Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu MoCayBac (tong hop) potx (Trang 30 - 39)

II. Trồng cây phân tán (1000 c) 42 49 3,1%

4. Công nghiệp tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc phân bố chủ yếu cặp theo các tuyến giao thông thủy bộ lớn và tại các trung tâm xã, thị trấn. Hiện nay Huyện hiện chỉ có cụm cơng nghiệp Khánh Thạnh Tân chuyên sản xuất chỉ xơ dừa.

Hầu hết cơ sở sản xuất có quy mơ vừa và nhỏ, trong đó một số ít cơ sở dưới dạng công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, phần còn lại là các cơ sở dưới dạng cá thể có quy mơ nhỏ, trang thiết bị lạc hậu, bán cơ giới, sản xuất theo kinh nghiệm hoặc được truyền nghề tại chỗ. Tóm lại, tồn ngành công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn Huyện sản xuất chủ yếu dựa vào tiềm năng và nội lực, phát triển còn kém so với các địa phương khác.

Năm 2010, tồn Huyện có 789 cơ sở cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp ngoài quốc doanh sử dụng 3.395 lao động. Các ngành chủ lực hiện nay là

- thực phẩm và đồ uống chiếm 51%,

- các ngành khác (chỉ xơ dừa …) chiếm 29%, - dệt may da chiếm 9,8%,

- kim loại và sản phẩm từ kim loại chiếm 5,4%, - khai thác cát chiếm 4,2%

- các ngành còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể (dưới 1%).

Ngành khai thác cát sông đạt sản lượng 389.908 m3 năm 2010.

Ngành xay xát thuộc thành phần kinh tế ngồi quốc doanh, cơng suất nhỏ,

máy móc thiết bị cũ kỹ, cơng nghệ lạc hậu, sản xuất chủ yếu phục vụ tiêu dùng của người dân tại địa phương. Sản lượng xay xát đạt 1.365 tấn năm 2010.

Ngành sản xuất nước đá phát triển bình thường, sản lượng là 3.045 tấn năm

Đối với ngành sản xuất cơm dừa sơ chế , tuy thế mạnh của huyện Mỏ Cày Bắc là dừa, nhưng do đầu tư sản xuất yếu nên ngành sản xuất cơm dừa của Huyện mới ở dạng sơ chế. Sản lượng năm 2010 là 6.416 tấn.

Ngành chế biến đường vẫn còn tồn tại các che ép và lị thủ cơng, nhưng có

khuynh hướng giảm dần. Sản lượng năm 2010 là 647 tấn.

Ngoài ra, ngành chế biến thực phẩm và đồ uống còn bao gồm các sản phẩm

khác như bún, bánh kẹo, thạch dừa, … quy mô nhỏ, chất lượng chưa cao.

Ngành sản xuất gỗ và lâm sản các loại của Huyện hiện có các cơ sở cưa xẻ gỗ nằm rải rác tại các xã với trang bị đơn giản là máy CD đã cũ và lạc hậu, nhưng vẫn hoạt động tốt nhằm phục vụ nhu cầu của người dân tại địa phương. và một số thợ mộc đóng bàn, ghế tủ, giường tại nhà, khơng đăng ký hành nghề. Gỗ cưa xẻ đa số là gỗ tạp nhiều nhất là thân cây dừa. Sản lượng gỗ cưa xẻ là 6.215 m3 năm 2010.

Ngành may mặc có một vài doanh nghiệp gia cơng may mặc, tuy nhiên sản lượng chưa lớn. Ngồi ra cịn có các cơ sở may đo phát triển khắp nơi trên địa bàn Huyện.

Ngành cơ khí và chế biến sản phẩm từ kim loại phát triển chậm và kém. Trên

địa bàn huyện có một số cơ sở nhỏ hoạt động trong lãnh vực cơ khí, chủ yếu là hàn tiện, gia cơng cơ khí, sửa chữa nhỏ, …. Các mặt hàng kim khí phục vụ dân dụng như sản xuất cửa sắt, lan can, cầu thang, sườn nhà, tôn... đã phát triển khá do nhu cầu xây dựng ngày càng lớn.

