KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BẾN TRE
Sau khi chia tách huyện, huyện Mỏ Cày Bắc được xem là phần lãnh thổ hiện trạng chủ yếu là nông nghiệp và nông thôn (so với huyện Mỏ Cày Nam) và chưa hình thành đơ thị loại V trung tâm huyện, các kết cấu hạ tầng cơ bản còn thiếu và yếu. Tuy nhiên, trong tầm nhìn phát triển tương lai, huyện Mỏ Cày Bắc có thế mạnh là điểm đầu cầu trên trục phát triển QL.60 - cầu Hàm Luông từ TP Bến Tre hướng về cù lao Minh và cũng là một trong các địa bàn dự kiến phát triển công nghiệp trọng điểm của tỉnh thông qua quy hoạch khu cơng nghiệp Thanh Tân. Như vậy vị trí của huyện Mỏ Cày Bắc trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội bao gồm:
- Vùng trọng điểm cung cấp nông sản, thực phẩm cho tiêu dùng dân cư và nguyên liệu nông nghiệp phục vụ công nghiệp chế biến.
- Phát triển khu cơng nghiệp Thanh Tân, tích cực thu hút đầu tư vào khu cơng nghiệp nhằm góp phần quan trọng vào phát triển cơng nghiệp chung tồn tỉnh.
- Phát huy vai trò đầu cầu của cù lao Minh trên tuyến QL.60, phát triển các cơng trình dịch vụ quan trọng: bến hàng hóa, chợ đầu mối nơng sản, các khu du lịch, nghĩ dưỡng, đồng thời cũng phát huy tính trung chuyển về giao lưu kinh tế với các tỉnh, huyện thị phía Nam Cổ Chiên
- Tích cực đầu tư về kết cấu hạ tầng, đơ thị và nơng thơn mới, văn hóa xã hội, giáo dục đào tạo nhằm tiếp cận mặt bằng phát triển chung của tỉnh.
1. Về xác định thế mạnh phát triển là lĩnh vực ưu tiên phát triển
Thế mạnh phát triển kinh tế trên địa bàn Huyện vẫn là nơng ngư nghiệp -ít nhất cho đến 2015-, tuy nhiên vì đây là lĩnh vực ít tạo đột biến về tốc độ tăng trưởng nên cần phải tạo dựng nền tảng cho thế mạnh phát triển thứ 2 là thu hút đầu tư vào khu vực công nghiệp và dịch vụ với tốc độ tăng trưởng cao hơn và chuyển dịch một cách cơ bản cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, cần lưu ý đây là các lĩnh vực phụ
thuộc nhiều vào quy mô, thời điểm và tiến độ đầu tư của cấp trên trên địa bàn (khu cơng nghiệp tập trung, bến hàng hóa và chợ đầu mối nông sản, các trục kết cấu hạ tầng cơ bản, nâng cấp đô thị và xây dựng các khu dân cư vệ tinh công nghiệp) nên tương đối khó xác định động thái tăng trưởng trong tương lai một cách ổn định.
Các lĩnh vực ưu tiên phát triển:
- Khu vực nông ngư nghiệp: chuyển dịch nhanh hệ thống canh tác theo
hướng tăng thêm diện tích hệ thống canh tác dừa - ca cao, giảm dần diện tích lúa và mía, tập trung vào hiệu quả và chất lượng vườn cây ăn trái và lĩnh vực hoa kiểng, mở rộng diện tích rau màu theo hướng tiêu chuẩn hóa, phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng tăng quy mơ ni và đảm bảo vệ sinh phịng dịch
- Khu vực công nghiệp-xây dựng: hoàn thành hạ tầng khu công nghiệp
Thanh Tân, thu hút đầu tư và tạo điều kiện phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu công nghiệp. Phát triển cụm công nghiệp tại Khánh Thạnh Tân, Hòa Lộc và Thanh Tân.
- Khu vực dịch vụ: phát triển hệ thống thương mại tại các trung tâm đô thị và
các loại hình dịch vụ; phát triển hệ thống chợ dân sinh, đặc biệt là chợ đầu mối nơng sản kết hợp với cảng hàng hóa; xây dựng hạ tầng tiến đến hình thành và liên kết các tuyến điểm du lịch, nghĩ dưỡng với điểm nhấn là tuyến du lịch - nghĩ dưỡng ven sông Hàm Luông; chú trọng vận tải trung chuyển trên cơ sở vị trí đầu cầu của cù lao Minh và có vị trí trung chuyển cho khu vực Nam Cổ Chiên.
- Kết cấu hạ tầng: tích cực nâng cấp và phát triển đô thị thị trấn trung tâm
huyện cũng như các trung tâm đơ thị hóa cấp tiểu vùng, các đơ thị vệ tinh công nghiệp; hồn chỉnh kết mạng hệ thống giao thơng kết nối hoàn chỉnh 3 tiểu vùng và kết nối các trung tâm đơ thị hóa; phát triển mạnh hệ thống giao thông thủy bộ đối ngoại; nâng cấp hệ thống thủy lợi theo hướng chủ động về cấp và điều tiết nước theo vùng lớn, ứng phó với biến đổi khí hậu; hồn chỉnh hệ thống cấp điện nước và thông tin liên lạc; đặc biệt là sớm hoàn thành hệ thống cấp nước ngọt tập trung trên tồn địa bàn huyện
- Văn hóa xã hội: hoàn chỉnh hệ thống cơ sở vật chất và nhân lực về giáo
- Mơi trường: tích cực bảo vệ mơi trường khu vực đô thị và đặc biệt là khu
vực cơng nghiệp
- Quốc phịng an ninh: chuẩn bị đất cho các cơ sở quốc phòng theo quy
hoạch chung của tỉnh; đặc biệt là an ninh khu vực cơng nghiệp, đơ thị (là khu vực có nhiều dân vãng lai, nhập cư)
2. Về xác định quy mô và tiến độ phát triển
Do đặc trưng về vị trí, thế mạnh và hiện trạng phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn huyện có nhiều tiềm năng tăng đột phá nhưng lại phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm, quy mô và tiến độ đầu tư cấp trên vào địa bàn cũng như khả năng hấp thụ đầu tư và khả năng phối hợp đồng bộ - hiệu quả việc tiếp nhận đầu tư (đặc biệt là quá trình đền bù giải tỏa đất khu công nghiệp trên địa bàn, tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư). Do đó, mục tiêu chính trong phát triển kinh tế sắp tới là
- Tận dụng thời cơ và nguồn đầu tư vào các cơng trình trọng điểm để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trong thời đoạn ngắn nhằm để thu nhập/người ngày càng tiếp cận và có thể vượt mặt bằng phát triển chung của tỉnh càng sớm càng tốt sau năm 2020 nhưng cũng cần tính tốn kỹ các phương án để đảm bảo tính khả thi cao nhất.
- Phấn đấu đưa các chỉ số về kết cấu hạ tầng và giáo dục - y tế - văn xã ở mức ngang mặt bằng tồn tỉnh.
