ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC ĐOÀN THỂ NHÂN DÂN

Một phần của tài liệu luận văn kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 119 - 122)

TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC ĐOÀN THỂ NHÂN DÂN

- MTTQ và các đoàn thể nhân dân hoạt động theo điÒu lệ của mình, có chức năng nhiệm vụ khác nhau nhưng đều hướng vào mục tiêu chung là vận động nhân dân hăng hái thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xây dùng đời sống văn hóa - xã hội, chấp hành tốt đường lối, chính sách, pháp luật và tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Đối với vấn đề thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, MTTQ và các đoàn thể nhân dân đóng vai trò cực kỳ quan trọng, theo đó MTTQ và các đoàn thể có nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục rộng rãi trong đoàn viên, hội viên và nhân dân về quy chế dân chủ ở cơ sở; MTTQ và các đoàn thể phối hợp với chính quyền trong việc thực hiện và giám sát thực hiện các quy chế dân chủ ở cơ sở. Có thể nói rằng, nếu không có sự tham gia tích cực của các đoàn thể nhân dân thì không thể thực hiện được quy chế dân chủ ở xã.

Để triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, MTTQ ở cơ sở có vai trò quan trọng là cùng tổ chức đảng, chính quyền xây dựng quy chế tiếp dân định kỳ; MTTQ là "sợi dây" kết dính" giữa Đảng với nhân dân.

- Đối với đội ngò cán bộ MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở. Đội ngò cán bộ của MTTQ và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở hầu hết đều trưởng thành từ môi trường giáo dục và rèn luyện trong nhà trường XHCN. Đại bộ phận có trình độ phổ thông trung học, một số Ýt có trình độ cao đẳng, đại học, nhiều cán bộ cơ quan nhà nước về hưu, bộ đội xuất ngò được nhân dân tín nhiệm bầu vào chức vụ chủ chốt của MTTQ và các đoàn thể nhân dân. Tuy nhiên, đội ngò cán bộ MTTQ và các đoàn thể ở cơ sở còn có những hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, về trình độ học vấn, trong khi đó trình độ của quần

chúng được nâng lên rất nhiều và công tác vận động quần chúng của thời đổi mới cũng có những yêu cầu cao hơn so với trước. Sù yếu kém về trình độ, sự nhận thức không đầy đủ về trách nhiệm của người cán bộ dân vận, cùng sự thiếu nhiệt tình của cán bộ các đoàn thể đã làm cho các tổ chức MTTQ và các đoàn thể ở cơ sở trở nên quan liêu, xa dân, hiệu quả và chất lượng hoạt động không cao.

Hiện nay, trong Quyết định 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/1/2004 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định tại Điều 6 như sau: "Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quocó Việt Nam: không quá 60 tuổi đối với nam, không quá 55 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu"; hoặc đối với chức danh Chủ tịch hội Cựu chiến binh: "Không quá 65 tuổi khi tham gia chức vụ"; hay còn quy định tiêu chuẩn về học vấn: "Có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên ở khu vực đồng bằng, tốt nghiệp tiểu học trở lên ở khu vực miền núi" [7].

Như vậy, đội ngò cán bộ MTTQ, các đoàn thể được quy định trình độ, độ tuổi... sẽ phần nào hạn chế thực hiện nhiệm vụ chính trị tại cơ sở, nhận thức không đầy đủ các quan điểm, đường lối, chính sách, sẽ gây khó khăn cho hoạt động cơ sở. Đặc biệt đối với các tỉnh thành phố lớn cần nâng cao tiêu chuẩn cán bộ MTTQ và các đoàn thể, hạn chế những người cao tuổi, những người đã nghỉ hưu tham gia vào vị trí chủ chốt của MTTQ và các đoàn thể để đáp ứng nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới, công cuộc đổi mới của đất nước.

Công tác kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức nhất là giám sát cán bộ chính quyền cấp cơ sở là một việc làm hết sức quan trọng, góp phần vào xây dựng xã hội của dân, do dân và vì dân, góp phần vào cuộc đấu tranh phòng chống tham nhòng, lãng phí và nhất là nâng cao tinh thần làm chủ của nhân dân trong thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của mình. Thông qua hoạt động giám sát của MTTQ, các đoàn thể, thanh tra nhân dân và các tầng líp nhân

dân trong xã hội để giám sát cán bộ, đảng viên công tác tại xã, tại địa bàn cụm dân cư trong thực thi quyền lực công.

Trong Nghị quyết liên tịch số 05/ 2006/ NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 21/4/2006 của chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam về việc ban hành qui chế "Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giám sát cán bộ, công chức, đảng viên ở khu dân cư". Đây là một chủ trương mới, tiến hành làm thí điểm tại một số xã, phường của thành phè Hà Nội, Thành phè Hồ Chí Minh và các tỉnh Ninh Bình, Quảng Bình và Tiền Giang. Tuy nhiên theo tôi đây là hoạt động giám sát của MTTQ và nhân dân nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở, nâng cao trách nhiệm, đạo đức của cán bộ, đảng viên và đặc biệt là nâng cao vai trò làm chủ của nhân dân trong xây dùng nhà nước pháp quyền XHCN.

Thông qua hoạt động giám sát của MTTQ giúp cho tổ chức, cá nhân nâng cao ý thức, trách nhiệm, gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những qui định ở khu dân cư, phát hiện những nhân tố mới, khuyến khích mặt tích cực, kiến nghị biểu dương khen thưởng người tốt, việc tốt.

Thông qua hoạt động giám sát giúp cho cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và tổ chức đứng trên địa bàn cấp xã nắm chắc hơn tình hình cán bộ công chức, đảng viên thuộc diện mình quản lý về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, quan hệ với dân trên cơ sở đó có hướng bồi dưỡng, sử dông cán bộ tốt hơn, phòng ngõa, ngăn chặn những hành vi tiêu cực, quan liêu xa dân, thiếu trách nhiệm với dân, kịp thời giáo dục, xử lý những cán bộ, công chức, đảng viên có sai phạm, góp phần đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham nhòng, quan liêu, lãng phí, làm trong sạch đội ngò cán bộ, công chức, đảng viên.

Thông qua hoạt động giám sát góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của tổ chức, nhất là những tổ chức giải quyết những việc trực tiếp liên quan đến quyền lợi người dân.

Đặc biệt, thông qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội để nâng cao vai trò và trách nhiệm của MTTQ, các tổ chức thành viên và nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân.

Một phần của tài liệu luận văn kết hợp dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp trong thực hiện quy chế dân chủ ở xã trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 119 - 122)