Bảng 16: Các sản phẩm chính của ngành CN-TTCN năm 2005, 2010 2005 2010 TĐ 2006-10 -Cát sông (m3) 172 827 389 908 18,3% -Xay xát gạo (T) 649 1 365 16,6% -Bánh mì (T) 54 123 17,9% -Nước đá (T) 1 455 3 045 19,2% -Bún, hủ tiếu (T) 84 185 17,1% -Thạch dừa (T) 3 015 6 555 17,7%

-Cơm dừa sơ chế (T) 2 606 6 416 18,2%

-Đường thô (T) 329 647 14,5%

-Gạch nung (1000 viên) 148 163 2,87%

-Cưa xẻ gỗ (m3) 3 000 6 215 15,7%

-Đóng ghe xuồng (chiếc) 136 151 2,2%

-Trái banh (trái) 35 105 76 320 17,0%

-Cửa sắt (m2) 2 358 4 850 15,5%

-Chỉ xơ dừa (T) 7 358 15 696 17,1%

-Than thiêu kết , than củi (T) 549 1 142 22,3%

-Hàng thủ công mỹ nghệ (T.đ) 293 369 4,7%

-Nước máy (1000 m3) 64 82 5,0%

Nguồn: Phịng Cơng thương huyện Mỏ Cày Bắc

Nghề dệt thảm xơ dừa phát triển mạnh tại một số xã khác nhằm giải quyết

công việc khi nông nhàn cho hằng trăm lao động và tăng thêm thu nhập. Huyện cần hỗ trợ, vận động, khuyến khích nghề này có tổ chức và quản lý đầu ra và đầu vào nhằm ổn định đời sống của người lao động hơn, sản lượng 8.100 T

Ngồi nghề dệt thảm xơ dừa, nghề đan lục bình chưa phát triển mạnh.

Ngành sản xuất chỉ xơ dừa đã phát triển khá từ lâu, đã hình thành cụm cơng

nghiệp làng nghề tại xã Khánh Thạnh Tân và là một trong các mặt hàng chủ lực trên địa bàn, tuy nhiên cần quan tâm đến vấn đề ơ nhiễm mơi trường và an tồn lao động. Sản lượng đạt được 15.696 tấn vào năm 2010.

Giá trị sản xuất của tồn ngành cơng nghiệp theo giá hiện hành khoảng 305

tỷ đồng năm 2010, tương đương với giá so sánh 1994 là 170 tỷ đồng, đạt tốc độ phát triển bình quân 16,6%/năm.

Giá trị tăng thêm của tồn ngành cơng nghiệp theo giá hiện hành là 95 tỷ

đồng năm 2010, tương đương với giá so sánh 1994 là 53 tỷ đồng, đạt tốc độ phát triển bình quân 15,4%/năm.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng chậm trong khoảng 3 năm 2006-2008 và tăng nhanh trong 2 năm 2009- 2010, tuy nhiên hiệu quả vẫn còn thấp, thể hiện ở

- Tỷ lệ VA/GO tăng chưa cao (31-32%)

- Đa số các cơ sở phát triển một cách tự lập, chưa có sự hỗ trợ của chính quyền về mặt vốn đầu tư, cơng nghệ, và tự cạnh tranh trên thương trường.

- Đa số cơ sở ở dạng quy mô nhỏ, với máy móc thiết bị thơ sơ, lạc hậu và cơng nghệ lỗi thời. Hầu hết sản phẩm đều có chất lượng chưa cao, sản lượng ít, bao bì và mẫu mã chưa đẹp cho nên chủ yếu chỉ phục vụ cho tiêu dùng tại địa phương, chỉ có một ít sản phẩm có thị trường bên ngồi nhưng thị phần khơng lớn và sản phẩm ở dạng thô, giá trị chưa cao.

