Những ưu điểm trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu luận văn kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 56)

địa bàn thành phố Hà Nội

Nhờ triển khai đồng bộ, tích cực của các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể, các ban ngành từ thành phố đến quận, huyện, xã, phường thị trấn, qui chế dân chủ ở cơ sở đang từng bước đi vào cuộc sống. Theo báo cáo tổng kết 5 năm về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn của thành phè Hà Nội có trên 80% tổ chức cơ sở đảng, chính quyền, xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố đã thực hiện công khai thông báo để nhân dân biết về phương hướng, nhiệm vụ của cấp ủy; về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm; về dự toán thu chi, chi các loại quỹ, dự án, các khoản đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phóc lợi.. Nhiều địa phương còn công khai đánh giá ưu, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên,

của lãnh đạo chủ chốt do HĐND bầu ra để nhân dân tham gia, góp ý kiến. Dân bàn việc Đảng, đã giúp cho một số địa phương kịp thời phát hiện những cán bộ chủ chốt có vi phạm nh: lấn chiếm đất công, xây dựng trái phép, tham ô, tham nhòng đã được xử lý kịp thời, củng cố lòng tin trong nhân dân.

Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cũng là cơ hội để nhân dân trực tiếp tham gia xây dựng chính quyền, thể hiện rõ nét qua cuộc vận động bầu cử đại biểu HĐND các cấp của thành phố nhiệm kỳ 1999 - 2004 và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XI với tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 99,92%, là mức cao nhất từ trước tới nay.

Phong trào toàn dân tự bàn, quyết định các vấn đề của dân với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" ở cơ sở đã thu được những kết quả tốt.

Chương trình xây dùng "điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa" đã huy động được sự đóng góp to lớn từ nhân dân. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống, sinh hoạt nhân dân trong thời gian vừa qua có nhiều tiến bộ. Theo báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở thành phè Hà Nội trong 5 năm là: "Số công trình Nhà nước và nhân dân cùng làm hoặc tự nhân dân tổ chức ngày càng nhiều 1.672 công trình lớn, nhỏ, với tổng kinh phí gần 200 tỉ đồng, trong đó nhân dân đóng góp 50%" [51].

100% sè xã, phường, thị trấn có Ban Thanh tra nhân dân và có tới hàng ngàn tổ hòa giải ở cơ sở được thành lập (bình quân mỗi thôn, tổ dân phố có một tổ hòa giải có từ 3 đến 5 người). Do đó đã giúp cho việc giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân có nhiều tiến bộ, hiệu quả cao, số vụ việc tồn đọng, số vụ nổi cộm không nhiều.

Trong báo cáo cũng nêu rõ: "Từ tháng 6/2002 đến 9/2003 toàn thành phố chỉ có 72 vụ đang được các cấp ủy đảng phóc tra xem xét" [51]. Theo kết quả của gần 1000 phiếu điều tra, khảo sát tại 20 xã, phường, thị trấn của 12

quận, huyện và trong các tầng líp nhân dân cho thấy có: 76% cho rằng qui chế dân chủ ở cơ sở đã có tiến bộ và thực sự phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả tốt; gần 20% đánh giá qui chế dân chủ còn hình thức; 60% cho rằng việc thực hiện quy chế dân chủ về giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo của công dân được chính quyền các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt; 85% đánh giá có chuyển biến về công tác phòng chống các tệ nạn xã hội; trên 90% cho rằng vệ sinh môi trường thực hiện khá; 70% thấy có chuyển biến rõ nét trong việc xây dựng nếp sống văn minh Thủ đô. Tuy nhiên, có một số kết quả đáng quan tâm là hội nghị đại biểu nhân dân có 32,4% cho là còn hình thức, việc "hiếu "được xã hội ghi nhận có tiến bộ, việc "hỷ" cho là Ýt chuyển biến.

Kết hợp với việc thực hiện qui chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn, các cấp ủy đảng, chính quyền hết sức quan tâm chỉ đạo đến công tác kiện toàn tổ chức hệ thống chính trị ở cơ sở, MTTQ và các đoàn thể được củng cố và tăng cường, trong đó có Ban thanh tra nhân dân và tổ trưởng, tổ phó dân phố; trưởng, phó thôn. Năm 2002 đã bầu mới 80% Ban thanh tra nhân dân, 84% tổ trưởng, tổ phố dân phố và trưởng, phó thôn theo đúng quy định của Thành phố, đảm bảo công khai, dân chủ vừa có sự lãnh đạo của Đảng, vừa có sự tín nhiệm trong nhân dân, gần 70% xã, phường, thị trấn tổ chức giới thiệu dư từ 1 đến 2 người để nhân dân lùa chọn. Đến nay 100% xã phường, thị trấn trong toàn thành phố có Ban thanh tra nhân dân với số thành viên là 1.909 người (bình quân mỗi ban có từ 8 - 9 người) trong đó 89% số thành viên của Ban thanh tra nhân dân, 98% tổ trưởng, tổ phó, trưởng, phó thôn được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Chính đội ngò cán bộ cơ sở này là lực lượng quan trọng trực tiếp tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở.

Sau khi có các văn bản của Trung ương về thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở, Thường vụ Thành ủy đã nghiêm túc triển khai có bài bản, sáng tạo, thận trọng, tiến hành chỉ đạo điểm, đã xây dựng được một hệ thống qui chế, quy ước "mẫu" tương đối đồng bộ cho cả ba loại hình cơ sở và từng bước áp

dụng nhân ra diện rộng. Quá trình xây dựng và thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở, nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể quần chúng, của cán bộ, đảng viên, công nhân viên chức và các tầng líp nhân dân được nâng lên một bước, đã tạo bầu không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội, thực hiện tốt hơn quyền lợi và nghĩa vụ của công dân, củng cố niềm tin đối với Đảng và hệ thống chính trị.

+ Thực hiện qui chế dân chủ đã phát huy được nguồn lực trong cán bộ công nhân viên chức và nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị ở từng địa phương, cơ quan, đơn vị, tạo bước tiến mới về xây dựng cộng đồng dân cư thôn, làng, tổ dân phố ngày càng thể hiện rõ và được khẳng định. Ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ công nhân viên chức và nhân dân có bước chuyển biến tích cực, khắc phục dần thãi quen bao cấp, ỷ lại, trông chờ vào Nhà nước.

+ Cùng với việc thực hiện Chương trình 06 ngày 1/8/2001 về "Một sè vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng giai đoạn 2001- 2005" và Đề án 16-ĐA/TW ngày 26/7/2002 của Thành ủy về "Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn", việc thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng và củng cố hệ thống chính trị ở xã, phường, thị trấn, đổi mới sự điều hành của chính quyền, đưa hoạt động của chính quyền dần đi vào nề nếp, đúng pháp luật, khắc phục tình trạng làm việc tùy tiện, cửa quyền, hách dịch, hạn chế tiêu cực, góp phần làm cho phong cách làm việc của cán bộ, đảng viên có chuyển biến theo hướng gần dân, sát dân, trọng dân, học dân và trách nhiệm với dân hơn.

+ Thực hiện qui chế dân chủ đã có tác dụng lớn tới việc củng cố các tổ chức chính trị, xã hội ở cơ sở như MTTQ và các đoàn thể, khắc phục "hành chính hóa" và đổi mới phương thức hoạt động, chuyển dần hoạt động về địa bàn dân cư nhằm thu hót nhiều hội viên và đoàn viên trong từng đoàn thể.

Một phần của tài liệu luận văn kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 56)