Trong việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt do Hội đồng nhân dân bầu và Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố

Một phần của tài liệu luận văn kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 67 - 72)

Hội đồng nhân dân bầu và Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố

Căn cứ Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày 7 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ về việc ban hành quy chế dân chủ. Thực hiện Thông tri 06/TTr- MTTW ngày 25 tháng 01 năm 2005 của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ chủ chốt do HĐND xã bầu và Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố. Thành phè Hà Nội đã chỉ đạo cơ sở thực hiện nhằm phát huy dân chủ của nhân dân, góp ý kiến giúp Đảng và chính quyền làm tốt công tác cán bộ, góp phần xây dựng Đảng và chính quyền trong sạch, vững mạnh. Việc lấy phiếu tín nhiệm phải đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sù phối hợp chặt chẽ của chính quyền, vai trò chủ động, tích cực của MTTQ và các thành viên, thực hiện nghiêm túc, dân chủ, đúng quy trình, tránh những biểu hiện dân chủ gây mất đoàn kết hoặc hình thức chiếu lệ.

Đối với việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của các thành viên MTTQ đối với các chức vụ chủ chốt do HĐND xã bầu phải thực sự dân chủ, hiểu được tâm tư và ý kiến đánh giá cán bộ của nhân dân. Chỉ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm các thành viên MTTQ đối với chức vụ Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND cấp xã.

Ban thường trực Ủy ban MTTQ cấp xã chủ trì việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ chủ chốt do HĐND cấp xã bầu sau khi tổ chức

lấy phiếu tín nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố. Thành phần gồm toàn thể các vị ủy viên Ủy ban MTTQ cấp xã, Trưởng ban công tác MTTQ ở các thôn, tổ dân phố.

Hội nghị nghe bản kiểm điểm công tác và tự phê bình hàng năm của Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND, nghe báo cáo tổng hợp ý kiến của nhân dân ở các khu dân cư đối với bản kiểm điểm công tác và tự phê bình của Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND. Các đại biểu chính thức và đại biểu khách mời góp ý kiến đối với bản kiểm điểm công tác và tự phê bình của Chủ tịch HĐND và UBND. Có thể coi đây là việc đối thoại, chất vấn, trả lời chất vấn giữa các đại biểu với Chủ tịch HĐND, UBND để làm rõ những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của Chủ tịch HĐND, UBND, từ đó làm cơ sở cho việc bỏ phiếu tín nhiệm.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm nh trong báo cáo của ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ thành phố năm 2005 nh sau:

Đối với Chủ tịch Hội đồng nhân dân: Có 207/232 đồng chí lấy phiếu tín nhiệm (chiếm 89,22%) và 25/232 đồng chí không lấy phiếu tín nhiệm (chiếm 10,78%)do chuyển công tác, nghỉ hưu. Trong đó 153/207 đồng chí đạt 90 đến 100% phiếu tín nhiệm (chiếm 73,91%), 40/207 đồng chí đạt 70 đến 89% phiếu tín nhiệm (chiếm 19,32%), 8/207 đồng chí đạt 50 đến 69% phiếu tín nhiệm (chiếm 3,86%) và 6/207 đồng chí đạt dưới 50% (chiếm 2,895).

Đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân: Có 213/232 đồng chí lấy phiếu tín nhiệm (chiếm 91,815)và 19/232 đồng chí không lấy phiếu tín nhiệm (chiếm 8,19%) do chuyển công tác. Trong đó: 160/213 đồng chí đạt 90 đến 100% phiếu tín nhiệm (chiếm 75,11%), 46/213 đồng chí đạt 70 đến 89% phiếu tín nhiệm (chiếm 21,59%), 7/213

đồng chí đạt 50 đến 69% phiếu tín nhiệm (chiếm 3,28 5) và không có đồng chí nào tín nhiệm dưới 50%.

Đối với Trưởng thôn: Có 491/630 đồng chí lấy phiếu tín nhiệm 9chiếm 77,93%), còn 139/491 đồng chí không lấy phiếu tín nhiệm (chiếm 22,07%) do mới bầu. Trong đó: 355/491 đồng chí đạt 90 đến 100% phiếu tín nhiệm (chiếm 72,3%), 86/491 đồng chí đạt 70 đến 89% phiếu tín nhiệm (chiếm 17,51%), 26/491 đồng chí đạt 50 đến 69% phiếu tín nhiệm (chiếm 5,29%)và 24/491 đồng chí đạt dưới 50% phiếu tín nhiệm (chiếm 4,88%).

Đối với Tổ trưởng dân phố: Cố 6.337/7.205 đồng chí lấy phiếu tín nhiệm (chiếm 87,95%), có 868 đồng chí không lấy phiếu tín nhiệm (chiếm 12,05%) do mới bầu. Trong đó: 5.580/6.337 đồng chí đạt 90 đến 100% phiếu tín nhiệm (chiếm 88,05%), 574/6337 đồng chí đạt 70 đến 89% phiếu tín nhiệm (chiếm 9,05%), 101/6337 đồng chí đạt 50 đến 69% phiếu tín nhiệm (chiếm 1,59%), 82/6.337 đồng chí đạt dưới 50% phiếu tín nhiệm (chiếm 1,29%) [52].

