1. Về kinh tế
1.1 Những thành tựu
1.1.1 Về tăng trưởng kinh tế
- Mặc dù là địa bàn phát triển chủ lực là nông nghiệp và là huyện mới chia tách, kết cấu hạ tầng cịn yếu kém, đơ thị kém phát triển, kinh tế trên địa bàn Huyện vẫn đảm bảo mức tăng trưởng nhanh so với vị trí kinh tế hiện trạng là huyện nông nghiệp; tốc độ tăng trưởng GDP trong 5 năm 2006-2010 đạt 13,1%/năm; đây là mức tăng trưởng rất cao so với địa bàn kinh tế nông nghiệp và đảm bảo huyện Mỏ Cày Bắc tiếp cận với mặt bằng phát triển trung bình của tồn tỉnh. Các phát triển trên nhờ vào sự nỗ lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển ổn định nông nghiệp, tập trung tăng tốc khu vực cơng thương nghiệp.
Thu nhập bình qn đầu người tăng nhanh tương ứng, bình qn 14,0%/năm, nếu tính theo giá hiện hành từ 5,3 triệu đồng năm 2005 lên 13,6 triệu đồng năm 2010 (tương đương 703 USD theo giá so sánh), cho thấy đời sống nhân dân đã được cải thiện nhanh.
Việc khai thác hiệu quả đất đai và tăng năng suất lao động, ứng dụng các tiến bộ khoa học trong canh tác dừa, cây ăn trái, rau màu, hoa kiểng, chăn nuôi, nâng cấp hệ thống thủy lợi, xây dựng các tuyến giao thông trục thủy bộ và kết cấu hạ tầng khác, bước đầu phát triển đô thị trung tâm huyện… đã thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn Huyện.
1.1.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu thành phần kinh tế
- Cơ cấu các ngành kinh tế bắt đầu khởi động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng dịch vụ. Tỷ trọng khu vực 1 từ 64,4% năm
2005 dự báo giảm còn 51,5% năm 2010; khu vực 2 từ 9,5% lên 17,3%, khu vực 3 từ 26,1% lên 31,2%.
- Cơ cấu lao động nghề nghiệp tuy chuyển dịch chậm hơn cơ cấu kinh tế
nhưng bước đầu cho thấy có sự gia tăng tỷ lệ lao động khu vực 2 và khu vực 3 trong cơ cấu lao động nghề nghiệp.
- Chuyển dịch cơ cấu các thành phần kinh tế: tiềm năng, nguồn lực của thành phần kinh tế tư doanh, kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế khác ngày càng phát triển. Đến năm 2010, kinh tế tư doanh chiếm lĩnh hầu hết; kinh tế Nhà nước chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ qua cung ứng điện và dịch vụ bưu chính viễn thơng.
Khu vực nơng nghiệp vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng chung ở mức khá
(6,4%/năm) trên cơ sở phát huy thế mạnh kinh tế vườn và chăn nuôi, rau màu, không ngừng tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác, đang hướng đến mục tiêu hiệu quả - chất lượng - bền vững và đa dạng hóa hệ thống canh tác.
Khu vực công nghiệp - xây dựng tuy chiếm tỷ trọng còn thấp nhưng đã tăng
trưởng rất nhanh trong thời gian gần đây, góp phần vào tăng trưởng chung.
Khu vực dịch vụ có bước chuyển dịch tích cực theo q trình phát triển đơ thị
huyện lỵ và phát huy vị trí giao lưu đầu mối đối với các huyện lân cận hướng về TP Bến Tre, đồng bộ với quá trình phát triển kinh tế và theo hướng đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày càng đa dạng về sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư, đồng thời ngày càng phát triển giao lưu kinh tế.
1.1.4. Phát triển kết cấu hạ tầng
Trong 10 năm qua, ngoài tuyến QL.60, QL.57, ĐT.882 do ngân sách cấp trên đã và đang đầu tư, các cơng trình giao thơng nơng thơn trên địa bàn huyện cũng đã được tích cực xây dựng. Lĩnh vực phát triển các khu dân cư đô thị và nông thôn cũng bước đầu đạt nhiều thành quả khả quan. Hệ thống thủy lợi về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu kiểm soát triều, mặn và điều tiết nội đồng cho từng đối tượng hệ thống canh tác cụ thể. Các lĩnh vực cấp điện nước, bưu chính viễn thơng cũng được chú trọng đầu tư.
1.1.5. Năng lực đầu tư và phát triển
Thu ngân sách nhà nước tăng nhanh (41,6%/năm), đồng thời Huyện đã có nhiều giải pháp để khai thác các nguồn thu và chỉ đạo điều hành có hiệu quả trong sản xuất-kinh doanh để tạo nguồn thu cho ngân sách, đáp ứng một phần nhu cầu chi trong bối cảnh mới chia tách huyện đồng thời kinh tế chủ lực trên địa bàn vẫn là nông nghiệp; chi ngân sách ngân sách địa phương tăng tương ứng. Ngân sách nhà nước tiếp tục được cơ cấu lại theo hướng tích cực và hiệu quả hơn.
