ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ

Một phần của tài liệu luận văn kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 105 - 110)

ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ

Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam qui định: "Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương

bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên" [26]. Theo đó, HĐND là cầu nối giữa nhân dân và các cơ quan nhà nước, HĐND vừa đại diện cho nhân dân địa phương, vừa đại diện cho quyền lực nhà nước.

Trong điều kiện hiện nay, khi chóng ta đang phân cấp và giao quyền mạnh cho chính quyền địa phương, cơ sở trong quản lý nhà nước vừa đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của việc thực hiện các chính sách, pháp luật thì vai trò đại diện cho nhân dân ở địa phương, cơ sở ngày càng có ý nghĩa quan trọng.

HĐND có các chức năng cơ bản là quyết định và giám sát việc thực hiện các quyết định của HĐND. Các chức năng của HĐND được pháp luật qui định. Từ Điều 29 đến Điều 34 của Luật tổ chức HĐND và UBND gồm qui định về nhiệm vụ quyền hạn trong lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội và đời sống, khoa học, công nghệ và môi trường, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, chính sách dân téc, chính sách tôn giáo, thi hành pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính của HĐND.

Với chức năng và nhiệm vụ trên, cần phân cấp mạnh hơn cho HĐND, để HĐND có quyền quyết định những vấn đề gắn với địa phương, theo qui định của pháp luật. Tính chất của quyền lực được phân cấp này thể hiện vai trò tự quản theo pháp luật của HĐND.

Để thực hiện rõ hơn vai trò tự quản theo pháp luật của HĐND cấp xã cần xác định rõ thêm quyền hạn của HĐND cấp xã không chỉ miễn nhiệm, bãi nhiệm mà còn có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do HĐND bầu ra, không chỉ giám sát cơ quan hành chính cùng cấp mà còn có quyền giám sát những công việc do cấp trên thực hiện trên địa bàn xã, phường, thị trấn.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND cấp xã thì chóng ta phải tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy của HĐND cấp xã.

Thực tế, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cho thấy: đối với HĐND cấp xã chưa thực sự được coi trọng đúng mức trong công tác chuẩn bị kỳ họp, nội dung thảo luận, nghị quyết trong kỳ họp nhiều trong khi đó thời gian cho mỗi kỳ họp chưa tương xứng, các kỳ họp đều bàn, thảo luận, đều xác định phương hướng giải pháp, công việc phải làm, cơ quan phải chịu trách nhiệm nhưng chưa có biện pháp xử lý cụ thể nếu cơ quan, cá nhân có trách nhiệm không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các yêu cầu của HĐND. HĐND chỉ mới dừng lại ở vai trò là cơ quan đại diện chứ chưa thực hiện hết chức năng, vai trò là cơ quan quyền lực của nhà nước ở địa phương, cơ sở. Bên cạnh đó việc trả lời chất vấn của các ban ngành có liên quan đến quyền và lợi Ých của công dân, liên quan đến việc thực thi quyền lực nhà nước còn chung chung, chưa thực sù tập trung vào việc làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân và chưa có những biện pháp khắc phục hoặc khả thi đối với những vấn đề mà đại biểu HĐND chất vấn, nhân dân quan tâm và kiến nghị.

Do vậy, để nâng cao chất lượng hơn nữa của kỳ họp HĐND cấp xã, đảm bảo HĐND cấp xã vừa là cơ quan quyền lực của nhà nước ở địa phương vừa thực hiện có hiệu quả các chức năng của mình, đảm bảo thực hiện nghiêm túc là những người đại diện cho cử tri và nhân dân trong địa phương của mình thì HĐND kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng kỳ họp của HĐND cấp xã: như làm tốt công tác chuẩn bị kỳ họp HĐND nhất là chuẩn bị những nội dung báo cáo, tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết… của HĐND tại kỳ họp, trên cơ sở đó cung cấp đầy đủ những thông tin cho các đại biểu HĐND nghiên cứu, đánh giá, so sánh thực hiện nhiệm vụ của HĐND với thực tiễn để đóng góp và đề ra những phương hướng giải pháp thực hiện nhiệm vụ của HĐND. Mặt khác, có kế hoạch tuyên truyền, đưa tin về kỳ họp của HĐND để thu hót sự chú ý của nhân dân, phối hợp tốt giữa HĐND, MTTQ, UBND và các cơ quan chức năng liên quan, nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng đại biểu HĐND, tăng cường các điều kiện đảm bảo cho hoạt động của HĐND, đại biểu HĐND. Để tổ chức và hoạt

động của HĐND cấp xã có hiệu lực, hiệu quả trước hết cần có một số yêu cầu sau:

- Đối với đại biểu HĐND như phần trên đã nói, cần phải nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng đại biểu HĐND. Theo Điều 3 Luật bầu cử đại biểu HĐND 2003 có nêu: "Chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND phô thuộc vào năng lực, phẩm chất, tinh thần trách nhiệm của bản thân đại biểu, mặt khác còn phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến tổ chức, hoạt động chung của HĐND như phương thức làm việc, cơ sở pháp lý về hoạt động ban hành nghị quyết, về hoạt động giám sát…" [32]. Nh vậy, để thực hiện phân tích, đánh giá và theo dõi quá trình đổi mới, tổ chức, hoạt động của HĐND phải đề cập tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND.

- Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của các nghị quyết của HĐND: chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của các nghị quyết của HĐND là phương hướng, mục tiêu của chương trình, kế hoạch nhằm đổi mới tổ chức, hoạt động của HĐND. Chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của nghị quyết HĐND phô thuộc và quá trình chuẩn bị, xây dựng dự thảo nội dung nghị quyết, tính khách quan và khả năng thực thi của nghị quyết; chất lượng các đại biểu HĐND, các cơ quan và đội ngò cán bộ, công chức của HĐND, công tác chuẩn bị kỳ họp và phương thức thực hiện, điều hành kỳ họp.

Để đảm bảo thực hiện chức năng là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương thì việc đảm bảo để nghị quyết HĐND thực hiện có hiệu lực là vấn đề quan trọng để đưa nghị quyết của HĐND vào thực tiễn địa phương, cơ sở. Hiệu lực của các nghị quyết HĐND là mức độ chấp hành nghiêm chỉnh, chính xác các nghị quyết đó của các đối tượng hữu quan trong một không gian thuộc phạm vi lãnh thổ và thời gian từ khi nghị quyết đó có hiệu lực.

Còn hiệu quả của nghị quyết của HĐND là kết quả thu được sau khi nghị quyết đó có hiệu lực, là sự chuyển biến của trạng thái tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội so với trước khi có nghị quyết hoặc các kết quả cụ thể có thể định hướng so với chi phí bỏ ra.

Do vậy, việc nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả của các nghị quyết HĐND là chỉ số tổng hợp. Nó hội tô, tập trung, phản ánh đầy đủ, toàn diện và chất lượng nhất toàn bộ quá trình, nội dung, mức độ đổi mới tổ chức, hoạt động của HĐND.

- Phải nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các hoạt động giám sát của HĐND: Hoạt động giám sát là chức năng cơ bản của HĐND vì vậy việc nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát là để đảm bảo cho nghị quyết của HĐND được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả hay không, nghị quyết HĐND có phù hợp thực tiễn hay không. Thông qua hoạt động giám sát của đại biểu HĐND để đảm bảo cho quyền lực của HĐND được thực thi, tạo nên vị thế, uy tín cho HĐND. Để làm được điều đó thì trước hết mỗi đại biểu HĐND phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật, nắm vững các chủ trương, chính sách của đảng, nắm vững tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và nghị quyết của HĐND để từ đó xác định trọng tâm, nội dung giám sát, phương pháp giám sát, thời gian giám sát thích hợp, đổi mới hình thức giám sát,… Đặc biệt là đổi mới nội dung, hình thức giám sát, đổi mới chế độ tiếp dân của đại biểu HĐND, đổi mới chế độ tiếp xúc cử tri theo chuyên đề, bằng nhiều hình thức tiếp cận với cử tri … để từ đó nắm bắt tâm sự, nguyện vọng của các tầng líp nhân dân, nắm bắt được vấn đề thực thi nghị quyết của HĐND của các cơ quan nhà nước. Có nh vậy thì các đại biểu HĐND mới chất vấn được các cơ quan nhà nước mét cách sát thực, giải quyết tốt các vấn đề chất vấn và giám sát của HĐND.

Như vậy, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân,

vì dân là yêu cầu khách quan, cấp bách. Đảm bảo quyền làm chủ thực sự của nhân dân thông qua hình thức dân chủ đại diện.

Việc đổi mới tổ chức, hoạt động của HĐND cấp xã đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ, nhiều giải pháp liên quan đến toàn bộ tổ chức và hoạt động của HĐND cấp xã bao gồm: đổi mới tổ chức cơ quan HĐND, nâng cao chất lượng hoạt động kỳ họp, hoạt động đại biểu HĐND, chức năng quyết định, giám sát của HĐND, bảo đảm các điều kiện vật chất và thông tin cho hoạt động HĐND. Đặc biệt phải tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa HĐND và các cơ quan nhà nước còng như MTTQ Việt Nam và các đoàn thể, tổ chức xã hội nhằm đảm bảo phát huy quyền làm chủ của nhân dân và có sự phối hợp giữa quyền làm chủ của nhân dân với quyền làm chủ thông qua các tổ chức đó.

Để đảm bảo thực hiện các nội dung và yêu cầu đổi mới về tổ chức và hoạt động của HĐND xã như các nội dung nêu trên. Thì trước hết phải đổi mới nhận thức về vị trí, vai trò của HĐND xã để đảm bảo nó vừa là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương thực hiện vai trò tự quản theo pháp luật. Mặt khác, phải biến những quan điểm, chủ trương đổi mới tổ chức và hoạt động của HĐND nhất là HĐND cấp xã thành quyết tâm chính trị của cả hệ thống chính trị với những lé trình cụ thể, đồng thời kiểm tra, theo dõi, tổng kết thực tiễn đổi mới hoạt động của HĐND cấp xã để điều chỉnh bổ sung kịp thời.

Một phần của tài liệu luận văn kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 105 - 110)