Kết quả thực hiện chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị và Nghị định 79/NĐ-CP của Chính phủ

Một phần của tài liệu luận văn kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 74)

Nghị định 79/NĐ-CP của Chính phủ

Cùng với việc in toàn văn Nghị định 79/NĐ-CP phát tới từng hộ gia đình, thông qua hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng, loa truyền thanh, mở các hội nghị để quán triệt những nội dung cơ bản về 14 việc cần thông báo cho dân biết, 5 việc nhân dân bàn và quyÕt định trực tiếp, 9 việc nhân dân bàn, tham gia ý kiến chính quyền xã quyết định, 11 việc nhân dân giám sát kiểm tra. Kết quả cho thấy:

Một là, vÒ 14 vấn đề phải thông báo để dân biết. + 7 vấn đề thực hiện tốt là:

- Chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đÕn quyền và lợi Ých của nhân dân trong địa phương.

- Dù toán và quyết toán ngân sách xã, phường, thị trấn hàng năm

- Dự toán và quyết toán thu chi các loại quỹ, dự án, các khoản huy động nhân dân đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phóc lợi công cộng của xã, phường, thị trấn.

- Chủ trương, kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất xóa đói giảm nghèo. - Sơ kết, tổng kết hoạt động của HĐND và UBND.

- Bình xét các hộ nghèo được vay vốn phát triển sản xuất và xây dựng nhà tình thương, thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, thương binh bệnh binh, được tặng nhà tình nghĩa, sổ tiết kiệm, thẻ bảo hiểm.

- Kết quả lùa chọn, thứ tự ưu tiên và tổ chức thực hiện các công trình

thuộc các chương trình, dự án của Nhà nước, của các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xã, phường, thị trấn.

- Kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn và hàng năm của xã, phường, thị trấn.

- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.

- Các chương trình, dự án do nhà nước, các tổ chức, cá nhân đầu tư.

- Điều chỉnh địa giới hành chính và các đơn vị hành chính liên quan đến xã, phường, thị trấn.

- Kết quả thanh tra, kiểm tra giải quyết các vụ tiêu cực, tham nhòng của cán bộ xã, phường, thị trấn thôn.

- Công tác văn hóa xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội.

- Phương án dồn điền đổi thửa phục vô chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, kinh tế trang trại, hợp tác xã.

Hai là, vÒ 5 vấn đề dân bàn và quyết định trực tiếp. + Cã 4 vấn đề thực hiện tốt là:

- Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phóc lợi công cộng (điện, đường, trường, trạm, nghĩa trang…).

- Xây dựng hương ước, quy ước làng văn hóa, nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh trật tự, bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội.

- Các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với pháp luật của nhà nước.

- Thành lập ban giám sát công trình xây dựng do dân đóng góp.

+ Có 1 vấn đề làm khá là: Tổ chức bảo vệ sản xuất kinh doanh, giữ gìn an ninh trật tự. An toàn giao thông, vệ sinh môi trường và các hoạt động khác trên địa bàn xã, phường, thị trấn, thôn, tổ dân phố.

Ba là, vÒ 9 việc nhân dân tham gia ý kiến, chính quyền cấp xã quyết định.

- Dự thảo Nghị quyết của HĐND xã, phường, thị trấn.

- Dự thảo quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tÕ xã hội dài hạn, hàng năm, phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế phát triển ngành nghề của xã, phường, thị trấn.

- Dự thảo đề án phân vạch điều chỉnh địa giới hành chính xã, đề án chia tách, thành lập thôn.

- Dự thảo kế hoạch triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn xã,phường, thị trấn.

- Chủ trương, phương án đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng cơ sở tái định cư.

- Những công việc khác mà chính quyền xã thấy cần thiết.

+ Có 3 vấn đề làm khá:

- Dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ở địa phương và việc quản lý sử dông có hiệu quả quỹ đất công Ých của xã,phường, thị trấn.

- Phương án quy hoạch khu dân cư, đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới, kế hoạch, dự án huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do xã quản lý.

- Giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

Bốn là, vÒ 11 việc dân giám sát, kiểm tra:

+ Có 8 vấn đề làm tốt là:

- Hoạt động của chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội và tổ chức nghề nghiệp ở xã, phường, thị trấn.

- Kết quả thực hiện nghị quyết của HĐND và quyết định, chỉ thị của UBND xã, phường, thị trấn.

- Hoạt động và phẩm chất đạo đức của chủ tịch HĐND và chủ tịch UBND, hoạt động của đại biểu HĐND, của cán bé UBND và cán bộ, công chức hoạt động tại địa phương.

- Giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân.

- Dự toán và quyết toán ngân sách xã, phường, thị trấn.

- Quá trình tổ chức thực hiện công trình, kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình do nhân dân đóng góp xây dựng và các chương trình dự án do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư tài trợ trực tiếp cho xã, phường, thị trấn.

- Thu, chi các loại quỹ và lệ phí theo quy định của nhà nước, các khoản đóng góp của nhân dân.

- Việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi, chăm sóc, giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội.

+ Có 01 việc làm khá là: Các công trình của cấp trên triển khai trên

địa bàn xã, phường, thị trấn có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, an ninh, trật tự, văn hóa - xã hội, vệ sinh môi trường và đời sống của nhân dân địa phương.

Về kÕt quả thực hiện các quy chế, quy ước dân chủ do xã soạn thảo và ban hành sau khi được sự đóng góp của nhân dân ở thôn xóm, tổ dân phố.

Một sè quy chế, quy ước thực hiện tốt như:

- Quy chế dân chủ về công khai tài chính.

Đây là vấn đề được đông đảo nhân dân quan tâm. Thực hiện quy chế này, UBND và các đoàn thể đã thực hiện đều đặn chế độ kiểm tra, báo cáo cấp trên về thu - chi tài chính của địa phương. Hàng quý, cơ quan tài chính Quận, Huyện kiểm tra sổ sách, chứng từ. Thường trực HĐND xã phường, thị trấn kiểm tra theo định kỳ để báo cáo công khai với HĐND trong kỳ họp và trong các cuộc tiếp xóc giữa cử tri với đại biểu HĐND.

Các dự án nhà nước thu hồi đất đai, thanh toán tiền đền bù giải phóng mặt bằng đều được thông báo trực tiếp hoặc công khai trên đài truyền thanh, bằng niêm yết văn bản tại trụ sở UBND xã và hội trường thôn, tổ dân phố để dân biết. Mặt khác, gửi các phương án đến từng hộ gia đình có liên quan để nhân dân biết họ được hưởng đền bù như thế nào, có đúng với thực tế và qui định hay không.

Các chủ trương và chỉ tiêu về huy động quỹ lao động công Ých, quỹ phòng chống lụt bão, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ từ thiện, ủng hộ đồng bào vùng bị bão lụt, quỹ hỗ trợ an ninh hoặc huy động đóng góp xây dựng đường làng ngõ xóm v.v… đều được thông báo để nhân dân biết và bàn biện pháp thực hiện. Khi thu tiền đều có biên lai tài chính, thu xong nép vào kho bạc nhà nước, đưa vào ngân sách địa phương. Kết quả huy động các loại quỹ đều được thông báo công khai để nhân dân biết và kiểm tra.

- Quy chế tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo.

Các quy định về tiếp công dân đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND, đã bố trí phòng tiếp dân thuận tiện. Các đồng chí lãnh đạo và cán bộ thường trực tiếp dân theo lịch hàng tuần. Nhìn chung đã thực hiện được việc cử cán bộ tiếp dân phải là người có uy tín, trung thực, có năng lực giải thích và giải quyết các vấn đề nhân dân nêu ra trong mỗi buổi tiếp dân. Những nội dung nhân dân phản ánh đều được ghi vào sổ sách, phân công cán bộ các ban ngành chức năng xem xét giải quyết.

Ngoài ra, các cấp ủy Đảng còn đặt hộp thư tiếp nhận ý kiến đóng góp của nhân dân; cử một đồng chí bí thư chi bộ phụ trách công tác nắm bắt dư luận xã hội ở địa phương. Việc giải quyết đơn, thư của dân đã được chú trọng hơn, không để tồn đọng hoặc gây phiền hà cho dân. Những đơn, thư vượt thẩm quyền, được chuyển cấp trên giải quyết theo quy định.

Công tác tư pháp - hòa giải - hé tịch đã được coi trọng. Từ năm 1998 đến năm 2003 tỷ lệ giải quyết bình quân đạt 93% sè vô việc mâu thuẫn trong

nội bộ nhân dân và giải quyết khiếu nại, tè cáo. Chủ yếu là tranh chấp đất đai, tài sản thừa kế và hôn nhân gia đình. Nhờ coi trọng công tác hòa giải, nên việc thực hiện nhiệm vụ tiếp dân, giải quyết đơn, thư có nhiều thuận lợi hơn, góp phần ổn định tình hình chung trong Đảng bộ và nhân dân Thủ đô.

- Quy ước về xây dựng nếp sống văn hóa.

Xây dùng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII và gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư". Việc cưới, đã thực hiện trao giấy kết hôn tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn. Tiệc cưới thiết thực phù hợp với từng gia đình; việc tang, thực hiện báo tử kịp thời, linh cữu quàn tại nhà không quá 36 giê; nhạc tang không quá 22 giê; việc lễ hội được thực hiện trang trọng, lành mạnh và tiết kiệm, không phô trương hình thức; việc thực hiện nếp sống văn hóa nơi thờ tự có nhiều tiến bộ. Những biểu hiện mê tín dị đoan hoặc tập tục cũ không phù hợp, được nhân dân đồng tình xóa bỏ. Cuộc vận động không sử dụng thuốc lá đạt kết quả tốt. Cuộc vận động xây dựng nếp sống văn minh gia đình văn hóa có nhiều chuyển biến, tiến bộ, hàng năm số hộ đăng ký hưởng ứng cuộc vận động đạt từ 87% đến 88% trong đó số hộ đạt tiêu chuÈn gia đình văn hóa là 85% đến 86%.

