- Tạm 2 234 1 765 1 911 -4,6% 1,6%
Số nhà ở dự báo trên 38.200 căn năm 2020 do tăng nhanh các khu dân cư mới, mỗi hộ dân đều có nhà ở. Về cơ bản giải quyết không còn nhà ở tạm bợ, nhà ổ chuột; tỷ lệ nhà kiên cố và bán kiên cố đạt 65%
Diện tích xây dựng mới dự báo khoảng 125.550 m2 năm 2020; diện tích sửa chữa khoảng 92.270 m2, cho thấy nhu cầu xây dựng nhà ở trên địa bàn Huyện còn rất lớn, các khu dân cư ngày càng phát triển theo tiến độ mở rộng khu đô thị, các khu cụm công nghiệp, dân số gia tăng (kể cả người vãng lai đến làm việc tại các khu cụm công nghiệp) và thu nhập người dân khá hơn.
Giá trị sản xuất theo giá hiện hành dự kiến khoảng 5.945 tỷ đồng năm 2020, tương đương với giá so sánh 1994 là 2.162 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân là 21,4%/năm.
Giá trị tăng thêm của ngành theo giá hiện hành ước khoảng 2.675 tỷ đồng năm 2020, tương đương với giá so sánh 1994 là 972 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân là 21,5%/năm. Nhìn chung, trong bối cảnh huyện mới tách lập và có nhiều công trình quan trọng trên địa bàn, ngành xây dựng vẫn là lĩnh vực kinh tế chủ lực trong cơ cấu khu vực 2
Vốn đầu tư của ngành xây dựng trong toàn thời kỳ 2011-2020 dự kiến là 2.010 tỷ đồng theo giá hiện hành.
6. Vận tải
Với quy hoạch phát triển của hệ thống đường bộ, đường thuỷ và bến xe, cảng; đồng thời với quá trình phát triển mở rộng của thị trấn Phước Mỹ Trung, hình thành các đô thị, khu dân cư và các trung tâm phát triển công nghiệp, các trục tuyến, mạng giao lưu kinh tế, ngành vận tải trên địa bàn Huyện dự báo sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển.
Trong kỳ quy hoạch, dự kiến sẽ khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phương tiện vận tải và khai thác, đặc biệt là các hợp tác xã, các doanh nghiệp và hệ thống phương tiện vận tải của các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp; đồng thời chú trọng vận tải công cộng trong phạm vi nội Huyện (đặc biệt là các tuyến giao thông công cộng kết nối các khu dân cư công nghiệp với các khu cụm công nghiệp) và liên huyện.
Bảng 49: Dự kiến sản lượng vận tải năm 2010, 2015, 2020
2010 2015 2020 TĐ11-05 TĐ16-20
-Hàng hóa vận chuyển (1000T) 387 595 1 049 9,0% 12,0%
.Đường bộ 67 103 166 9,0% 10,0%
.Đường sông 320 492 883 9,0% 12,4%
-Hàng hóa luân chuyển(1000T-km) 40 660 64 009 115 345 9,5% 12,5%
.Đường bộ 12 365 19 465 32 068 9,5% 10,5% .Đường sông 28 295 44 543 83 277 9,5% 13,3% -Hành khách vận chuyển (1000HK) 1 677 2 640 3 533 9,5% 6,0% .Đường bộ 1 385 2 231 3 070 10,0% 6,6% .Đường sông 292 409 462 7,0% 2,5% -Hành khách luân chuyển (1000 HK-km) 47 340 63 352 88 854 6,0% 7,0% .Đường bộ 42 784 59 170 85 740 6,7% 7,7% .Đường sông 4 556 4 181 3 114 -1,7% -5,7%
Sản lượng vận tải năm 2020 dự báo 1,05 triệu tấn hàng hoá với 105 triệu tấn- km, 3,5 triệu lượt người với 89 triệu hành khách-km.
Vận tải hàng hoá dự báo tăng với tốc độ bình quân 10,5%/năm về vận chuyển và 11,0%/năm về luân chuyển
Vận tải hành khách dự báo tăng bình quân 7,7%/năm về vận chuyển và 6,5%/năm về luân chuyển; trong đó vận tải công cộng đạt mức 20-25% vận tải hành khách.
Giá trị sản xuất của ngành vận tải dự báo 433 tỷ đồng năm 2020, tương đương với giá so sánh 1994 là 129 tỷ đồng, đạt tốc độ phát triển 18,5%/năm.
Giá trị tăng thêm dự báo tăng lên đến 282 tỷ đồng năm 2020, tương đương với giá so sánh 1994 là 84 tỷ đồng, đạt tốc độ phát triển bình quân 19,0%/năm.
Nhu cầu đầu tư cho phương tiện vận tải trong toàn thời kỳ dự kiến là 191 tỷ đồng theo giá hiện hành.
7. Thương mại
Hệ thống thương mại trên địa bàn huyện bao gồm các chợ các loại, khu thương mại, siêu thị, phố thương mại, các hiệu buôn sỉ, các cửa hàng chuyên, chợ chuyên và các cơ sở dịch vụ thuộc mọi thành phần kinh tế, đảm nhiệm chức năng tiêu thụ sản phẩm và cung ứng vật tư sản xuất - vật tư xây dựng và hàng tiêu dùng cho toàn Huyện, một số xã của các huyện lân cận.