- Các doanh nghiệp chưa nắm bắt kịp thời các thông tin về khoa học kỹ thuật và thị trường

- Chương trình khuyến cơng chưa đủ mạnh, thơng tin yếu, công tác vận động và hỗ trợ tư nhân trong và ngoài Huyện đầu tư vào cơng nghiệp chưa thành hình. Mặc dù Huyện có xác định được sản phẩm chủ lực, nhưng doanh nghiệp chưa có vốn ưu đãi cho đổi mới thiết bị và cơng nghệ, và vốn tín dụng cho cơng nghiệp rất ít.

- Đa số lao động chưa qua trường lớp chính quy thiếu trình độ chun mơn kỹ thuật và quản lý, chủ yếu là truyền nghề cho nhau.

5. Xây dựng

Trên địa bàn có 9 cơ sở xây dựng có đăng ký kinh doanh với 89 lao động; ngoài ra lực lượng xây dựng trên địa bàn cịn có các nhóm tổ xây dựng với tổng số lao động (chuyên nghiệp và mùa vụ) khoảng 1.400 người.

Đối tượng của ngành chủ yếu là xây dựng mới và chỉnh trang nhà ở, các cơ quan công quyền, các cụm tuyến dân cư nơng thơn, các cơng trình thương mại dịch vụ tại trung tâm huyện và các trung tâm xã lớn, các cơng trình phúc lợi cơng cộng, kết hợp với các doanh nghiệp trong việc thi công kết cấu hạ tầng giao thông và thủy lợi. Các cơng trình chính như sau:

- Trung tâm chính trị, hành chính của Huyện đặt tại Phước Mỹ Trung hiện đang được đang được chỉnh trang, xây dựng mới; đồng thời phát triển kết cấu hạ tầng, các cơng trình cơng cộng, các cơng trình kinh doanh, nhà ở và xây dựng mới các khu dân cư tại khu vực trung tâm và các khu vực chuẩn bị mở rộng lên thị trấn; đồng thời chuẩn bị phát triển một số hệ thống đường trục đô thị thị trấn sắp tới.

- Chỉnh trang Ủy ban nhân dân các xã (năm 2010 đã lên kế hoạch chỉnh trang trụ sở Ủy ban Nhân dân các xã Phước Mỹ Trung, Hòa Lộc, Tân Phú Tây và nhà văn hóa các xã Hưng Khánh Trung A, Tân Phú Tây, Thạnh Ngãi)

- Các trung tâm phát triển dân cư quan trọng tại trung tâm các xã, đặc biệt là tại Nhuận Phú Tân, Tân Thành Bình, Tân Phú Tây.

- Các cụm tuyến dân cư nơng thơn.

- Các cơng trình giao thơng và bến bãi thủy bộ, các cơng trình giáo dục, y tế, văn xã.

Nhìn chung, ngành xây dựng trên địa bàn tăng trưởng rất cao (49,6%/năm) trong bối cảnh huyện mới thành lập cũng như xây dựng trung tâm huyện lỵ và cùng với ngành cơng nghiệp đóng góp khá quan trọng vào tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, về phân bố không gian phát triển, phần lớn các cơng trình xây dựng quan trọng đều nằm trên các trung tâm xã có dân cư tập trung cao, tạo nên sự chênh lệch nhất định về phát triển.

dân cư tập trung khác phần lớn là nhà kiên cố, bán kiên cố được xây dựng từ lâu, không theo mẩu kiến trúc nhất định, thường dùng để ở và giao dịch buôn bán. Tại các khu dân cư đã hình thành lâu đời tại trung tâm các xã, mật độ xây dựng khoảng 40-50%, diện tích trung bình 60-80 m2/căn. Dọc theo các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ; càng xa khu trung tâm cấp nhà, mật độ xây dựng giảm dần và giãn ra thành tuyến, chỉ đạt khoảng 10-20%, diện tích trung bình 60-80 m2/căn.