Tổng nguồn vốn đầu tư tồn xã hội tăng bình qn 26,0%/năm, tương đương 17,1% GDP. Đã huy động được nhiều nguồn vốn đáp ứng yêu cầu đầu tư cho phát triển kinh tế -xã hội; việc phân bổ vốn đầu tư từ nguồn ngân sách được tập trung hơn, cơ cấu vốn đầu tư đã hướng vào các mục tiêu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất - kinh doanh.
1.2. Những tồn tại
1.2.1. Tăng trưởng nhanh nhưng kinh tế hiện trạng còn dựa vào phát triển khu vực 1, chuyển dịch cơ cấu chưa ổn định.
Về cơ bản huyện Mỏ Cày Bắc vẫn là vùng phát triển nông nghiệp: trong cơ cấu kinh tế, nơng nghiệp cịn chiếm 51,5%; tăng trưởng nhanh của khu vực 2 (đặc
biệt là ngành xây dựng) chủ yếu dựa vào đầu tư ngân sách các cơng trình trên địa bàn. Do quỹ đất nơng nghiệp đã bão hịa, tiềm năng tiếp tục tăng trưởng nhanh của toàn nền kinh tế sẽ dần dần bị hạn chế nếu khơng có những biện pháp tích cực cải thiện chất lượng, hiệu quả sản xuất trong khu vực 1 cũng như nếu khơng tích cực thúc đẩy đầu tư cấp trên vào các cơng trình trọng điểm khu vực 2 và 3 trên địa bàn (khu cơng nghiệp, bến hàng hóa, chợ đầu mối, đơ thị và kết cấu hạ tầng).
1.2.2. Kết cấu hạ tầng chưa hình thành mạng hồn chỉnh và đều khắp, đơ thị còn nhỏ phân tán
Tuy trên địa bàn có 3 tuyến giao thơng trục quan trọng nhưng chưa thật sự kết nối liền tuyến và tạo thế đối ngoại thông suốt; hệ thống đường huyện và giao tơng nơng thơn cịn yếu về mặt đáp ứng nhu cầu vận tải; tỷ lệ cấp nước hợp vệ sinh thuộc vào loại thấp so với mặt bằng chung toàn tỉnh. Ngoài ra, trong bối cảnh mới chia tách huyện, khu đô thị trung tâm huyện về thực chất chỉ mang hình thái 1 trung tâm xã lớn, chưa được phát triển các khu chức năng và hiện cịn thiếu nhiều cơng trình hạ tầng đơ thị và các khu dân cư quan trọng.
1.2.3. Các nguồn lực được huy động trong dân chủ yếu chỉ dựa vào nội lực
là chính.
1.2.4. Các cơ sở đảm bảo phát triển chủ động, bền vững và ổn định chưa đủ
Hệ thống canh tác trên địa bàn hiện đang trong quá trình chuyển dịch (chủ yếu từ mía và lúa sang dừa và ca cao) và cần 3-5 năm để đi vào phát triển ổn định. Phát triển kinh tế trên địa bàn huyện phụ thuộc rất nhiều vào các cơng trình đầu tư cấp trên trên địa bàn (đặc biệt là khu công nghiệp Thanh Tân). Hiện hệ thống thủy lợi và các kết cấu hạ tầng liên quan tuy đã phục vụ sản xuất và đời sống ở mức độ cơ bản nhưng vẫn chưa chủ động hoàn toàn trong việc ngăn mặn và cấp ngọt trong phạm vi vùng lớn, chưa đủ năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu.
2. Về xã hội
2.1. Những thành tựu
2.1.1. Nghèo đói
Trong các năm qua Huyện đã tập trung xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm, hạ thấp tỷ lệ tăng dân số, tạo cơ hội cho người dân tiếp cận được các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa từng bước cải thiện đời sống.
Trên địa bàn Huyện đã thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống một số bệnh xã hội, dịch bệnh nguy hiểm và HIV/AIDS; xóa đói giảm nghèo và việc làm; dân số và kế hoạch hóa gia đình; nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; giáo dục và đào tạo; bước đầu đạt được nhiều kết quả khả
quan.
Huyện đã quan tâm thực hiện nhiều giải pháp xóa nghèo như cho vay vốn sản xuất, lồng ghép các chương trình mục tiêu trên địa bàn, động viên mọi người cùng tham gia cơng tác xóa đói giảm nghèo..., giảm tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 10,2% năm 2010.
2.1.2. Các hoạt động cơ bản về văn hóa - xã hội trên địa bàn Huyện