- Chợ Ba Vát đạt chuẩn chợ loại 1, xây dựng và phát triển khu thương mại dịch vụ trên địa bàn nội thị thị trấn Phước Mỹ Trung và nghiên cứu xây dựng 1 siêu thị tổng hợp loại II hoặc loại III
- Chợ Giồng Keo và chợ Xếp đạt chuẩn chợ loại 3.
- Xây dựng chợ nông sản đầu mối trái cây tại Tân Thành Bình (gần bến hàng hóa Thanh Tân).
- Phát triển cụm thương mại - dịch vụ tập trung tại Thanh Tân kết hợp nghiên cứu khả năng xây dựng 1 siêu thị tổng hợp loại III
- Cải tạo 9 chợ nông thôn hiện trạng đạt chuẩn chợ loại 3
Các chợ sẽ được mở rộng, cải tạo hoặc xây mới, kiện toàn bộ máy quản lý chợ, nhằm đảm bảo việc giao lưu hàng hoá thuận lợi hơn. Từng bước đưa hệ thống phân phối hiện đại (cửa hàng tiện ích, cửa hàng chuyên, siêu thị mini …) vào các chợ, các khu thương mại và đặc biệt là tại các khu dân cư công nghiệp.
Trong thu mua, các sản phẩm nông công nghiệp là thành phần chính với các mặt hàng quan trọng là dừa trái, trái cây, ca cao, rau, hoa kiểng, thịt, cá, thực phẩm chế biến, các loại hàng công nghệ phẩm. Ngoài ra, ngành thương mại Huyện còn mua các sản phẩm nông công nghiệp và vật tư ngoài Huyện để đáp ứng yêu cầu đời sống, sản xuất công nghiệp trên địa bàn và trung chuyển tại các chợ nông sản, chủ yếu là dừa trái, rau đậu các loại, ca cao trái, trái cây, hoa kiểng, lương thực thực phẩm chế biến, tư liệu sinh hoạt, máy móc vật tư nông ngư nghiệp, gỗ sắt thép vật liệu xây dựng.
Trong cung ứng, bên cạnh thu mua để cung ứng cho nhu cầu tại chỗ, ngành còn thực hiện cung ứng cho các huyện lân cận, đặc biệt là các huyện vùng Nam Cổ Chiên qua cửa ngõ Nhuận Phú Tân.
Doanh số mua trên địa bàn theo giá hiện hành dự báo 7.719 tỷ đồng năm 2020 tương đương với giá so sánh 1994 là 2.929 tỷ đồng, tăng bình quân 12,2%/năm.
Doanh số bán trên địa bàn theo giá hiện hành dự báo 8.505 tỷ đồng năm 2020 tương đương với giá so sánh 1994 là 3.327 tỷ đồng tăng bình quân 12,1%/năm.
Bảng 50: Dự kiến cơ cấu doanh số mua bán năm 2010, 2015, 2020
(Đơn vị: triệu đồng giá hiện hành)
2010 2015 2020
DOANH SỐ MUA
2.Mua của nơi khác 51,2% 50,3% 39,2% DOANH SỐ BÁN
1.Bán tại địa phương 51,9% 51,0% 39,8%
2.Bán cho nơi khác 48,1% 49,0% 60,2%
Trong thời kỳ quy hoạch, tỷ trọng doanh số mua tại địa phương tăng dần thể hiện sản xuất hàng hóa trên địa bàn ngày càng tăng, tỷ trọng doanh số bán tại địa phương giảm dần thể hiện tính trung chuyển ngày càng cao.
Giá trị sản xuất theo giá hiện hành dự báo tăng lên 785 tỷ đồng năm 2020 tương đương với giá so sánh 1994 là 298 tỷ đồng, tăng bình quân 11,8%/năm.
Giá trị tăng thêm theo giá hiện hành dự báo tăng lên 542 tỷ đồng năm 2020 tương đương với giá so sánh 1994 là 207 tỷ đồng, tăng bình quân 12,0%/năm.
Lao động trong toàn ngành năm 2020 khoảng 8.000 người. Tổng vốn đầu tư trong toàn thời kỳ 498 tỷ đồng theo giá hiện hành.
Kim ngạch cung ứng xuất khẩu dự báo khoảng 24 triệu USD năm 2020, tăng 14,1%/năm. Xuất khẩu/đầu người khoảng 191 USD; các mặt hàng xuất khẩu chính là cơm dừa sơ chế và nạo sấy, trái cây và ca cao sơ chế, quần áo may sẵn, thảm xơ dừa, một số mặt hàng công nghệ phẩm khác.