Các khu vực chung quanh nhà lồng chợ Ba Vát cịn tồn tại tình trạng nhà xây dựng khơng đúng qui chuẩn, diện tích nhỏ hẹp, lấn chiếm sơng rạch, cống thốt nước; thiếu các biện pháp phòng cháy chữa cháy

Tại khu vực nông thôn, phần lớn dân cư phân bố trải dọc theo các sông, kênh, rạch, các tuyến đường bộ, phần lớn là nhà bán kiên cố, nhà khung gỗ lâu bền, mật độ xây dựng khơng đều, 20-40%, diện tích trung bình khoảng 80-100 m2/căn.

Về nhà ở, năm 2010 ước tồn Huyện có trên 32.800 nhà ở; trong đó

- Nhà kiên cố chiếm khoảng 5,5% - Nhà bán kiên cố chiếm 31,5% - Nhà khung gỗ lâu bền chiếm 56,2% - Nhà tạm còn khoảng 6,8%. Bảng 17: Các chỉ tiêu nhà ở năm 2005, 2010 2005 2010 TĐ 2006-10 *Kết cấu nhà ở - Kiên cố 4,7% 5,5% - Bán kiên cố 23,5% 31,5% - Khung gỗ lâu bền 58,8% 56,2% - Tạm 12,9% 6,8% *Số nhà ở 25 500 32 852 5,2% - Kiên cố 1 200 1 807 8,5% - Bán kiên cố 6 000 10 348 11,5% - Khung gỗ lâu bền 15 000 18 463 4,2% - Tạm 3 300 2 234 -7,5%

Nguồn: Phịng Hạ tầng huyện Mỏ Cày Bắc và tính tốn của Ban biên tập

Nhìn chung, tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố chỉ chiếm tỷ trọng 37%, thuộc vào mức thấp so với các địa phương khác; tuy nhiên tỷ lệ nhà tạm lại ở mức thấp

(6,8%), phần lớn (56,2%) là nhà khung gỗ lâu bền

Tốc độ tăng về nhà ở đạt 5,2%/năm, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng dân số và tương đương số hộ gia đình. Đồng bộ với quá trình phát triển kinh tế và kết cấu hạ tầng, các loại nhà kiên cố, bán kiên cố tăng nhanh trong 5 năm, bình quân trên 50.000 m2/năm, trong khi nhà tạm giảm dần; diện tích sửa chữa nhà ở cũng tăng nhanh, bình quân hằng năm trên 79.600 m2

Giá trị sản xuất theo giá hiện hành năm 2010 ước khoảng 421 tỷ đồng theo

giá hiện hành, tương đương 296 tỷ đồng theo giá so sánh, tăng bình quân 51,4%/năm.

Giá trị tăng thêm theo giá hiện hành năm 2010 là 182 tỷ đồng, tương đương

128 tỷ đồng theo giá so sánh 1994, tăng bình quân 49,6%/năm, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế và được xem là ngành tăng trưởng nhanh nhất trên địa bàn.

Trong cơ cấu giá trị tăng thêm ngành xây dựng,

- Các cơng trình cơng cộng, các cơng trình phục vụ kinh doanh chiếm 83% - Xây dựng nhà ở trong dân chiếm 17%

Do quá trình phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng đô thị, nông thôn mới, các cơ sở sản xuất kinh doanh và thương mại dịch vụ, nhà ở trong dân sẽ tiếp tục phát triển mạnh, đặc biệt là nếu khu công nghiệp Thanh Tân được khẩn trương xây dựng đúng quy mô và tiến độ, xây dựng là một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và còn nhiều tiềm năng phát triển và đóng góp tích cực vào kinh tế địa phương.