- Quy ước dân chủ về giữ gìn vệ sinh môi trường thôn xóm.

Do dân số cơ học phát triển cộng với tốc độ đô thị hóa nhanh, thành phè đã thường xuyên động viên nhân dân tự giác giữ gìn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, chủ động thành lập Tổ thu gom rác, phong trào phụ nữ và nhân dân không đổ rác ra đường và tổng vệ sinh ngày thứ bảy hàng tuần được duy trì thường xuyên. Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, hội Cựu chiến binh, hội Nông dân đảm nhiệm các đoạn đường Xanh - Sạch - Đẹp, trạm y tế xã, phường, thị trấn tăng cường hoạt động phòng bệnh, phòng dịch, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phÈm, do đó trong nhiều năm qua các xã, phường, thị trấn luôn luôn là đơn vị thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường. Mặt khác, duy trì chế độ

kiểm tra chéo, bình xét biểu dương kịp thời nên phong trào nhìn chung được giữ vững. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác xã hội hóa vệ sinh môi trường của thành phè Hà Nội còng gặp những khó khăn, do đó để chủ động thực hiện việc xã hội hóa vệ sinh môi trường, các xã, phường, thị trấn đã chủ động ký hợp đồng với các công ty môi trường đảm nhận toàn bộ phần thu gom, vận chuyển rác. Đặc biệt, có xã, phường, thị trấn do nguồn ngân sách không đảm bảo cho việc chi trả đã vận động nhân dân đóng góp hàng tháng để các xã, phường, thị trấn thanh toán trả công ty. Sè tiền đó đã được Hội nghị đại biểu nhân dân xã bàn bạc và quyết định nâng mức đóng góp theo quy định của thành phố từ 800đ lên 1.500đ/người/tháng được nhân dân trong xã, đồng tình, hưởng ứng và tích cực thực hiện.

- Quy ước dân chủ về hoạt động của Ban thanh tra nhân dân.

Các xã, phường, thị trấn thành lập Ban thanh tra nhân dân. Đã phát huy trách nhiệm chính trị trong nhiệm vụ, cùng với HĐND thực hiện chức năng giám sát các hoạt động chung của địa phương. Nh giám sát các khoản thu chi tài chính, thu các sắc thuế, lệ phí, giám sát việc thực hiện chính sách xã hội v.v... Tích cực nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các tầng líp nhân dân, tham mưu cho lãnh đạo Đảng ủy, chính quyền xã, phường, thị trấn trên mét số lĩnh vực như việc quản lý nhà nước trong giám sát chất lượng xây dựng các công trình, phòng chống tệ nạn xã hội, hoặc các trường hợp lấn chiếm đất công xây dựng trái phép.

Những kết quả về kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng trong kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở thành phố Hà Nọio.

Theo báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bé thành phè khóa XIII trình Đại hội đại biểu lần thứ XIV Đảng bộ thành phè Hà Nội trong 5 năm 2001- 2005 đánh giá:

Bình quân 5 năm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 11,1%/ năm, thực hiện cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vô - nông nghiệp, chó trọng phát triển dịch vụ để chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô theo hướng dịch vô - công nghiệp - nông nghiệp. Công nghiệp và dịch vụ tăng trưởng nhanh, chất lượng, trình độ các ngành kinh tế được nâng lên, quan hệ giữa các ngành kinh tế bước đầu có sự thay đổi về chất, hiệu quả và sức cạnh tranh của kinh tế Thủ đô được cải thiện.

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 19%/ năm, sản phẩm công nghiệp phong phú hơn, bước đầu hình thành một sè ngành công nghiệp mới, huy động vốn đầu tư, khai thác các khu công nghiệp tập trung, và xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ.

Các ngành dịch vụ được mở rộng, chất lượng từng bước được nâng lên, giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng bình quân 10,5%/ năm, mét số lĩnh vực phát triển khá, ứng dụng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu hội nhập của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế.

Nông nghiệp được tăng cường đầu tư và phát triển, hiệu quả sản xuất có tiến bộ; cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các nghành chăn nuôi, thủy sản, các loại nông sản, hàng hóa có chất lượng và giá trị cao, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, hình thành một số mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Tăng mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, đặc biệt là hệ thống kênh, mương, đường giao thông, hỗ trợ phát triển làng nghề, đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng.

Cơ chế chính sách phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN từng bước được xây dựng, bổ sung. Các thành phần kinh tế đều phát triển, doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại, kinh tế hợp tác xã được quan tâm, chỉ đạo.

* Về văn hóa xã hội

- Sự nghiệp giáo dục - đào tạo phát triển. Quy mô, mạng lưới giáo dục - đào tạo ngày càng mở rộng, chất lượng giáo dục - đào tạo có tiến bộ; phổ cập trung học cơ sở được duy trì, phổ cập trung học phổ thông đạt 75% thanh niên

Một phần của tài liệu luận văn kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 74)