công tác hiệp thương cũng còn nhiều vấn đề thiếu sót như việc phân bổ đại biểu, lùa chọn giới thiệu đại biểu, sè dư và phân bổ đại biểu bầu ở các đơn vị: việc phân bổ đại biểu chủ yếu vẫn là những cán bộ, công chức ở xã đang kiêm nhiệm một chức danh nào đó trong cơ quan quản lý nhà nước, sè đại biểu là các thành phần khác tham gia còn Ýt chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong công tác bầu cử. Việc lùa chọn, giới thiệu đại biểu để tham gia ứng cử ở xã cũng gặp nhiều khó khăn do cơ chế, chính sách chưa hấp dẫn hoặc thu hót các đối tượng hay các thành phần kinh tế tham gia ứng cử vào đại biểu HĐND cấp xã. Mặt khác, việc lùa chọn đại biểu có đủ tiêu chuẩn tham gia ở cấp cơ sở cũng gặp những khó khăn nhất định, chủ yÕu là những cán bộ nghỉ hưu hoặc có đại biểu chỉ có trình độ văn hóa phổ thông trung học, thậm chí cá biệt có đại biểu chỉ có trình độ phổ thông cơ sở, do đó việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu nhân dân cũng bị hạn chế.

Việc cử tri tham gia bầu cử tỉ lệ đạt cao, song có nhiều nơi đạt tỉ lệ cao do bá phiếu hộ, các hộ gia đình cử một người đại diện để bỏ phiếu hé cả gia đình.

Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, nắm bắt tình hình có nơi còn chủ quan, chưa sâu sát, thể hiện rõ nhất là chia khu vực bỏ phiếu, Ên định số đại biểu được bầu ở mỗi đơn vị bầu cử, giải quyết các vấn đề vướng mắc của nhân dân, các điểm nóng... Vì vậy, cuộc bầu cử có những nơi phải bầu thêm, bầu lại.

Các văn bản hướng dẫn của Trung ương, thành phố và việc cung cấp tài liệu chưa đồng bộ, kịp thời, còn có nội dung thiếu hoặc chưa hướng dẫn thống nhất, phù hợp với tình hình thực tế làm cho cơ sở lúng túng trong việc triển khai thực hiện như: việc lập biên bản và biểu mẫu báo cáo, lập danh sách trích ngang các ứng cử viên, biên tập tiểu sử các ứng cử viên, kê khai tài sản ứng cử viên, lập danh sách cử tri.

Một phần của tài liệu luận văn kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 62)