6. Vận tải

Tuy trên địa bàn có 3 tuyến đường trục quan trọng (ĐT.882, QL.57, QL.60 nhưng do các tuyến chưa hoàn toàn kết nối với nhau một cách hiệu quả (tuyến QL.57-QL.60) và hệ thống đường huyện, đường nơng thơn có giá trị vận tải cịn thấp, trung tâm huyện chưa hình thành trước khi chia tách…, tuy số lượng các cơ sở và kho bãi tại làng nghề TTCN khá nhiều nhưng vận tải trên địa bàn vẫn chưa phát triển lắm. Ước tính năm 2010, trên địa bàn đã vận chuyển

- 387 ngàn tấn hàng hóa và luân chuyển 40,6 triệu T.km

- 1,6 triệu ngàn lượt hành khách và luân chuyển 47,4 triệu lượt hành khách.km

Trong đó,

- Lượng hàng hóa luân chuyển theo đường thủy chiếm 70% - Lượng hành khách luân chuyển theo đường bộ chiếm 90%

Về các cơ sở kinh doanh ngành vận tải, kho bãi, trên địa bàn huyện có 286 cơ

sở, phân bố nhiều nhất tại Khánh Thạnh Tân

Bảng 18: Sản lượng vận tải năm 2005, 2010

2005 2010 TĐ 2006-10 VC HH (1000T) 340 387 2,6% - Đường bộ 50 67 6,0% - Đường thủy 290 320 2,0% LC HH (1000T-km) 31 283 40 660 5,4% - Đường bộ 9 530 12 365 5,3% - Đường thủy 21 753 28 295 5,4% VC HK (1000hk) 1 432 1 677 3,2% - Đường bộ 752 1 385 13,0% - Đường thủy 680 292 -15,6% LC HK (1000hk-km) 33 060 47 339 7,4% - Đường bộ 24 732 42 784 11,6% - Đường thủy 8 328 4 556 -11,4%

Nguồn: Phịng Hạ tầng huyện Mỏ Cày Bắc và tính tốn của Ban biên tập

Giá trị sản xuất ngành vận tải theo theo giá hiện hành ước 40 tỷ đồng năm

2010, tương đương 23 tỷ đồng theo giá so sánh 1994, tốc độ tăng 4,4%/năm.

Giá trị tăng thêm theo giá hiện hành ước 25 tỷ đồng năm 2010, tương đương

14 tỷ đồng theo giá so sánh 1994, tốc độ tăng 6,6%/năm. Nhìn chung,

- Đối với vận tải thủy, khối lượng lớn nhất là vận tải nông sản phẩm và sản phẩm làng nghề TTCN tại Khánh Thạnh Tân (chủ yếu là trái cây, dừa, rau màu, chỉ xơ dừa) ra khỏi địa bàn; tiếp nhận nguyên liệu (dừa trái, kể cả thu mua từ địa bàn tỉnh khác), vật liệu xây dựng và hàng tiêu dùng; phần lớn thực hiện bằng đường thủy.

- Đối với vận tải bộ, do kết cấu hạ tầng đường bộ chưa thuận lợi cho các phương tiện lớn, trong thực tế chủ yếu vẫn là vận tải hành khách và phát triển cịn yếu. Tuy nhiên, với q trình hồn chỉnh hệ thống kết cấu hạ tầng và phát triển giao lưu kinh tế trong tương lai, ngành vận tải là một trong các ngành dịch vụ có tiềm năng phát triển với tốc độ nhanh.

7. Thương mại

mại, các doanh nghiệp và các hộ cá thể.

Trên địa bàn hiện nay chỉ có 1 xã chưa có chợ (Hưng Khánh Trung A, do quá gần chợ Ba Vát), tuy nhiên phần lớn hệ thống chợ là chợ nơng thơn có quy mơ và mặt bằng nhỏ, giao dịch thương mại chưa phát triển mạnh.

Hệ thống chợ của huyện Mỏ Cày Bắc có thể xếp làm 2 loại:

Một phần của tài liệu MoCayBac (tong hop) potx (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(179 trang)
w