Việc lấy phiếu tín nhiệm các chức danh chủ chốt của HĐND xã và Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phè nhằm đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, phát huy vai trò của MTTQ và các thành viên, tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở hơn trong xã hội, củng cố thêm lòng tin của nhân dân vào Đảng, chính quyền. Việc lấy phiếu tín nhiệm cũng làm chuyển biến một bước về ý thức, phong cách làm việc của cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể. Thông qua việc lấy phiếu tín nhiệm, các cán bộ, đảng viên phải tự mình thấy được trách nhiệm trước những công việc, nhiệm vụ được nhân dân giao cho, phải đổi mới lề lối làm việc trên tinh thần phục vụ nhân dân, không gây phiền hà cho nhân dân hoặc có những thái độ cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu dân.

Việc lấy phiếu tín nhiệm có tác động tích cực tới công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể nhân dân, xây dựng các cộng đồng dân cư tự quản ở thôn, tổ dân phố.

Một số hạn chế:

Công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt nội dung, quy trình lấy phiếu tín nhiệm chưa được sâu rộng, nhất là ở cơ sở, do vậy nên nhận thức của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa đầy đủ về mục đích, yêu cầu, nội dung và ý nghĩa của việc lấy phiếu tín nhiệm. Công tác tuyên truyền còn hạn chế cả nội dung và hình thức, theo báo cáo kết quả xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của thành phè Hà Nội năm 2005, toàn thành phố in 30.000 tờ gấp trích nội dung Nghị định 79/2003/ NĐ-CP phát đến tổ dân phố, thôn và một số hộ gia đình. Đây là một con số cũng lớn, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của nhân dân, nên dẫn đến tình trạng có cán bộ, nhân dân chưa nhận thức rõ mục đích, yêu cầu, đối tượng, thành phần của việc lấy phiếu tín nhiệm nên đã yêu cầu lấy phiếu tín nhiệm các chức danh trên tới toàn thể nhân dân, gây khó khăn cho quá trình chỉ đạo và thực hiện ở cơ sở.

Trong quá trình kiểm điểm các chức danh do HĐND và Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố, có nơi sợ làm mạnh sẽ đụng chạm đến các đồng chí lãnh đạo chủ chốt, vì đây là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, dẫn đến cán bộ chưa tích cực, chưa nghiêm túc chỉ đạo triển khai, mét bộ phận cán bộ, nhân dân thắc mắc khi thực hiện. Hoặc thông qua kiểm điểm của các cán bộ chủ chốt do HĐND, cá biệt có trường hợp lợi dụng việc góp ý kiến tại khu dân cư để làm giảm uy tín hoặc bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo cơ sở.

Địa điểm họp dân rất khó khăn đối với những cơ sở đông dân, do vậy tỷ lệ nhân dân đi dù họp ở thôn, tổ dân phố đạt chưa cao, thành phần tham gia góp ý kiến và bỏ phiếu tín nhiệm của Ban công tác MTTQ thôn, tổ dân phố

còn Ýt, nên chưa phản ánh hết mong muốn của nhân dân, nhất là góp ý vào các mặt công tác cho cán bộ cơ sở.

Việc lấy phiếu tín nhiệm là chủ trương mới và đúng, tuy nhiên đối với các chức danh Trưởng thôn, Tổ trưởng dân phố thì cũng cần phải xem xét. Vì đối với các chức danh này chủ yếu là những cán bộ nghỉ hưu tham gia hoặc những đồng chí đảng viên được giao nhiệm vụ, chế độ, chính sách thấp chưa động viên được các đối tượng trẻ tham gia. Do đó, đối với các chức danh này có nhiều ý kiến cho rằng không nên tổ chức lấy phiếu tín nhiệm mà chỉ tổ chức kiểm điểm hàng năm hoặc 6 tháng một lần để nhân dân đóng góp ý kiến; trong trường hợp có sai phạm, vi phạm pháp luật thì đề nghị xử lý theo quy định của pháp luật.

Việc lấy phiếu tín nhiệm chưa đảm bảo công bằng giữa các thành phần và các đối tượng trong hệ thống chính trị cũng như chưa đảm bảo công bằng giữa các cấp chính quyền, vì chúng ta mới tổ chức, chỉ đạo lấy phiếu tín nhiệm với cán bộ chủ chốt ở cơ sở, còn đối với cán bộ chủ chốt do HĐND bầu ở cấp huyện và cấp tỉnh chưa được thực hiện.

Nguyên nhân hạn chế:

Một là, do điều kiện ở cơ sở còn hạn chế như về kinh phí cho công tác

tuyên truyền nhất là việc in Ên các văn bản, chính sách, quy định của Nhà nước có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người dân chưa được đáp ứng. Hay địa điểm hội họp tại các thôn, các khu dân cư thiếu nghiêm trọng do cả một thời gian dài chúng ta chưa quan tâm đến hoạt động ở cơ sở, chưa quan tâm đến xây dựng các điểm sinh hoạt văn hóa công cộng tai khu dân cư. Nên nhân dân không có điều kiện tham gia sinh hoạt cũng như học tập các chủ trương mới liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình, không nắm rõ các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước, dẫn đến việc thực hiện ở cơ sở gặp nhiều khó khăn.

Hai là, văn bản hướng dẫn còn có nội dung chưa rõ, chưa cụ thể, nên

gây băn khoăn cho một số cơ sở, công tác phối hợp, chỉ đạo giữa ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ, chính quyền, MTTQ ở một số cơ sở chưa chặt chẽ, chưa chủ động và chưa đồng bộ.

Ba là, nhận thức của nhân dân cũng không đồng đều do trình độ dân

trí ở cơ sở có nhiều thành phần và đối tượng khác nhau như cán bộ nghỉ hưu, nông dân, công nhân, trí thức … nên khi thực hiện còn gặp nhiều khó khăn phải tuyên truyền, giải thích nhiều lần.

Một phần của tài liệu luận văn kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w