KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu MoCayBac (tong hop) potx (Trang 51 - 54)

Các hoạt động về khoa học, công nghệ trên địa bàn trong thời gian qua bao gồm:

- Trong lĩnh vực nông nghiệp, nghiên cứu ứng dụng và nhân rộng các tiến bộ

khoa học cơng nghệ về giống cây có múi sạch bệnh, triển khai các mơ hình canh tác đạt hiệu quả cao, tập huấn về ứng dụng khoa học kỹ thuật đối với cây ăn trái, kỹ thuật canh tác rau an tồn, chuyển đổi giống mía, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh, xen canh ca cao trong vườn dừa, ứng dụng cơng nghệ sinh học phịng trị bọ cánh cứng hại cây dừa, xây dựng các mơ hình ni trồng kết hợp, sản xuất giống tôm càng xanh

- Trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chủ yếu là cải tiến trang thiết bị, công nghệ chỉ xơ dừa, sử dụng mụn dừa (làm đất sạch, ván dăm, giá thể trồng nấm).

- Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: nghiên cứu và đề xuất giải pháp khắc

phục tình trạng ơ nhiễm nước mặt tại làng nghề Khánh Thạnh Tân, triển khai mơ hình cấp nước cụm dân cư quy mơ nhỏ; nghiên cứu xây hầm và túi ủ biogaz; ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý môi trường và ni trồng thủy sản

Nhìn chung, thơng qua các hoạt động chuyển giao công nghệ, hiệu quả sản xuất đã tăng lên và phát triển sản xuất - đời sống bắt đầu đi vào chiều sâu. Tuy nhiên, hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ trên địa bàn chưa được xây dựng chiến lược dài hạn, các hoạt động còn nhỏ lẻ, hoạt động; việc phối hợp hoạt động khoa học công nghệ giữa các ban ngành chưa đồng bộ, nguồn vốn đầu tư cịn ít, đội ngũ cán bộ khoa học cơng nghệ cịn thiếu về số lượng, chưa đồng bộ về chất lượng.

2. Bảo vệ môi trường

2.1. Hiện trạng mơi trường phân theo loại hình ơ nhiễm

- Đối với nước mặt trên sơng rạch, nhìn chung chất lượng nước đều vượt qua

tiêu chuẩn nước sinh hoạt, chủ yếu đối với chất hữu cơ và vi sinh. Theo kết quả phân tích chất lượng nguồn nước mặt tại địa phương cho thấy ngồi các yếu tố như xuất hiện nguy cơ ơ nhiễm về vi sinh với hàm lượng tổng Coliform dao động từ 2.400 - 240.000 MPN/100ml; chất dinh dưỡng với giá trị Amonia dao động từ 0,12 -2,34 mg/l và Nitrat dao động từ 0,93-3,94 mg/l; chất hữu cơ với giá trị DO dao động từ 1,73 - 3,1 mg/l, BOD5 dao động từ 3 - 11mg/l và COD dao động từ 6 - 49 mg/l; hàm lượng chất thải rắn lơ lửng trong nước cũng khá cao dao động từ 21 - 276mg/l

Đặc biệt tại khu vực Khánh Thạnh Tân, các phân tích trong giai đoạn 2005- 2008 cho thấy nồng độ ơ nhiễm trong nước rị rỉ từ mụn thải vượt hơn tiêu chuẩn cho phép TCVN 5945:1995 về chất rắn lơ lửng (SS) cao hơn 1,4 lần; BOD5 cao hơn

8,5 lần; COD cao hơn 13,2 lần và đặc biệt chỉ tiêu vi sinh vượt hơn rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, nhờ vào các biện pháp tích cực kiểm sốt xử lý chất thải, đến nay tình trạng nhiễm bẩn trên sơng Thơm đã giảm nhiều.

Đối với nước ngầm, phần lớn nước trong các giồng cát đều đang bị ô nhiễm

vi sinh (cao gấp 800 lần mức cho phép), hàm lượng sắt và chlor cao.

- Mơi trường khơng khí ven trục lộ giao thông đô thị, các tuyến đường nơng thơn chưa nhựa hóa, các khu dân cư tập trung bắt đầu bị ô nhiễm về bụi và tiếng ồn. Tại khu vực Khánh Thạnh Tân, ô nhiễm về bụi do mụn dừa ở mức độ cao. Tại khu vực nông thôn, ngoại trừ các ô nhiễm mùi cục bộ tại các cơ sở chăn ni tập trung, tình trạng mơi trường khơng khí cịn tốt.

2.2. Hiện trạng môi trường phân theo vùng

- Tại khu vực đô thị, các vấn đề mơi trường đáng lưu ý là: chưa có bãi rác tập trung được xử lý, chủ yếu là chôn lấp; chưa xử lý triệt để rác thải y tế; chưa có hệ thống thốt nước tại khu vực đô thị và tập trung dân cư; hệ thống nhà vệ sinh công cộng kém;

- Đối với khu vực sản xuất công thương nghiệp, vấn đề môi trường chủ yếu là nước thải và bụi tại làng nghề TTCN Khánh Thạnh Tân.

- Đối với môi trường nông thôn, các vấn đề môi trường đáng lưu ý là: tỷ lệ sử dụng nước máy và tỷ lệ hộ dân có hố xí hợp vệ sinh thấp; ô nhiễm mùi và nước thải - chất thải chăn nuôi tập trung; nhiễm bẩn nước mặt vùng nuôi thủy sản tập trung; dư lượng thuốc trừ sâu gốc chlor trong đất...

2.3. Sự cố môi trường

Các cố môi trường đáng lưu ý là dịch bệnh trên gia cầm và heo

2.4. Tổ chức quản lý môi trường

Hiện nay cấp huyện đã có bộ phận chuyên trách thực hiện chức năng quản lý nhà nước về mơi trường là Phịng Tài ngun và Môi trường, đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong công tác tập huấn, tuyên truyền Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản pháp quy có liên quan; phối hợp với Sở tiến hành kiểm soát, thanh tra, thẩm định cấp giấy phép, giải quyết khiếu nại về môi trường; vận động nhân dân tự xây dựng các hầm, túi biogas xử lý chất thải chăn ni; phối hợp tập huấn chương trình IPM...

Nhìn chung, do là địa bàn chủ lực phát triển sản xuất nơng nghiệp, đơ thị có quy mơ cịn nhỏ, cơng nghiệp chưa phát triển, điều kiện mơi trường tổng quan trên địa bàn cịn tốt trừ khu vực trọng điểm Khánh Thạnh Tân. Tuy nhiên trong bối cảnh phát triển nhanh trong tương lai và các cơng trình quan trọng sẽ được hình thành trên địa bàn (khu công nghiệp Thanh Tân) kết hợp với việc phát triển các kết cấu hạ

tầng, gia tăng đơ thị hóa và bối cảnh biến đổi khí hậu - biển dâng sắp tới, tình hình mơi trường trên địa bàn huyện dự báo sẽ có nhiều biến động phức tạp trên cơ sở dự báo phát thải ngày càng tăng, cần dự kiến và đề xuất giải pháp hạn chế, kiểm soát.

Một phần của tài liệu MoCayBac (tong hop) potx (Trang 51 - 54)