Phát triển nhanh và đồng bộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn

Một phần của tài liệu MoCayBac (tong hop) potx (Trang 78 - 80)

III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN

1. Phát triển nhanh và đồng bộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn

- Phát triển nơng nghiệp tồn diện, đến năm 2015 về cơ bản hoàn tất chuyển đổi cơ cấu canh tác và sau năm 2020 tập trung vào nâng chất phát triển các hệ thống canh tác này về cơ cấu, chất lượng, hiệu quả sản xuất trên cơ sở mặt hàng chủ lực là dừa, trái cây, heo, bò; kết hợp với ca cao, giống hoa - kiểng, rau màu nhằm tạo

sản phẩm hàng hóa quy mơ tập trung, đạt chất lượng đáp ứng yêu cầu thị trường và là cơ sở đảm bảo phát triển bền vững.

Chuyển đổi vườn cây ăn trái hiệu quả thấp (chủ yếu là cây có múi) và diện tích lúa, mía phân tán sang hệ thống canh tác dừa - ca cao

Tập trung xây dựng các vùng chuyên bưởi da xanh; phát triển ở quy mơ thích hợp các loại vườn hỗn hợp, vườn đặc sản khác, đặc biệt là các vườn chôm chôm, sầu riêng, măng cụt tại các xã phía Tây

Tại các làng nghề hoa kiểng, ổn định và nâng chất nghề sản xuất cây giống, đồng thời tập trung chuyển dần sang phát triển nghề hoa kiểng theo hướng nâng giá trị sản phẩm và liên kết với các làng nghề huyện Chợ Lách

Xây dựng vùng rau an toàn tiến đến đạt tiêu chuẩn Viet GAP tại các xã phía Nam trên cơ sở tận dụng thế mạnh về tập quán và nguồn nguyên liệu đất sạch (mụn dừa)

Tăng cường xử lý sau thu hoạch đối với các nông sản phẩm

Tiếp tục phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng tăng tỷ trọng nuôi tập trung, nuôi trang trại kết hợp đảm bảo mơi trường và vệ sinh phịng dịch với con nuôi chủ lực là heo (các xã phía Bắc), bị (các xã phía Nam), gia cầm.

Phát triển nuôi thủy sản mương vườn theo tiến độ chuyển đổi cơ cấu vườn dừa, hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi và đảm bảo kiểm soát nguồn lợi thủy sản trên sơng rạch; phát triển một số diện tích ni cá da trơn thâm canh theo quy hoạch chung của tỉnh

Tiếp tục hoàn chỉnh nâng cấp hệ thống thủy lợi trên cơ sở ngăn mặn theo vùng lớn và kiểm soát nội đồng tiến đến kết nối nguồn nước ngọt tồn vùng trong khoảng 2020

Khuyến khích phát triển các hình thức trang trại, đồng thời xây dựng và phát triển các mơ hình hợp tác hóa kiểu mới, các mơ hình làng nghề, liên kết sản xuất - kinh doanh.

- Kết hợp các ngành chức năng tỉnh - huyện và doanh nghiệp nhanh chóng giải phóng đền bù đất đai cho Khu cơng nghiệp Thanh Tân; kêu gọi đầu tư hạ tầng và bước đầu đưa các cơ sở sản xuất công nghiệp vào hoạt động.

Xây dựng cụm công nghiệp Khánh Thạnh Tân, Hịa Lộc, Tân Thành Bình nhằm đón đầu chuyển dịch các cơ sở cơng nghiệp - TTCN quy mô vừa và nhỏ từ TP Bến Tre, TT Mỏ Cày và thu hút phát triển thêm các cơ sở khác sau năm 2015.

Cải thiện tổ chức và từng bước cải tiến cơng nghệ, tích cực kiểm sốt mơi trường tại làng nghề chỉ xơ dừa Khánh Thạnh Tân

Phát triển đa dạng ngành xây dựng (thiết kế, thi công, tư vấn…) trên cơ sở đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng, các cơng trình cơng cộng, cơng trình kinh doanh và nhà ở trong dân

Khu vực công nghiệp - xây dựng sẽ là động lực chủ đạo cho phát triển tồn nền kinh tế nói chung.

Đối với các lĩnh vực, các ngành công nghiệp thu hút đầu tư vào các khu cụm công nghiệp, đặt trọng tâm vào các lĩnh vực chế biến nông sản, thực phẩm và các phụ phẩm, cơ khí sửa chữa máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất nơng nghiệp, đóng sửa tàu và phục vụ dân sinh, gia công tiến đến sản xuất hàng tiêu dùng, các ngành cơng nghiệp hóa học và xăng dầu có liên quan đến vận chuyển đường sơng. Tích cực xúc tiến đầu tư và thương mại công nghệ phẩm; hỗ trợ và vận dụng các cơ chế

chính sách nhằm khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng công nghệ hiện đại và áp dụng chặt chẽ quản lý chất lượng theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế.

Đối với các cơ sở công nghiệp quy mô vừa và nhỏ, hỗ trợ đổi mới công nghệ và trang thiết bị, từng bước mở rộng quy mô công nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp hiện có nhằm chuyển dần sang các sản phẩm có chất lượng cao, hạn chế tác động mơi trường; từng bước di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu vực đô thị - dân cư vào các cụm cơng nghiệp.

- Hình thành trung tâm thương mại cấp huyện tại thị trấn Phước Mỹ Trung và các trung tâm thương mại - dịch vụ chuyên đề: trung tâm nơng sản (có kết hợp chợ vựa trái cây) tại Nhuận Phú Tân; trung tâm hậu cần cơng nghiệp (kết hợp dân cư, giải trí, nghĩ dưỡng) tại Thanh Tân, Thạnh Ngãi; trung tâm dịch vụ tổng hợp (chợ vựa, bến hàng hóa, hậu cần cụm cơng nghiệp) tại Thanh Tân và Tân Thành Bình, có kết hợp vơi một số trung tâm vệ tinh (Tân Phú Tây, Tân Bình, Khánh Thạnh Tân, Hịa Lộc) nhằm phát triển hoạt động thương mại đều khắp địa bàn, trong đó khu vực quan trọng nhất, thể hiện hoạt động thương mại dịch vụ trung tâm và cũng là đầu mối giao lưu kinh tế là trục phát triển Thanh Tân - Ba Vát - Nhuận Phú Tân

Xây dựng chợ vựa trái cây tại Nhuận Phú Tân và Tân Thành Bình kết hợp với bến hàng hóa; đầu tư nâng cấp và xây dựng mới hệ thống chợ; khuyến khích nhân dân chỉnh trang cửa hàng nhằm tăng nhanh mối quan hệ thị trường, liên kết xúc tiến thương mại, tiến đến phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.

Trên cơ sở cảnh quan ven sơng Hàm Lng và vị trí đối trọng với đơ thị TP Bến Tre, thu hút đầu tư xây dựng các điểm, tuyến du lịch và nghĩ dưỡng; đồng thời trên cơ sở các làng nghề hoa kiểng tại Phú Mỹ và Hưng Khánh Trung A, kết hợp với huyện Chợ Lách phát triển tuyến du lịch sinh thái vườn.

Một phần của tài liệu MoCayBac (tong hop) potx (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w