8. Du lịch
Du lịch trên địa bàn huyện chủ yếu tập trung vào các thế mạnh: cảnh quan đa dạng ven sông, cảnh quan sinh thái miệt vườn, các di tích lịch sử văn hóa (đình Tân Ngãi, Khu di tích Khu ủy Sài gòn - Gia Định Y4)…
Để phát triển cạnh tranh được với các sản phẩm du lịch cùng loại của các địa bàn khác, bên cạnh việc tận dụng thế mạnh tiếp cận sát TP Bến Tre (thuận lợi cho việc kêu gọi đầu tư các khu, điểm du lịch, vui chơi giải trí), phát triển du lịch trên địa bàn huyện cần xây dựng chiến lược cạnh tranh giá rẻ, chất lượng cao, sản phẩm độc đáo và thị trường thích hợp, chiến lược tiếp thị quảng bá nhiều sản phẩm cho một thị trường và kết hợp nhiều sản phẩm du lịch cho một đối tượng khách.
Phát triển du lịch trên địa bàn dự kiến tập trung vào các hạng mục sau: - Khuyến khích và kêu gọi, liên kết với các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các khu du lịch, nghĩ dưỡng kết hợp với các khu biệt thự vườn (Khu du lịch của Công ty Thủ Thiêm 23 ha), khu vui chơi giải trí cuối tuần cho dân cư TP Bến Tre và dân cư - công nhân các khu cụm công nghiệp, khu - tuyến - điểm du lịch sinh thái miệt vườn, các công trình di tích văn hóa.
trọng Khu di tích Khu ủy Sài gòn - Gia Định Y4 và Đình Thạnh Ngãi.
- Tiến hành chỉnh trang khu trung tâm đô thị và xây dựng khang trang khu đô thị mới tại Ba Vát, Thanh Tân, từng bước hình thành các phố mua sắm phục vụ du lịch.
- Kết tuyến du lịch với các tỉnh thành chung quanh: TP Bến Tre, huyện Chợ Lách, huyện Mỏ Cày Nam, huyện Thạnh Phú và với TP Hồ Chí Minh theo các tour du lịch sinh thái, văn hóa, trong đó bố trí tuyến nối dài (theo đường thủy và đường bộ) từ Chợ Lách - Khu du lịch của Công ty Thủ Thiêm - các điểm du lịch của huyện Thạnh Phú hướng về Khu Công viên Nghĩa trang đường Hồ Chí Minh trên biển.
- Xây dựng các sự kiện, lễ hội du lịch có liên quan đến các sự kiện văn hóa tại các điểm du lịch trọng điểm, trong đó chú trọng Lễ hội trái cây Tiết Đoan Ngọ, Lễ hội Hoa xuân…
- Nâng chất và đổi mới các sản phẩm du lịch hiện có - Đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch
- Khuyến khích và kêu gọi đầu tư nâng cấp và mở mới các khách sạn cao cấp, nhà hàng tại khu vực thị trấn và các điểm du lịch, phát triển phương tiện vận tải khách các loại có khả năng đáp ứng yêu cầu của từng cỡ đoàn khách, các cửa hàng du lịch bán hàng lưu niệm và đặc sản...
9. Ngân hàng
Phương hướng phát triển tín dụng và ngân hàng đến năm 2020
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn từ nhiều nguồn, trong đó ngoài nguồn vốn huy động từ khu vực 2 và khu vực 3, cần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các khu cụm công nghiệp tích cực huy động thêm nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng, công ty tài chính ngoài địa bàn
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các chi nhánh ngân hàng đến trú đóng trên địa bàn để huy động thêm vốn điều từ các ngân hàng cấp trên
- Tăng cường tín dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc mọi ngành kinh tế, trong đó chú trọng mở rộng tín dụng cho sản xuất công thương nghiệp theo định hướng phát triển, tiến đến tín dụng cho đầu tư kết cấu hạ tầng, bất động sản và khu dân cư, đổi mới công nghệ và máy móc trang bị, nhà ở cho dân và trang bị gia đình.
- Đẩy nhanh tiến độ hiện đại hoá công nghệ và phát triển dịch vụ ngân hàng, tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong nền kinh tế.
Dự kiến nguồn vốn theo giá hiện hành khoảng 559 tỷ đồng năm 2020, tương đương với giá so sánh 1994 là 202 tỷ đồng, tăng 12,4%/năm; trong đó vốn huy
động từ các ngân hàng cấp trên bình quân chiếm 36%
Doanh số cho vay theo giá hiện hành khoảng 1.728 tỷ đồng năm 2020, tương đương với giá so sánh là 625 tỷ đồng tăng 16,4%/năm, trong đó tín dụng trung và dài hạn chiếm 9,1%; tỷ lệ doanh số cho vay/GO khoảng 8,2%
Dư nợ cho vay theo giá hiện hành khoảng 1.236 tỷ đồng năm 2020; tương đương với giá so sánh 447 tỷ đồng, tăng 14,7%/năm. Dư nợ/GDP khoảng 12,4%
Dự báo nêu trên cho thấy ngân hàng ngày càng được chú trọng hỗ trợ và khuyến khích phát triển trên địa bàn và ngày càng lành mạnh hoá nghiệp vụ tín dụng, đồng thời đáp ứng được nhu cầu vốn cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ, cho mọi thành phần kinh tế, nhằm đạt mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra.