PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

Một phần của tài liệu MoCayBac (tong hop) potx (Trang 54 - 56)

Hiện trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc chưa có thị trấn huyện lỵ, trung tâm huyện được quy hoạch tại khu vực trung tâm xã Phước Mỹ Trung. Trên địa bàn cịn có khu dân cư tập trung tại Nhuận Phú Tân, Tân Thành Bình, Tân Phú Tây, Thanh Tân đã bắt đầu có hình thái phát triển đơ thị.

Tình trạng đơ thị hóa trên địa bàn huyện thể hiện các đặc điểm sau:

- Tỉ lệ đơ thị hóa năm 2010 -nếu tính dân cư khu vực trung tâm xã Phước Mỹ Trung là dân đô thị- vào khoảng 6%, thuộc vào loại thấp. Nguyên nhân do trung tâm huyện sau khi chia tách được quy hoạch phát triển trên nền trung tâm xã; ngoài ra, trung tâm xã Nhận Phú Tân đã có hình thái phát triển đơ thị ổn định nhưng chưa được đầu tư để công nhận đô thị loại V; nếu kể cả trung tâm này và một số trung tâm có tiềm năng phát triển đơ thị hóa (Tân Thanh, Tân Thành Bình, Tân Phú Tây), khả năng phát triển đô thị trên địa bàn huyện có khả năng cao hơn và đa dạng hơn.

- Trung tâm huyện hiện đặt tại trung tâm xã Phước Mỹ Trung, hình thành và phát triển giữa 2 trục QL.57 và ĐT.882 trên cơ sở chợ Ba Vát, là trung tâm trung chuyển và giao lưu kinh tế từ Chợ Lách hướng về TP Bến tre (đường bộ) và theo rạch Ba Vát ra Vàm Nước Trong (đường thủy). Trong thực tế khu vực Ba Vát đã từng bước phát triển chức năng trung tâm điều phối các hoạt động giao lưu kinh tế có tác động đối với địa bàn trung tâm và phía Đơng Nam của huyện.

- Ngoài ra, trên địa bàn cũng đã hình thành các điểm tập trung dân cư quan trọng

Nhuận Phú Tân: trung tâm điều phối hoạt động kinh tế xã hội vùng Nam QL.57 và có tác động đối với các xã phía Nam, kẻ một số hoạt động đối lưu kinh tế với các xã huyện thuộc tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long

Tân Thanh: cửa ngõ của huyện hướng về TP Bến Tre

Tân Thành Bình: địa bàn tiếp nối phát triển từ Thanh Tân qua Tân Phú Tây: khu dân cư ngoại vi trung tâm huyện

Hịa Lộc: có vị trí trung gian giữa bến phá Hàm Lng cũ và TT Mỏ Cày, hiện đang có khuynh hướng chậm phát triển sau khi cầu Hàm Lng hồn thành

Khánh Thạnh Tân: phát triển dọc sông Thơm theo tuyến làng nghề

Với các đặc điểm trên, hiện trạng đơ thị hóa đã phát triển theo hình thái 1 đơ thị trung tâm và các trung tâm đang phát triển đơ thị hóa có tác động cấp khu vực.

Đơ thị chính khu vực trung tâm là khu vực Ba Vát (sẽ phát triển lên thành thị trấn trung tâm huyện lỵ);

Điểm dân cư quan trọng hiện trạng là Nhuận Phú Tân

Các điểm dân cư quan trọng trong tương lai là Thanh Tân, Tân Thành Bình, Tân Phú Tây, Khánh Thạnh Tân

- Nhìn chung các khu điểm đơ thị hóa khác vẫn chưa quy hoạch cải tạo hoặc phát triển mới các khu chức năng và hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng đô thị.

- Trong điều kiện định hướng trong tương lai, đồng thời trong bối cảnh phát triển nhanh kinh tế và xây dựng các cơng trình quan trọng trên địa bàn huyện, dự báo sẽ dẫn đến gia tăng nhanh luồng đầu tư công nghiệp và dịch vụ, dẫn đến các khu dân cư đô thị trên địa bàn huyện sẽ tăng trưởng khá nhanh, đặc biệt là các khu đô thị vệ tinh công nghiệp. Nếu không sớm quy hoạch, phân khu chức năng và mở rộng, xây dựng đơ thị, tình trạng phát triển đơ thị và cư trú tự phát có khả năng dẫn đến nhiều tác động nghiêm trọng về mặt trật tự, môi trường đô thị và đặt ra nhiều

vấn đề đối với kết cấu hạ tầng đô thị, đặc biệt là tại trung tâm huyện lỵ và khu cơng nghiệp Thanh Tân.

Trung tâm huyện lỵ

Về vị trí, trung tâm huyện lỵ nằm trên trục ĐT.882 và có khuynh hướng mở

rộng đô thị theo nhiều hướng; các họa động kinh tế chủ yếu phá triển theo hướng Bắc gần giáp với Tân Phú Tây, có vai trị là đơ thị hành chính và thương mại dịch vụ.

Về các hoạt động kinh tế, hoạt động chủ yếu là thương mại dịch vụ. Khu vực

nông nghiệp đang thu hẹp dần. Các hoạt động công nghiệp phát triển ở quy mô nhỏ.

Về các kết cấu hạ tầng đô thị, các khu dân cư, cơng trình dân dụng và kết

cấu hạ tầng quan trọng chủ yếu chỉ theo tuyến ĐT.882 và khu vực phố chung quanh chợ Ba Vát. Về cơ bản chưa có phân khu chức năng khá rõ ràng với các khu hành chính, thương mại, dân cư, cơng trình cơng cộng.

Các cụm dân cư quan trọng

- Khu dân cư Nhuận Phú Tân: hoạt động chủ yếu là thương mại dịch vụ và

có tác động đến các xã phía Nam.

- Khu dân cư Tân Thanh và Tân Thành Bình: có vai trị cửa ngõ của huyện

hướng về TP Bến Tre, đặc biệt là khu công nghiệp đang được quy hoạch trên địa bàn.

- Các khu dân cư tiềm năng khác: Tân Phú Tây (ngoại vi thị trấn trung tâm huyện), Khánh Thạnh Tân (tuyến dân cư - cơ sở tiểu thủ cơng nghiệp), Tân Bình (trung tâm phụ vùng Nam QL.57), Hịa Lộc (trung tâm phụ cho tiểu vùng phía Đơng.

Một phần của tài liệu MoCayBac (tong hop) potx (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w