DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU BIỂN DÂNG

Một phần của tài liệu MoCayBac (tong hop) potx (Trang 72 - 74)

Nghiên cứu kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam được xây dựng cho 3 yếu tố chính là nhiệt độ, lượng mưa, độ cao mực nước biển với các mốc thời gian chủ yếu là 2010, 2050 và 2070, đã đưa ra dự báo:

- Về nhiệt độ trên khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, các kịch bản về nhiệt độ trung bình năm tăng tương đối nhất quán theo các mốc thời gian 2010, 2050,

2070 lần lượt là 0,3; 1,1 và 1,50C.

- Về lượng mưa, lượng mưa mùa mưa ở khu vực tăng 0 -5% vào năm 2050 và 2070.

- Bão trên Biển Đơng có xu thế giảm trong 4 thập kỷ qua. Vào những năm gần đây, quỹ đạo bão dịch chuyển về các vĩ độ phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn.

- Về mực nước biển, trung bình trên tồn dãi bờ biển Việt Nam, mực nước biển sẽ tăng khoảng 9 cm vào năm 2010, 33 cm vào năm 2050 và 45 cm vào năm 2070.

Lượng mưa dự kiến sẽ gia tăng và Việt Nam sẽ đối mặt với những trận bão nhiệt đới mạnh hơn. Mực nước biển dự kiến sẽ dâng cao 33 cm vào năm 2050 và 1m vào năm 2100. Do địa thế thấp, nếu mực nước biển dâng cao như dự báo, vào năm 2030, khoảng 45% diện tích của đồng bằng sơng Cửu Long có nguy cơ nhiễm mặn cực đại. Năng suất lúa dự báo sẽ giảm 9%. Nếu mực nước biển dâng cao 1m, phần lớn đồng bằng sông Cửu Long sẽ ngập gần như suốt năm.

Các tính tốn trong quy hoạch thủy lợi tại tỉnh Bến Tre cho thấy, khi hệ thống cơng trình cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh như hiện nay, sông Bến Tre - Giao Hòa, Mỏ Cày Bắc - Mỏ Cày Nam còn bỏ ngỏ, hệ thống đê và cơng trình dưới đê dọc sông Mỹ Tho, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên chưa khép kín, cống Ba Lai đóng ngăn mặn vào mùa khơ, nguồn mặn sông Ba Lai đã được ngăn chặn, tuy nhiên mặn theo sông Mỹ Tho, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên vẫn xâm nhập vào vùng nghiên cứu khá mạnh.

Thời kỳ tháng 2 lưu lượng trên sơng Mekong cịn lớn ranh mặn bị đẩy xuống phía dưới sơng Bến Tre, vị trí Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam và đến cửa sơng Giao Hịa, tuy vậy, gần một nửa diện tích thuộc tỉnh bị xâm nhập mặn.

Thời kỳ tháng 4 khi lưu lượng nguồn giảm, mặn xâm nhập vào sâu trên dịng chính, độ mặn max 4 g/l vượt qua kênh Giao Hòa lên đến Mỹ Tho trên sơng Tiền, vị trí Mỹ Hóa, sơng Bến Tre, trên sơng Hàm Lng và đến Vũng Liêm trên sông Cổ Chiên. Do hệ thống sông, kênh chưa có cơng trình ngăn mặn cịn khá nhiều nên mặn xâm nhập phần lớn diện tích đất của tỉnh.

Trong mùa khơ chế độ dịng chảy vùng nghiên cứu bị chi phối mạnh bởi thủy triều biển Đơng, tồn bộ kênh rạch trong vùng đều có dịng chảy hai chiều với dao động thủy triều khá lớn. Mực nước max trên các sông khá cao tại Mỹ Tho 136 cm, cửa An Hóa 136 cm, cửa Bến Tre 136 cm, Vàm Thơm 129 cm tháng II, Mỹ Tho 113 cm, cửa An Hóa 111 cm, cửa Bến Tre 111 cm, Vàm Thơm 106 cm tháng IV. Mực nước trong nội đồng tỉnh Bến Tre tăng, giảm so với ngồi sơng từ 02 - 16 cm tùy vị trí.

Lưu lượng sóng triều rất lớn trên sơng chính, vào tháng 2, lưu lượng bình qn ra sơng cửa Tiểu là 203,6 m3/s, cửa Đại 405,6 m3/s, cửa Hàm Luông 583,3 m3/s và cửa Cổ Chiên 311,7 m3/s; lưu lượng bình quân ra các cửa vào tháng 4 lần lượt 123,8 m3/s, 275,3 m3/s, 338,0 m3/s và 189,3 m3/s. Lưu lượng bình quân vào, ra tỉnh Bến Tre qua các cửa sông, kênh vào tháng 2 là 53,5 m3/s và tháng IV 44,4 m3/s.

Các tác động trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc là:

- Chế độ ngập triều và xâm nhập mặn sẽ mạnh: dự báo đến năm 2050, trong thời điểm cao điểm mùa kiệt, địa bàn phía Tây QL.60 sẽ nhiễm mặn 2-4 g/l; địa bàn phía Đơng QL.60 nhiễm mặn 4-8 g/l; độ ngập triều sẽ cao hơn 15 cm. Các biến động này có tác động làm thay đổi cơ bản hệ thống thủy văn, hệ thống vận tải thủy và hệ sinh thái nông nghiệp theo hướng vùng nhiễm lợ sẽ tiến dần về phía Tây;

- Tài ngun thủy sản trên các sơng rạch cũng thay đổi cơ bản

- Chất lượng nước có tác động đến khả năng thu hút đầu tư công thương nghiệp trên địa bàn do độ nhiễm mặn tăng lên.

- Tình hình bồi lắng - sạt lở trên 2 sơng Hàm Luông và Cổ Chiên sẽ phức tạp hơn

- Dưới tác động đỉnh triều dâng cao, có khả năng mực nước trong thời kỳ cao điểm lũ (tháng 9-10) sẽ dềnh cao hơn và có tác động đến nơng nghiệp cũng như các cơng trình thủy lợi, cơng trình xây dựng trên địa bàn.

- Về tác động xã hội, do khó khăn về độ ngập và nguồn nước ngọt ổn định, dự báo khả năng dẫn đến một lượng di dân khỏi khu vực nông thôn và khỏi địa bàn; đồng thời tỷ lệ quần cư thành cụm theo hướng các khu đô thị nhỏ trên địa bàn sẽ cao hơn.

Một phần của tài liệu MoCayBac (tong hop) potx (Trang 72 - 74)