- Bảo đảm về mơi trường sinh thái khu vực công nghiệp - đô thị
- Tạo dựng cơ sở về kết cấu hạ tầng, tuyến giao lưu và các trung tâm phát triển trong tầm nhìn đón đầu những phát triển mạnh hơn sau 2020 và trong bối cảnh QL.60 sẽ thông tuyến với khu vực sơng Hậu
Trên cơ sở đó, cơ cấu kinh tế cần hướng đến đến năm 2020 là CÔNG NGHIỆP - DỊCH VỤ - NƠNG NGHIỆP, trong đó cơng nghiệp bắt đầu được tạo đà để vươn lên thành khu vực kinh tế chủ lực sau năm 2020, dịch vụ phát triển đồng bộ với công nghiệp, nông nghiệp đi vào hướng chất lượng - hiệu quả, vẫn được xem là nền tảng quan trọng nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Các nhiệm vụ trong 2 giai đoạn dự kiến như sau:
- 2011-2015: phát triển nông nghiệp theo chiều sâu kết hợp với những cải thiện cơ bản về hệ thống canh tác nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao của khu vực 1. Chú trọng phát triển nối mạng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kết hợp với nhanh chóng phát triển đơ thị hóa hình thành khu đơ thị trung tâm huyện và các trung tâm phát triển cấp tiểu vùng, tập trung xây dựng các xã nông thôn mới. Cơ bản đã tạo quỹ đất, đầu tư hạ tầng giai đoạn đầu và đã bắt đầu thu hút đầu tư cho
khu cơng nghiệp Thanh Tân, hồn thành và thu hút đầu tư mạnh vào cụm cơng nghiệp Khánh Thạnh Tân; hồn thành hạ tầng cơ bản cho bến hàng hóa Tân Thành Bình và hạ tầng chợ đầu mối nơng sản tạo tiền đề thu hút mạnh đầu tư vào khu vực công nghiệp và dịch vụ sau năm 2015. Trong giai đoạn này tập trung nâng chất một bước về giáo dục - y tế - văn hóa
- 2016-2020: nơng nghiệp sẽ tăng trưởng chậm dần và tập trung vào hướng chất lượng, hiệu quả. Trong giai đoạn này sẽ phát triển khá mạnh khu vực dịch vụ và cùng với cấp tỉnh tích cực kêu gọi đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp trên cơ sở khu công nghiệp Thanh Tân, các cụm cơng nghiệp Hịa Lộc, Thanh Tân. Hệ thống giao thông nội vùng và đối ngoại về cơ bản đã hoàn chỉnh. Hệ thống cấp nước ngọt cũng bắt đầu kết nối tuyến. Các cơng trình thủy lợi trong phạm vi điều tiết vùng lớn đã hoàn thành. Trong giai đoạn này giữ vững các chỉ tiêu về kết cấu hạ tầng và giáo dục - y tế - văn hóa và tỷ lệ xã nơng thơn mới ở mức mặt bằng chung toàn tỉnh. Chú trọng hạn chế các vấn đề mơi trường trong q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa.
3. Về xác định các trục và trung tâm phát triển
- Trục đối ngoại: QL.60 với điểm phát triển đầu cầu Hàm Luông (bến hàng hóa, chợ đầu mối nơng sản, khu du lịch nghĩ dưỡng) và điểm nút nối với ĐT.882
- Trục trung tâm: ĐT.882 và QL.57, ngoài các điểm kết nối với QL.60 hiện trạng, sẽ phát triển thêm một số trục quan trọng heo hướng Bắc-Nam (đặc biệt là trục ĐH.18-ĐH.32, đường tránh ĐT.882-Phước Mỹ Trung-ĐH.41), các tuyến trục Đông-Tây quan trọng (ĐH. Thanh Tân, ĐH. Tân Thành Bình - Thạnh Ngãi, ĐH.21)
- Trung tâm phát triển nội huyện: thị trấn trung tâm huyện tại Phước Mỹ Trung (đô thị trung tâm hành chính, trung tâm giao lưu kinh tế vùng giữa ĐT.882- QL.57) và 2 trung tâm ngoại vi (Tân Phú Tây, Hịa Lộc); Nhuận Phú Tân (đơ thị trung tâm vùng Nam QL.57) và trung tâm TTCN Khánh Thạnh Tân, Tân Thành Bình (đơ thị trung tâm vùng Bắc ĐT.882) và trung tâm cơng nghiệp Thanh Tân, Hịa Lộc.
- Trung tâm đối ngoại: Phước Mỹ Trung (giao lưu với khu vực Chợ Lách), Tân Thành Bình (đầu cầu hướng về cù lao Bảo), Nhuận Phú Tân (trung chuyển cho khu vực Nam Cổ Chiên)